CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca. Trong thời gian tới, huyện Trấn Yên triển khai xây dựng đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để từ đó không chỉ giúp người nông dân từng bước làm giàu mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Trấn Yên xây dựng đề án phát triển vùng trồng cây ăn quả
Gia đình ông Lê
Minh Hiến ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh đã bắt đầu trồng cam sành từ đầu những
năm 2000. Nhận thấy đất đai, khí
hậu tại địa phương phù hợp với cây ăn quả có múi nên từ năm 2005 gia đình ông
đã quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích chè già cỗi để tập trung trồng các loại cây
ăn quả có múi như cam sành, cam đường canh và quýt sen. Mỗi năm gia đình ông lại
tiếp tục mở rộng diện tích và trồng thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế
khác. Đến nay, diện tích cây ăn quả của gia đình anh đã có trên 3ha đang cho
thu hoạch các loại như cam, quýt sen, bưởi diễn và chanh tứ thời, sản phẩm đến thời
kỳ thu hoạch đều được tư thương đến tận nhà thu mua. Trừ hết chi phí đầu tư
chăm sóc thì hàng năm diện tích cây ăn quả đem lại thu nhập cho gia đình trung
bình từ 300 đến 400 triệu đồng/năm. Ông
Lê Minh Hiến chia sẻ: “Gia đình tôi thấy trên vùng đất này không loại cây trồng
gì đem lại hiệu quả kinh tế bằng các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi. Do
đó, gia đình tôi chuyển đổi các diện tích trồng chè, keo, bồ đề sang trồng cây
ăn quả. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch thì thương lái ở thành phố Yên Bái và ở
Hà Nội đến thu mua tận vườn”.
Thấy
được hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả có múi tại địa phương,
hiện nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hưng Thịnh đang tích cực chuyển đổi các
diện tích đất đồi rừng trồng chè và các loại cây nguyên liệu giấy như keo, bồ
đề có hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng cây ăn quả. Gia đình anh Phạm
Văn Túy ở thôn Yên Bình cũng đã chuyển đổi trên 6.000 m2 đất chè
sang trồng cam sành, cam đường canh và bưởi Diễn.
Trong
những năm gần đây, chính quyền và nhân dân xã Hưng Thịnh đã xác định các loại
cây ăn quả có múi là loại cây trồng có khả năng đem lại thu nhập cao, giúp nhân
dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Vì vậy, hàng trăm hộ dân trong xã đã tích
cực trồng mới và cải tạo thay thế các diện tích cây ăn quả già cỗi bằng các
giống cây ăn quả chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: cam
đường canh, cam sành không hạt, quýt sen, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, chanh tứ
thời… Đến hết năm 2014, tổng diện tích cây ăn quả có múi của xã có trên 50 ha,
trong đó 35 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch, còn lại là 16 ha được trồng
mới. Diện tích cây ăn quả của xã hiện được trồng tập trung nhiều ở các thôn Yên
Bình, Trực Chính, Trực Khang, Yên Phú. Sản lượng thu hoạch ước đạt gần 1000
tấn, thu nhập ước đạt trên 14 tỷ đồng. Bà
Vũ Thị Hằng Nga – Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh cho biết: “Cây ăn quả có múi đã
khẳng định được hiệu quả kinh tế đối với nhân dân địa phương, đã giúp cho nhiều
hộ dân xóa đói giảm nghèo, một số hộ có thu nhập vài trăm triệu đồng đã trở nên
khá giàu. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động,
khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích, đa dạng thêm một số loại cây ăn quả
chất lượng cao để nâng cao thu nhập”.
Cây ăn quả có
múi bắt đầu được đưa vào dải dác ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Trấn
Yên từ nhiều năm nay. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 400 ha cây ăn quả các
loại, trong đó có khoảng 100 ha cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu ở các xã
như Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh. Tuy nhiên hiện nay thực trạng
sản xuất kinh doanh cây ăn quả có múi tại các xã vẫn còn manh mún, đầu tư thâm
canh thấp, năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa cao. Trình độ thâm
canh của nhân dân còn hạn chế, các xã chưa quy hoạch được vùng phát triển, hạ
tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng
thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu sẵn có. Chính vì vậy, để phát triển
vùng cây ăn quả có múi, trong thời gian tới huyện Trấn Yên chỉ đạo các ngành
chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, trong đó tập trung vào tập
huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân các địa
phương.
Theo kế hoạch,
trong thời gian tới huyện Trấn Yên sẽ xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển
vùng cây ăn quả có múi tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như
Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Việt Hồng. Trên cơ sở đó, huyện
cũng xây dựng kế hoạch đưa ra các giải pháp như xây dựng cơ chế chính sách
khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây có múi an toàn, khuyến khích
việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường để tạo đầu ra ổn định
cho diện tích cây có múi của huyện. Bên cạnh đó, tiếp tục bổ sung những giống
cây ăn quả có múi mới có chất lượng cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời tăng
cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành nhóm hội trong
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Anh
Nguyễn Tiến Triển – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Trấn Yên cho biết thêm:
“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án phát
triển vùng cây ăn quả tại một số xã, qua đó từng bước hình thành vùng chuyên
canh hàng hóa. Đồng thời tạo ra các mối liên kết sản xuất trong nhóm hộ với các
doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm, còn trước mắt sẽ tập trung vào công
tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây ăn
quả tới các hộ dân”.
