Thời điểm cuối tháng 12/2014 và những ngày đầu tháng 1/2015, thời tiết diễn biến bất thường là tác nhân cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.
Trẻ em là đối tượng cần được tiêm phòng cúm.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Yên Bái, từ đầu năm 2014 đến hết ngày 31/12/2014, Yên Bái đã có trên 11
nghìn lượt người bị nhiễm cúm. Trong đó, từ cuối tháng 12/2014 đến nay, bình
quân mỗi ngày, có trên 100 ca nhiễm cúm, tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ. Đây là số
liệu các trạm y tế, phòng khám trong toàn tỉnh báo cáo, còn thực tế con số này
cao hơn nhiều bởi những gia đình có người bị cảm cúm nhưng không đưa đến các
điểm y tế nên không có số liệu thống kê.
Bà Phạm Thị Lan ở phường Hồng Hà, thành phố
Yên Bái cho biết: “Tôi cũng bị cúm hơn một tuần nay rồi mà đến hôm nay vẫn chưa
khỏi. Những lần trước bị hai đến ba hôm, tôi tự mua thuốc uống và tra thuốc mũi
là khỏi. Không hiểu lần này bị cúm sao lâu thế, đã vậy còn ho lâu và rát họng
mà không chỉ mình tôi, 2 đứa cháu nhỏ cũng bị”.
Chị Yến ở phường Yên Ninh cho biết: “Cháu
nhà mình bị cúm đến hôm nay là ngày thứ 6 rồi mà vẫn ho, đờm nhiều và chảy nước
mũi. Mình cũng đã chủ động đến quầy thuốc nhờ tư vấn và mua thuốc về cho cháu
uống nhưng đợt này, cháu lâu khỏi quá!”. Cùng chung quan điểm với bà Lan, bà Lê
ở phường Nguyễn Thái Học, chị Nga ở phường Hợp Minh cũng cho rằng, bệnh cảm cúm
đợt này có những diễn biến khá phức tạp, không còn là dạng cúm thông thường, cúm
mùa như các đợt khác mà có phần kháng thuốc và lâu khỏi bệnh.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút gây sốt, nhức đầu,
đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi… Ở một số trường hợp, cúm có triệu chứng buồn
nôn, ói mửa. Sau hai ngày sốt, các triệu chứng có thể bắt đầu giảm. Sau 5 ngày,
các triệu chứng này biến mất. Tuy nhiên, các triệu chứng về đường hô hấp vẫn còn.
Bệnh thường hết hẳn sau 7 đến 10 ngày, một số ít trường hợp nặng gây viêm phổi
cấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số ca nhiễm trùng lan đến thanh quản, khí
quản, phế quản đến xoang, tai giữa, những trường hợp này thường kèm bội nhiễm
vi trùng, những người bệnh tim, phổi có thể bội nhiễm gây viêm phổi. Bệnh cúm
có thể làm nặng thêm các bệnh phổi có sẵn như: suyễn, viêm phế quản mãn, viêm
tai mãn. Bệnh lây truyền do người nhiễm cúm ho hoặc chảy nước mũi bắn các giọt
nước nhỏ chứa vi rút vào không khí.
Thạc sĩ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Dịch cúm thường xảy ra vào mùa mưa lạnh
và lan nhanh. Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn. Có 2 loại vi rút
chính là vi rút cúm A và vi rút cúm B. Cả 2 loại này có thể thay đổi để tạo ra
các dòng mới do đó bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm lại. Các loại vi rút gây ra triệu
chứng khởi đầu như: lạnh run, sốt, nhức đầu, ho và mệt… Thông thường, vi rút
cúm A gây suy nhược nhiều hơn loại vi rút cúm B. Tuy nhiên, hiện nay, do diễn
biến thất thường của thời tiết, vi rút, vi khuẩn cũng có những biến chứng nguy
hiểm từ thể này sang thể khác rất khó kiểm soát. Những trường hợp sốt lâu và có
biểu hiện khác phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để bác sỹ kiểm tra”.
Ngoài ra, muốn phòng bệnh cúm, mọi người
nên đi tiêm phòng. Hiệu quả của việc phòng cúm bằng vắc xin đã được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo
người dân cần tiêm phòng trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người
già và những người có bệnh mãn tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng
vắc xin đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử
vong do cúm đến 70% - 80%. Ngay cả người khỏe mạnh, việc tiêm phòng cúm làm
giảm 70% - 90% nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin tiêm phòng cúm đã có mặt trên thế giới
hơn 60 năm và được chứng minh rất an toàn. Vi rút cúm luôn luôn thay đổi, vì
vậy hàng năm, mạng lưới giám sát về bệnh cúm của Tổ chức Y tế Thế giới (bao gồm
112 trung tâm trên 83 quốc gia) sẽ báo cáo về các chủng vi rút mới và sẽ quyết
định chọn ra 3 chủng vi rút cúm nguy hiểm nhất. Từ đó, các nhà sản xuất vắc xin
sẽ dựa vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới để sản xuất vắc xin cho mỗi năm.
