Tăng cường tuần tra, kiểm soát; duy trì trạm cân tải trọng lưu động 24h/ngày, giám sát việc bốc dỡ hàng hóa ngay từ bến bãi… những cách làm quyết liệt, đồng bộ đó trong kiểm soát tải trọng xe đã khiến cho các vi phạm chở quá tải giảm hẳn. Từ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được bảo đảm, kết cấu hạ tầng của hệ thống đường giao thông được bảo vệ, thông suốt.
Kiểm tra tải trọng xe lưu động trên quốc lộ 70, địa phận huyện Yên Bình.
Trước những diễn biến phức tạp của tình
hình TTATGT, đặc biệt là tình trạng xe chở quá tải trọng gây hư hỏng nhiều
tuyến đường, kéo theo đó là nguy cơ mất ATGT, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành,
địa phương triển khai nhiều giải pháp để siết chặt hoạt động vận tải, nhất là
tình trạng xe chở quá tải trọng. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành các văn bản về kiểm
soát tải trọng phương tiện, quyết định thành lập trạm cân, qui chế phối hợp chỉ
đạo điều hành trạm cân… Trên cơ sở đó, một trong những giải pháp được các lực
lượng chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt là duy trì trạm cân kiểm tra tải
trọng lưu động trên tuyến quốc lộ 70.
Theo ông Nguyễn Quang Bình -Phó Chánh thanh
tra giao thông (Sở Giao thông Vận tải), mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết
nắng nóng, mưa gió kéo dài, nhân lực, kinh phí phục vụ cho hoạt động trạm cân
thiếu; cùng với đó là thái độ chống đối, không hợp tác của nhiều lái xe, như: lái
xe chờ trời mưa vượt trạm, né trạm, san tải, cò dẫn đường đi vào đường cấm và
các tuyến đường đô thị gây hư hỏng và bức xúc trong nhân dân... song dưới sự
chỉ đạo sát sao của tỉnh, Ban ATGT và lãnh đạo 2 ngành giao thông vận tải và
công an, trạm cân đã duy trì hoạt động 24h/ngày. Cụ thể, từ 1/4 - 15/12/2014,
lực lượng liên ngành đã cân 6.227 xe, phát hiện 563 xe vi phạm, xử phạt gần 2,6
tỷ đồng. Ngoài ra, hai lực lượng đã sử dụng bộ cân xách tay lưu động kiểm tra
một số phương tiện trốn tránh trạm cân, qua đó đã kiểm tra 430 lượt xe, phát
hiện 36 xe vi phạm.
Không dừng lại ở đó, hoạt động kiểm soát
tải trọng phương tiện còn được triển khai khép kín tại nhiều tuyến đường thành
thị và các tuyến đường trọng điểm; trong đó phải kể đến các hoạt động phân luồng,
kiểm soát xe tải nặng, cấm xe 3 trục trở lên đi vào thành phố Yên Bái và trung
tâm các huyện Trấn Yên, Văn Yên (thuộc tỉnh lộ 163)…
Ông Mai Văn Bộ - Chánh Thanh tra giao thông
cho biết: "Thời gian qua, ngành đã phối hợp với công an huyện Văn Chấn
thành lập tổ tuần tra kiểm soát liên ngành để siết chặt hoạt động chở quá tải
trên các tuyến tỉnh lộ 172 (Hợp Minh - Mỵ), tỉnh lộ 173 (Đại Lịch - Minh An).
Bên cạnh đó, tại nút giao IC 14 giữa đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tỉnh lộ
166 (Yên Bái - Khe Sang), ngành giao thông vận tải cùng với lực lượng công an
tỉnh, công an Văn Yên thành lập tổ kiểm tra tải trọng xe".
Lực lượng cảnh sát giao thông Văn
Yên kiểm tra phương tiện xe tải trên tỉnh lộ 163.
Cùng với việc duy trì hoạt động trạm cân,
tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường, Yên Bái cũng đã có nhiều
giải pháp quyết liệt kiểm soát tải trọng ngay từ "gốc". Theo đó, từ
tháng 10 trở lại đây, các địa phương đồng loạt tiến hành rà soát các điểm mỏ,
nhà máy sản xuất, cung ứng vật liệu để tuyên truyền, ký cam kết chở đúng tải
trọng ngay tại nơi xếp hàng; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc bốc dỡ,
vận chuyển và có biện pháp xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.
Đặc biệt, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị cho
các doanh nghiệp vận tải ký cam kết không chở quá tải trọng. Song song với đó,
tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên có mặt tại các bến bãi,
xưởng sản xuất để giám sát việc bốc dỡ hàng lên các phương tiện; tiến hành rà
soát, kiểm tra thực địa và xác định các vị trí đặt trạm cân kiểm tra tải trọng phương
tiện tại các tuyến đường gần với các nhà máy sản xuất, các điểm mỏ; kiểm
tra, xử lý vi phạm về kích thước thùng xe, siết chặt công tác kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. Những phương tiện tự cải tạo đều
không được đăng kiểm và không được lưu hành.
Với những giải pháp quyết liệt từ
"gốc" đến "ngọn", hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện
đã được triển khai đồng bộ trên nhiều phương diện đến tất cả các khu vực, tuyến
đường trọng điểm. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ nét trong
công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Minh chứng là tại nhiều tuyến đường
từ quốc lộ, tỉnh lộ đến các tuyến đường liên xã trước đây tình trạng xe quá tải
đi công khai, phổ biến, thách thức dư luận, thì nay, nhiều lái xe, chủ xe, chủ
hàng, doanh nghiệp vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn… Cũng từ đó, tình hình
TTATGT được đảm bảo, kết cấu hạ tầng giao thông được bảo vệ, thông suốt.
