Năm 2014, cùng với thắng lợi toàn diện của ngành nông nghiệp, chăn nuôi được đánh giá là một năm thắng lợi với tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt 622.013 con, tăng 5,6 % so với cùng kỳ.
Trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên.
Để đạt được kết quả trên phải kể đến chính
sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa đã tạo "đòn bẩy" cho ngành
nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Trong năm 2014, tỉnh đã
hỗ trợ cho 140 cơ sở, trong đó 59 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, 48 cơ sở chăn nuôi
lợn nái và 33 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Tiếp tục thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn
nuôi trâu bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái,
giai đoạn 2013 - 2016, đến nay, toàn tỉnh đã có 189 hộ đủ tiêu chuẩn tham gia
với kinh phí hỗ trợ trên 4.177 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ mua trâu, bò sinh
sản: 3.730 triệu đồng, hỗ trợ làm chuồng: 373 triệu đồng, hỗ trợ trồng cỏ (hoặc
làm cây rơm) 74,6 triệu đồng.
Ngoài các chương trình dự án hỗ trợ của
tỉnh còn có các chương trình hỗ trợ từ các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp…
cũng đã góp phần tăng nhanh tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm
Giống vật nuôi tỉnh đã phát huy vai trò của mình trong công tác phát triển đàn
gia súc, với việc thụ tinh được 1.950 con bò cái sinh sản, tăng 345 con so với năm
2013; thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu bằng giống Murrah thuần cho 292 con trâu
cái. Trung tâm đã xây dựng được 22 điểm truyền tinh nhân tạo lợn trong nông hộ
tại các vùng chăn nuôi hàng hóa hoạt động tốt. Từ đầu năm đến nay, các điểm
trên đã cung ứng tinh và phối được trên 23.000 liều tinh cho lợn nái, tỷ lệ
phối đạt lần đầu trên 90%.
Đàn gia súc phát triển ổn định nhờ sự chỉ
đạo quyết liệt trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Từ đầu năm
tới nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định. Các
bệnh thông thường như: tụ huyết trùng trâu, bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả
lợn… đã xuất hiện nhưng với số lượng nhỏ, được điều trị kịp thời; dịch cúm gia cầm,
dịch tai xanh ở lợn không xuất hiện; dịch lở mồm long móng xuất hiện ở hai địa
phương nhưng được khống chế, không lây lan ra diện rộng. Kết quả này chính là
nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cùng với
nhận thức của người dân ngày được nâng cao. Đặc biệt, thời gian qua, ngành thú
y đã tích cực chủ động phòng, chống dịch bệnh, làm tốt công tác tiêu độc khử
trùng và tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Trong năm, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai
kế hoạch tiêm phòng tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Năm 2014, toàn tỉnh
đã tiêm 724.604 liều vắc xin các loại, trong đó: tiêm phòng tụ huyết trùng trâu
bò 128.700 liều; tụ huyết trùng lợn 143.311 liều; dịch tả lợn 156.693 liều; tiêm
phòng lở mồm long móng 136.365 liều. Cùng với các chương trình, dự án hỗ trợ,
thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh thì ý thức của người
dân trong chăn nuôi đã được nâng cao, nhất là đồng bào dân tộc Mông ở hai huyện
vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã có ý thức bảo vệ đàn gia súc của gia đình
trong mùa đông nên số lượng gia súc chết do đói rét đã giảm mạnh so với những
năm trước.
Ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Các chính sách hỗ trợ phát triển
chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất, tạo bước đột phá cho phát
triển chăn nuôi của tỉnh, đồng thời bước đầu hình thành các cơ sở chăn nuôi có
quy mô lớn, tập trung, mang tính chất hàng hóa tại các địa phương. Các cơ sở chăn
nuôi đều tổ chức sản xuất tốt, tuân thủ quy trình phòng, chống dịch bệnh nên
không để xảy ra dịch bệnh lớn cho đàn vật nuôi. Phương thức sản xuất chăn nuôi
của người dân thay đổi đáng kể. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao,
đưa thêm được giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên tổng đàn gia súc tăng cao
so với năm 2013".
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hết năm 2014, tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt
622.013 con, tăng 5,6% so với cùng kỳ, đạt 101,6% so với kế hoạch: đàn trâu
tăng 1,93%, đàn bò tăng 3,24%, đàn lợn tăng 6,55%, đàn gia cầm tăng 5,9% so với
cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính đạt 28.000 tấn. Hiện
nay, sản xuất chăn nuôi của tỉnh có nhiều thuận lợi do thời tiết không biến
động nhiều; dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được khống chế.
Đặc biệt, tại các huyện thị vùng thấp xuất
hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn như: Công ty TNHH Bình An, Trung tâm
Chăn nuôi công nghệ cao thuộc Tổng công ty Hòa Bình Minh và Trung tâm Chăn nuôi
công nghệ cao thuộc Công ty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin… Còn tại các huyện
vùng cao, người dân bước đầu đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
đại gia súc theo hướng hàng hóa.
Ngay từ những ngày đầu năm 2015, giá lợn
hơi đã nhích dần lên 49.000 đến trên 50.000 đồng/kg; giá gà ta hơi 110.000 -
130.000 đồng/kg. Đây là những tín hiệu tốt, đem lại hy vọng năm 2015 ngành chăn
nuôi sẽ phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tổng đàn gia súc
chính tăng lên 630.200 con, trong đó: đàn trâu 100.390 con; đàn bò 19.580 con;
đàn lợn 510.230 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 33.600 tấn, trong
đó: sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc chính là 29.800 tấn.
