Cộng đồng người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn hiện có trên 250 hộ và trên 1.200 nhân khẩu cư trú chủ yếu tại xã Nghĩa Sơn. Với số lượng như vậy, có thể thấy dân tộc Khơ Mú là một trong những dân tộc chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu thành phần các dân tộc ở Yên Bái.
Múa mừng lúa mới của người Khơ Mú xã Nghĩa Sơn - Văn Chấn
Tuy nhiên, người Khơ Mú lại có vốn văn hóa
dân gian rất đa dạng, đặc sắc, độc đáo và luôn được trân trọng gìn giữ nên già,
trẻ, gái, trai người Khơ Mú đều thuộc câu tục ngữ: "Ruôi rít chư
moong/Ruôi khoong chư lôch", nghĩa là: "Bỏ cội nguồn thì dòng tộc lụi
dần/Bỏ đồi nương của cải sẽ tiêu tan".
Từ sự ý thức được những giá trị của văn hóa cội nguồn, trong nhiều năm qua, từ
mỗi người dân đến cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Sơn luôn coi trọng công tác bảo
tồn văn hóa dân gian của cộng đồng người Khơ Mú. Để công việc bảo tồn phát huy
hiệu quả, xã đã động viên người cao tuổi là người dân tộc Khơ Mú rà soát, ghi
chép, phổ biến lại các loại hình văn hóa của dân tộc mình như lễ hội, tín
ngưỡng, dân ca, dân nhạc, dân vũ, chuyện kể dân gian...
Từ sự quan tâm đúng hướng, những người cao
tuổi trong xã, điển hình như nghệ nhân Vì Văn Sang đã rất phấn khởi đứng ra tổ
chức bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc mình và đã sưu tầm, phục dựng lại
được nhiều điệu múa dân gian mô phỏng về loài chim, loài cá mang tính biểu
tượng cho tình yêu nam nữ, múa gieo hạt; khôi phục các bài hát dân ca, nổi bật là
hát "tơm" - lối hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, mừng cơm mới, năm mới,
hát giao duyên; truyền dạy cho lớp trẻ cách đánh các bài chiêng cổ, cách thổi
một số loại pí mà ít người còn biết thổi đó là pí tót; khôi phục các trò chơi
dân gian.
Nhiều câu tục ngữ về đối nhân xử thế, ca
dao về kinh nghiệm sản xuất, truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngôn, sự tích như sự
tích quả bầu tiên sinh ra loài người... đã được ghi chép, kể lại thường xuyên trong
các cuộc hội họp cộng đồng như: đám cưới, ngày hội đại Đoàn kết các dân tộc,
hội xuân, mừng nhà mới...
Đặc biệt, nhiều lễ hội rất đặc trưng của
đồng bào Khơ Mú đã được tỉnh, huyện, xã cùng giúp đỡ phục dựng như: lễ hội cầu
mùa, lễ cầu mưa, lễ rước mẹ lúa. Các lễ hội này mỗi khi được tổ chức tại xã đều
thu hút đông đảo bà con các dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Mường, Dao, Mông... các
xã trong vùng về dự khiến cho không khí lễ hội càng thêm vui tươi,
náo nhiệt.
Trong số các lễ hội ấy, huyện Văn Chấn đã
chọn nghi lễ cầu mưa, nghi lễ cầu mùa và một số trò chơi dân gian tham dự
chương trình vui xuân Quý Tỵ 2013 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phục vụ du
khách trong và ngoài nước tham quan. Các tiết mục tham dự đã được ban tổ chức
khen thưởng, đồng thời, các nhà nghiên cứu và du khách đánh giá rất cao sự đặc
sắc trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn. Cũng
với những tiết mục ấy, tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh Tây
Bắc lần thứ XII năm 2013 tại Hòa Bình, Ban tổ chức Ngày hội đã trao giải A cho
đoàn Yên Bái.
Không chỉ sưu tầm, bảo tồn, phổ biến các
loại hình văn hóa của người Khơ Mú tại địa phương, nghệ nhân Vì Văn Sang và
nhiều người khác cùng chính quyền xã còn rất nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông
tin cho cơ quan văn hóa huyện, tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà nghiên
cứu để làm luận văn thạc sỹ, tiến sỹ dân tộc học, văn học, nghệ thuật, lịch sử
và tuyên truyền, quảng bá cũng như xây dựng các giải pháp, phương án bảo tồn
văn hóa dân gian dân tộc Khơ Mú. Tất cả sự hợp lực từ nhiều phía trong bảo tồn
văn hóa đã trở thành động lực khơi dậy niềm tự hào của người Khơ Mú. Qua đó, họ
càng quyết tâm: "Lược bỏ những hủ tục, phát huy nét đẹp, nét độc đáo, đặc
sắc mang đặc trưng nguồn cội của người Khơ Mú" như lời tâm sự của nghệ
nhân Vì Văn Sang.