Sản xuất cây ăn quả
nói chung và cây có múi nói riêng là hướng đi mà huyện Trấn Yên xác định có tầm
quan trọng trong phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn giai đoạn mới. Qua
đây, vừa hình thành thêm các vùng sản xuất hàng hóa, vừa tạo công ăn việc làm
nhằm thu hút được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
4389 lượt xem
Thanh Tiến - Đài TTTH Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca. Trong thời gian tới, huyện Trấn Yên triển khai xây dựng đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để từ đó không chỉ giúp người nông dân từng bước làm giàu mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Gia đình ông Lê
Minh Hiến ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh đã bắt đầu trồng cam sành từ đầu những
năm 2000. Nhận thấy đất đai, khí
hậu tại địa phương phù hợp với cây ăn quả có múi nên từ năm 2005 gia đình ông
đã quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích chè già cỗi để tập trung trồng các loại cây
ăn quả có múi như cam sành, cam đường canh và quýt sen. Mỗi năm gia đình ông lại
tiếp tục mở rộng diện tích và trồng thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế
khác. Đến nay, diện tích cây ăn quả của gia đình anh đã có trên 3ha đang cho
thu hoạch các loại như cam, quýt sen, bưởi diễn và chanh tứ thời, sản phẩm đến thời
kỳ thu hoạch đều được tư thương đến tận nhà thu mua. Trừ hết chi phí đầu tư
chăm sóc thì hàng năm diện tích cây ăn quả đem lại thu nhập cho gia đình trung
bình từ 300 đến 400 triệu đồng/năm. Ông
Lê Minh Hiến chia sẻ: “Gia đình tôi thấy trên vùng đất này không loại cây trồng
gì đem lại hiệu quả kinh tế bằng các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi. Do
đó, gia đình tôi chuyển đổi các diện tích trồng chè, keo, bồ đề sang trồng cây
ăn quả. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch thì thương lái ở thành phố Yên Bái và ở
Hà Nội đến thu mua tận vườn”.
Thấy
được hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả có múi tại địa phương,
hiện nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hưng Thịnh đang tích cực chuyển đổi các
diện tích đất đồi rừng trồng chè và các loại cây nguyên liệu giấy như keo, bồ
đề có hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng cây ăn quả. Gia đình anh Phạm
Văn Túy ở thôn Yên Bình cũng đã chuyển đổi trên 6.000 m2 đất chè
sang trồng cam sành, cam đường canh và bưởi Diễn.
Trong
những năm gần đây, chính quyền và nhân dân xã Hưng Thịnh đã xác định các loại
cây ăn quả có múi là loại cây trồng có khả năng đem lại thu nhập cao, giúp nhân
dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Vì vậy, hàng trăm hộ dân trong xã đã tích
cực trồng mới và cải tạo thay thế các diện tích cây ăn quả già cỗi bằng các
giống cây ăn quả chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: cam
đường canh, cam sành không hạt, quýt sen, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, chanh tứ
thời… Đến hết năm 2014, tổng diện tích cây ăn quả có múi của xã có trên 50 ha,
trong đó 35 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch, còn lại là 16 ha được trồng
mới. Diện tích cây ăn quả của xã hiện được trồng tập trung nhiều ở các thôn Yên
Bình, Trực Chính, Trực Khang, Yên Phú. Sản lượng thu hoạch ước đạt gần 1000
tấn, thu nhập ước đạt trên 14 tỷ đồng. Bà
Vũ Thị Hằng Nga – Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh cho biết: “Cây ăn quả có múi đã
khẳng định được hiệu quả kinh tế đối với nhân dân địa phương, đã giúp cho nhiều
hộ dân xóa đói giảm nghèo, một số hộ có thu nhập vài trăm triệu đồng đã trở nên
khá giàu. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động,
khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích, đa dạng thêm một số loại cây ăn quả
chất lượng cao để nâng cao thu nhập”.
Cây ăn quả có
múi bắt đầu được đưa vào dải dác ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Trấn
Yên từ nhiều năm nay. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 400 ha cây ăn quả các
loại, trong đó có khoảng 100 ha cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu ở các xã
như Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh. Tuy nhiên hiện nay thực trạng
sản xuất kinh doanh cây ăn quả có múi tại các xã vẫn còn manh mún, đầu tư thâm
canh thấp, năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa cao. Trình độ thâm
canh của nhân dân còn hạn chế, các xã chưa quy hoạch được vùng phát triển, hạ
tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng
thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu sẵn có. Chính vì vậy, để phát triển
vùng cây ăn quả có múi, trong thời gian tới huyện Trấn Yên chỉ đạo các ngành
chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, trong đó tập trung vào tập
huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân các địa
phương.
Theo kế hoạch,
trong thời gian tới huyện Trấn Yên sẽ xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển
vùng cây ăn quả có múi tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như
Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Việt Hồng. Trên cơ sở đó, huyện
cũng xây dựng kế hoạch đưa ra các giải pháp như xây dựng cơ chế chính sách
khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây có múi an toàn, khuyến khích
việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường để tạo đầu ra ổn định
cho diện tích cây có múi của huyện. Bên cạnh đó, tiếp tục bổ sung những giống
cây ăn quả có múi mới có chất lượng cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời tăng
cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành nhóm hội trong
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Anh
Nguyễn Tiến Triển – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Trấn Yên cho biết thêm:
“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án phát
triển vùng cây ăn quả tại một số xã, qua đó từng bước hình thành vùng chuyên
canh hàng hóa. Đồng thời tạo ra các mối liên kết sản xuất trong nhóm hộ với các
doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm, còn trước mắt sẽ tập trung vào công
tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây ăn
quả tới các hộ dân”.
Sản xuất cây ăn quả
nói chung và cây có múi nói riêng là hướng đi mà huyện Trấn Yên xác định có tầm
quan trọng trong phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn giai đoạn mới. Qua
đây, vừa hình thành thêm các vùng sản xuất hàng hóa, vừa tạo công ăn việc làm
nhằm thu hút được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.