4158 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2014, cùng với thắng lợi toàn diện của ngành nông nghiệp, chăn nuôi được đánh giá là một năm thắng lợi với tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt 622.013 con, tăng 5,6 % so với cùng kỳ.
Để đạt được kết quả trên phải kể đến chính
sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa đã tạo "đòn bẩy" cho ngành
nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Trong năm 2014, tỉnh đã
hỗ trợ cho 140 cơ sở, trong đó 59 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, 48 cơ sở chăn nuôi
lợn nái và 33 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Tiếp tục thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn
nuôi trâu bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái,
giai đoạn 2013 - 2016, đến nay, toàn tỉnh đã có 189 hộ đủ tiêu chuẩn tham gia
với kinh phí hỗ trợ trên 4.177 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ mua trâu, bò sinh
sản: 3.730 triệu đồng, hỗ trợ làm chuồng: 373 triệu đồng, hỗ trợ trồng cỏ (hoặc
làm cây rơm) 74,6 triệu đồng.
Ngoài các chương trình dự án hỗ trợ của
tỉnh còn có các chương trình hỗ trợ từ các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp…
cũng đã góp phần tăng nhanh tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm
Giống vật nuôi tỉnh đã phát huy vai trò của mình trong công tác phát triển đàn
gia súc, với việc thụ tinh được 1.950 con bò cái sinh sản, tăng 345 con so với năm
2013; thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu bằng giống Murrah thuần cho 292 con trâu
cái. Trung tâm đã xây dựng được 22 điểm truyền tinh nhân tạo lợn trong nông hộ
tại các vùng chăn nuôi hàng hóa hoạt động tốt. Từ đầu năm đến nay, các điểm
trên đã cung ứng tinh và phối được trên 23.000 liều tinh cho lợn nái, tỷ lệ
phối đạt lần đầu trên 90%.
Đàn gia súc phát triển ổn định nhờ sự chỉ
đạo quyết liệt trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Từ đầu năm
tới nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định. Các
bệnh thông thường như: tụ huyết trùng trâu, bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả
lợn… đã xuất hiện nhưng với số lượng nhỏ, được điều trị kịp thời; dịch cúm gia cầm,
dịch tai xanh ở lợn không xuất hiện; dịch lở mồm long móng xuất hiện ở hai địa
phương nhưng được khống chế, không lây lan ra diện rộng. Kết quả này chính là
nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cùng với
nhận thức của người dân ngày được nâng cao. Đặc biệt, thời gian qua, ngành thú
y đã tích cực chủ động phòng, chống dịch bệnh, làm tốt công tác tiêu độc khử
trùng và tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Trong năm, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai
kế hoạch tiêm phòng tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Năm 2014, toàn tỉnh
đã tiêm 724.604 liều vắc xin các loại, trong đó: tiêm phòng tụ huyết trùng trâu
bò 128.700 liều; tụ huyết trùng lợn 143.311 liều; dịch tả lợn 156.693 liều; tiêm
phòng lở mồm long móng 136.365 liều. Cùng với các chương trình, dự án hỗ trợ,
thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh thì ý thức của người
dân trong chăn nuôi đã được nâng cao, nhất là đồng bào dân tộc Mông ở hai huyện
vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã có ý thức bảo vệ đàn gia súc của gia đình
trong mùa đông nên số lượng gia súc chết do đói rét đã giảm mạnh so với những
năm trước.
Ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Các chính sách hỗ trợ phát triển
chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất, tạo bước đột phá cho phát
triển chăn nuôi của tỉnh, đồng thời bước đầu hình thành các cơ sở chăn nuôi có
quy mô lớn, tập trung, mang tính chất hàng hóa tại các địa phương. Các cơ sở chăn
nuôi đều tổ chức sản xuất tốt, tuân thủ quy trình phòng, chống dịch bệnh nên
không để xảy ra dịch bệnh lớn cho đàn vật nuôi. Phương thức sản xuất chăn nuôi
của người dân thay đổi đáng kể. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao,
đưa thêm được giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên tổng đàn gia súc tăng cao
so với năm 2013".
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hết năm 2014, tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt
622.013 con, tăng 5,6% so với cùng kỳ, đạt 101,6% so với kế hoạch: đàn trâu
tăng 1,93%, đàn bò tăng 3,24%, đàn lợn tăng 6,55%, đàn gia cầm tăng 5,9% so với
cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính đạt 28.000 tấn. Hiện
nay, sản xuất chăn nuôi của tỉnh có nhiều thuận lợi do thời tiết không biến
động nhiều; dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được khống chế.
Đặc biệt, tại các huyện thị vùng thấp xuất
hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn như: Công ty TNHH Bình An, Trung tâm
Chăn nuôi công nghệ cao thuộc Tổng công ty Hòa Bình Minh và Trung tâm Chăn nuôi
công nghệ cao thuộc Công ty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin… Còn tại các huyện
vùng cao, người dân bước đầu đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
đại gia súc theo hướng hàng hóa.
Ngay từ những ngày đầu năm 2015, giá lợn
hơi đã nhích dần lên 49.000 đến trên 50.000 đồng/kg; giá gà ta hơi 110.000 -
130.000 đồng/kg. Đây là những tín hiệu tốt, đem lại hy vọng năm 2015 ngành chăn
nuôi sẽ phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tổng đàn gia súc
chính tăng lên 630.200 con, trong đó: đàn trâu 100.390 con; đàn bò 19.580 con;
đàn lợn 510.230 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 33.600 tấn, trong
đó: sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc chính là 29.800 tấn.