4570 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Cộng đồng người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn hiện có trên 250 hộ và trên 1.200 nhân khẩu cư trú chủ yếu tại xã Nghĩa Sơn. Với số lượng như vậy, có thể thấy dân tộc Khơ Mú là một trong những dân tộc chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu thành phần các dân tộc ở Yên Bái.
Tuy nhiên, người Khơ Mú lại có vốn văn hóa
dân gian rất đa dạng, đặc sắc, độc đáo và luôn được trân trọng gìn giữ nên già,
trẻ, gái, trai người Khơ Mú đều thuộc câu tục ngữ: "Ruôi rít chư
moong/Ruôi khoong chư lôch", nghĩa là: "Bỏ cội nguồn thì dòng tộc lụi
dần/Bỏ đồi nương của cải sẽ tiêu tan".
Từ sự ý thức được những giá trị của văn hóa cội nguồn, trong nhiều năm qua, từ
mỗi người dân đến cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Sơn luôn coi trọng công tác bảo
tồn văn hóa dân gian của cộng đồng người Khơ Mú. Để công việc bảo tồn phát huy
hiệu quả, xã đã động viên người cao tuổi là người dân tộc Khơ Mú rà soát, ghi
chép, phổ biến lại các loại hình văn hóa của dân tộc mình như lễ hội, tín
ngưỡng, dân ca, dân nhạc, dân vũ, chuyện kể dân gian...
Từ sự quan tâm đúng hướng, những người cao
tuổi trong xã, điển hình như nghệ nhân Vì Văn Sang đã rất phấn khởi đứng ra tổ
chức bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc mình và đã sưu tầm, phục dựng lại
được nhiều điệu múa dân gian mô phỏng về loài chim, loài cá mang tính biểu
tượng cho tình yêu nam nữ, múa gieo hạt; khôi phục các bài hát dân ca, nổi bật là
hát "tơm" - lối hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, mừng cơm mới, năm mới,
hát giao duyên; truyền dạy cho lớp trẻ cách đánh các bài chiêng cổ, cách thổi
một số loại pí mà ít người còn biết thổi đó là pí tót; khôi phục các trò chơi
dân gian.
Nhiều câu tục ngữ về đối nhân xử thế, ca
dao về kinh nghiệm sản xuất, truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngôn, sự tích như sự
tích quả bầu tiên sinh ra loài người... đã được ghi chép, kể lại thường xuyên trong
các cuộc hội họp cộng đồng như: đám cưới, ngày hội đại Đoàn kết các dân tộc,
hội xuân, mừng nhà mới...
Đặc biệt, nhiều lễ hội rất đặc trưng của
đồng bào Khơ Mú đã được tỉnh, huyện, xã cùng giúp đỡ phục dựng như: lễ hội cầu
mùa, lễ cầu mưa, lễ rước mẹ lúa. Các lễ hội này mỗi khi được tổ chức tại xã đều
thu hút đông đảo bà con các dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Mường, Dao, Mông... các
xã trong vùng về dự khiến cho không khí lễ hội càng thêm vui tươi,
náo nhiệt.
Trong số các lễ hội ấy, huyện Văn Chấn đã
chọn nghi lễ cầu mưa, nghi lễ cầu mùa và một số trò chơi dân gian tham dự
chương trình vui xuân Quý Tỵ 2013 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phục vụ du
khách trong và ngoài nước tham quan. Các tiết mục tham dự đã được ban tổ chức
khen thưởng, đồng thời, các nhà nghiên cứu và du khách đánh giá rất cao sự đặc
sắc trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn. Cũng
với những tiết mục ấy, tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh Tây
Bắc lần thứ XII năm 2013 tại Hòa Bình, Ban tổ chức Ngày hội đã trao giải A cho
đoàn Yên Bái.
Không chỉ sưu tầm, bảo tồn, phổ biến các
loại hình văn hóa của người Khơ Mú tại địa phương, nghệ nhân Vì Văn Sang và
nhiều người khác cùng chính quyền xã còn rất nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông
tin cho cơ quan văn hóa huyện, tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà nghiên
cứu để làm luận văn thạc sỹ, tiến sỹ dân tộc học, văn học, nghệ thuật, lịch sử
và tuyên truyền, quảng bá cũng như xây dựng các giải pháp, phương án bảo tồn
văn hóa dân gian dân tộc Khơ Mú. Tất cả sự hợp lực từ nhiều phía trong bảo tồn
văn hóa đã trở thành động lực khơi dậy niềm tự hào của người Khơ Mú. Qua đó, họ
càng quyết tâm: "Lược bỏ những hủ tục, phát huy nét đẹp, nét độc đáo, đặc
sắc mang đặc trưng nguồn cội của người Khơ Mú" như lời tâm sự của nghệ
nhân Vì Văn Sang.