5900 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Tăng cường tuần tra, kiểm soát; duy trì trạm cân tải trọng lưu động 24h/ngày, giám sát việc bốc dỡ hàng hóa ngay từ bến bãi… những cách làm quyết liệt, đồng bộ đó trong kiểm soát tải trọng xe đã khiến cho các vi phạm chở quá tải giảm hẳn. Từ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được bảo đảm, kết cấu hạ tầng của hệ thống đường giao thông được bảo vệ, thông suốt.
.ExternalClassFEA9400C532341DF97F1585963700A17 .shape {
}
Trước những diễn biến phức tạp của tình
hình TTATGT, đặc biệt là tình trạng xe chở quá tải trọng gây hư hỏng nhiều
tuyến đường, kéo theo đó là nguy cơ mất ATGT, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành,
địa phương triển khai nhiều giải pháp để siết chặt hoạt động vận tải, nhất là
tình trạng xe chở quá tải trọng. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành các văn bản về kiểm
soát tải trọng phương tiện, quyết định thành lập trạm cân, qui chế phối hợp chỉ
đạo điều hành trạm cân… Trên cơ sở đó, một trong những giải pháp được các lực
lượng chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt là duy trì trạm cân kiểm tra tải
trọng lưu động trên tuyến quốc lộ 70.
Theo ông Nguyễn Quang Bình -Phó Chánh thanh
tra giao thông (Sở Giao thông Vận tải), mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết
nắng nóng, mưa gió kéo dài, nhân lực, kinh phí phục vụ cho hoạt động trạm cân
thiếu; cùng với đó là thái độ chống đối, không hợp tác của nhiều lái xe, như: lái
xe chờ trời mưa vượt trạm, né trạm, san tải, cò dẫn đường đi vào đường cấm và
các tuyến đường đô thị gây hư hỏng và bức xúc trong nhân dân... song dưới sự
chỉ đạo sát sao của tỉnh, Ban ATGT và lãnh đạo 2 ngành giao thông vận tải và
công an, trạm cân đã duy trì hoạt động 24h/ngày. Cụ thể, từ 1/4 - 15/12/2014,
lực lượng liên ngành đã cân 6.227 xe, phát hiện 563 xe vi phạm, xử phạt gần 2,6
tỷ đồng. Ngoài ra, hai lực lượng đã sử dụng bộ cân xách tay lưu động kiểm tra
một số phương tiện trốn tránh trạm cân, qua đó đã kiểm tra 430 lượt xe, phát
hiện 36 xe vi phạm.
Không dừng lại ở đó, hoạt động kiểm soát
tải trọng phương tiện còn được triển khai khép kín tại nhiều tuyến đường thành
thị và các tuyến đường trọng điểm; trong đó phải kể đến các hoạt động phân luồng,
kiểm soát xe tải nặng, cấm xe 3 trục trở lên đi vào thành phố Yên Bái và trung
tâm các huyện Trấn Yên, Văn Yên (thuộc tỉnh lộ 163)…
Ông Mai Văn Bộ - Chánh Thanh tra giao thông
cho biết: "Thời gian qua, ngành đã phối hợp với công an huyện Văn Chấn
thành lập tổ tuần tra kiểm soát liên ngành để siết chặt hoạt động chở quá tải
trên các tuyến tỉnh lộ 172 (Hợp Minh - Mỵ), tỉnh lộ 173 (Đại Lịch - Minh An).
Bên cạnh đó, tại nút giao IC 14 giữa đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tỉnh lộ
166 (Yên Bái - Khe Sang), ngành giao thông vận tải cùng với lực lượng công an
tỉnh, công an Văn Yên thành lập tổ kiểm tra tải trọng xe".
Lực lượng cảnh sát giao thông Văn
Yên kiểm tra phương tiện xe tải trên tỉnh lộ 163.
Cùng với việc duy trì hoạt động trạm cân,
tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường, Yên Bái cũng đã có nhiều
giải pháp quyết liệt kiểm soát tải trọng ngay từ "gốc". Theo đó, từ
tháng 10 trở lại đây, các địa phương đồng loạt tiến hành rà soát các điểm mỏ,
nhà máy sản xuất, cung ứng vật liệu để tuyên truyền, ký cam kết chở đúng tải
trọng ngay tại nơi xếp hàng; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc bốc dỡ,
vận chuyển và có biện pháp xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.
Đặc biệt, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị cho
các doanh nghiệp vận tải ký cam kết không chở quá tải trọng. Song song với đó,
tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên có mặt tại các bến bãi,
xưởng sản xuất để giám sát việc bốc dỡ hàng lên các phương tiện; tiến hành rà
soát, kiểm tra thực địa và xác định các vị trí đặt trạm cân kiểm tra tải trọng phương
tiện tại các tuyến đường gần với các nhà máy sản xuất, các điểm mỏ; kiểm
tra, xử lý vi phạm về kích thước thùng xe, siết chặt công tác kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. Những phương tiện tự cải tạo đều
không được đăng kiểm và không được lưu hành.
Với những giải pháp quyết liệt từ
"gốc" đến "ngọn", hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện
đã được triển khai đồng bộ trên nhiều phương diện đến tất cả các khu vực, tuyến
đường trọng điểm. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ nét trong
công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Minh chứng là tại nhiều tuyến đường
từ quốc lộ, tỉnh lộ đến các tuyến đường liên xã trước đây tình trạng xe quá tải
đi công khai, phổ biến, thách thức dư luận, thì nay, nhiều lái xe, chủ xe, chủ
hàng, doanh nghiệp vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn… Cũng từ đó, tình hình
TTATGT được đảm bảo, kết cấu hạ tầng giao thông được bảo vệ, thông suốt.