4453 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thời điểm cuối tháng 12/2014 và những ngày đầu tháng 1/2015, thời tiết diễn biến bất thường là tác nhân cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Yên Bái, từ đầu năm 2014 đến hết ngày 31/12/2014, Yên Bái đã có trên 11
nghìn lượt người bị nhiễm cúm. Trong đó, từ cuối tháng 12/2014 đến nay, bình
quân mỗi ngày, có trên 100 ca nhiễm cúm, tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ. Đây là số
liệu các trạm y tế, phòng khám trong toàn tỉnh báo cáo, còn thực tế con số này
cao hơn nhiều bởi những gia đình có người bị cảm cúm nhưng không đưa đến các
điểm y tế nên không có số liệu thống kê.
Bà Phạm Thị Lan ở phường Hồng Hà, thành phố
Yên Bái cho biết: “Tôi cũng bị cúm hơn một tuần nay rồi mà đến hôm nay vẫn chưa
khỏi. Những lần trước bị hai đến ba hôm, tôi tự mua thuốc uống và tra thuốc mũi
là khỏi. Không hiểu lần này bị cúm sao lâu thế, đã vậy còn ho lâu và rát họng
mà không chỉ mình tôi, 2 đứa cháu nhỏ cũng bị”.
Chị Yến ở phường Yên Ninh cho biết: “Cháu
nhà mình bị cúm đến hôm nay là ngày thứ 6 rồi mà vẫn ho, đờm nhiều và chảy nước
mũi. Mình cũng đã chủ động đến quầy thuốc nhờ tư vấn và mua thuốc về cho cháu
uống nhưng đợt này, cháu lâu khỏi quá!”. Cùng chung quan điểm với bà Lan, bà Lê
ở phường Nguyễn Thái Học, chị Nga ở phường Hợp Minh cũng cho rằng, bệnh cảm cúm
đợt này có những diễn biến khá phức tạp, không còn là dạng cúm thông thường, cúm
mùa như các đợt khác mà có phần kháng thuốc và lâu khỏi bệnh.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút gây sốt, nhức đầu,
đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi… Ở một số trường hợp, cúm có triệu chứng buồn
nôn, ói mửa. Sau hai ngày sốt, các triệu chứng có thể bắt đầu giảm. Sau 5 ngày,
các triệu chứng này biến mất. Tuy nhiên, các triệu chứng về đường hô hấp vẫn còn.
Bệnh thường hết hẳn sau 7 đến 10 ngày, một số ít trường hợp nặng gây viêm phổi
cấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số ca nhiễm trùng lan đến thanh quản, khí
quản, phế quản đến xoang, tai giữa, những trường hợp này thường kèm bội nhiễm
vi trùng, những người bệnh tim, phổi có thể bội nhiễm gây viêm phổi. Bệnh cúm
có thể làm nặng thêm các bệnh phổi có sẵn như: suyễn, viêm phế quản mãn, viêm
tai mãn. Bệnh lây truyền do người nhiễm cúm ho hoặc chảy nước mũi bắn các giọt
nước nhỏ chứa vi rút vào không khí.
Thạc sĩ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Dịch cúm thường xảy ra vào mùa mưa lạnh
và lan nhanh. Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn. Có 2 loại vi rút
chính là vi rút cúm A và vi rút cúm B. Cả 2 loại này có thể thay đổi để tạo ra
các dòng mới do đó bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm lại. Các loại vi rút gây ra triệu
chứng khởi đầu như: lạnh run, sốt, nhức đầu, ho và mệt… Thông thường, vi rút
cúm A gây suy nhược nhiều hơn loại vi rút cúm B. Tuy nhiên, hiện nay, do diễn
biến thất thường của thời tiết, vi rút, vi khuẩn cũng có những biến chứng nguy
hiểm từ thể này sang thể khác rất khó kiểm soát. Những trường hợp sốt lâu và có
biểu hiện khác phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để bác sỹ kiểm tra”.
Ngoài ra, muốn phòng bệnh cúm, mọi người
nên đi tiêm phòng. Hiệu quả của việc phòng cúm bằng vắc xin đã được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo
người dân cần tiêm phòng trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người
già và những người có bệnh mãn tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng
vắc xin đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử
vong do cúm đến 70% - 80%. Ngay cả người khỏe mạnh, việc tiêm phòng cúm làm
giảm 70% - 90% nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin tiêm phòng cúm đã có mặt trên thế giới
hơn 60 năm và được chứng minh rất an toàn. Vi rút cúm luôn luôn thay đổi, vì
vậy hàng năm, mạng lưới giám sát về bệnh cúm của Tổ chức Y tế Thế giới (bao gồm
112 trung tâm trên 83 quốc gia) sẽ báo cáo về các chủng vi rút mới và sẽ quyết
định chọn ra 3 chủng vi rút cúm nguy hiểm nhất. Từ đó, các nhà sản xuất vắc xin
sẽ dựa vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới để sản xuất vắc xin cho mỗi năm.