Yên Bái thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2014 trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh như: chè, khoáng sản, vật liệu xây dựng… chậm; cắt giảm đầu tư xây dựng cơ bản, không khởi công mới các công trình; giá cả tăng cao… dẫn đến, nhiều doanh nghiệp không phát sinh thuế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác thu ngân sách năm 2014 đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Trung ương và HĐND tỉnh giao.
Đồng chí Tạ Văn Long (người đứng giữa) - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2014.
Tính đến 15 giờ ngày 31/12/2014, tổng thu
ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã đạt 1.370 tỷ đồng (vượt 28,7% so dự
toán Trung ương giao, vượt 18,7% so với dự toán tỉnh giao và tăng 13,2% so với
năm 2013); trong đó, thu nội địa 1.249 tỷ đồng (vượt 27,5% dự toán Trung ương,
vượt 16,7% so với dự toán tỉnh giao, tăng 44 tỷ đồng so với số đã báo cáo HĐND
tỉnh), thu từ thuế phí, thu khác 1.053 tỷ đồng (tăng 22,5% so với dự toán Trung
ương giao, tăng 10,9% so với dự toán tỉnh giao), thu tiền sử dụng đất 196 tỷ
đồng (bằng 163% so với dự toán Trung ương và tỉnh giao), thu từ hoạt động xuất,
nhập khẩu 121,5 tỷ đồng (đạt 142,9% so với dự toán Trung ương và tỉnh giao,
tăng 6,5 tỷ đồng so với số đã báo cáo HĐND tỉnh).
Thu ngân sách khối huyện tính đến 15 giờ
ngày 31/12/2014 đạt 799 tỷ đồng (vượt 17% so với dự toán tỉnh giao), trong đó,
thu cân đối 708 tỷ đồng (tăng 12% dự toán), tiền sử dụng đất 90,8 tỷ đồng (tăng
79% so với dự toán). Tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố đều hoàn thành vượt
mức dự toán tỉnh giao, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đó sớm hoàn thành
dự toán tỉnh giao từ quý III/2014. Mù Cang Chải thu ngân sách đạt 52,6 tỷ đồng
và là huyện có tỷ lệ tăng thu cao nhất so dự toàn tỉnh giao (tăng 106%), huyện
Trạm Tấu 19 tỷ đồng (tăng 77%), tiếp đến huyện Văn Yên 80 tỷ đồng (tăng 36%),
huyện Trấn Yên 57 tỷ đồng (tăng 21%)...
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2014 ước
đạt 7.538 tỷ đồng (bằng 133,4% dự toán tỉnh giao).
Tuy thu ngân sách tiến độ còn chậm nhưng
nhờ thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp điều hành chi ngân sách và nhất
là sự trợ giúp có hiệu quả, kịp thời từ ngân sách Trung ương, Yên Bái đã chủ
động đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách, đặc biệt, bảo đảm đủ
nguồn kinh phí để giải quyết, chi trả kịp thời tiền lương và các chế độ chính sách
cho cán bộ, công chức và các đối tượng chính sách xã hội, nhất là các đối tượng
ở vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo... không để xảy ra tình trạng nợ tiền lương và nợ
chính sách, chế độ.
Ông Vũ Văn Minh - Giám đốc Sở Tài chính cho
biết: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, ngành tài chính đã
có nhiều giải pháp thiết thực như tuyên truyền, vận động, rà soát nguồn thu,
bảo đảm đúng, đủ, nâng mức khoán, đào tạo lại cán bộ, luân chuyển cán bộ gắn
với cải cách thủ tục hành chính. Cơ quan hải quan luôn có sự phát triển và đóng
góp tích cực vào thành tích thu ngân sách chung của toàn tỉnh. Công tác quản lý
thu, chi ngân sách ngày càng được quan tâm, kỷ luật chi tiêu từng bước được
thắt chặt, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng dự phòng ngân
sách, chi sự nghiệp giáo dục, chi an sinh xã hội”.
Năm 2015 còn nhiều khó khăn, thách thức với
Yên Bái, dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh quyết
định 1.500 tỷ đồng, bao gồm: thu nội địa 1.370 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất,
nhập khẩu 130 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc. Do
vậy, các cấp, ngành cần triển khai quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ
những tháng đầu năm; tiếp tục triển khai tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất, kinh doanh, nhất là về các chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm;
tăng cường các giải pháp về quản lý nguồn thu, tập trung vào những nguồn thu
lớn như xi măng, thủy điện, chế biến chè, chế biến lâm sản, khai thác khoáng
sản, thu từ hoạt động giao rừng, cho thuê rừng... tăng cường công tác thanh
tra, hậu kiểm thuế theo hướng trọng tâm, trọng điểm; tích cực xử lý, truy thu
nợ đọng thuế; tích cực phối hợp giữa các cơ quan của hệ thống tài chính với
chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý thuế, để quản lý chặt chẽ
nguồn thu và phấn đấu tăng thu ngân sách.
4216 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Yên Bái thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2014 trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh như: chè, khoáng sản, vật liệu xây dựng… chậm; cắt giảm đầu tư xây dựng cơ bản, không khởi công mới các công trình; giá cả tăng cao… dẫn đến, nhiều doanh nghiệp không phát sinh thuế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác thu ngân sách năm 2014 đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Trung ương và HĐND tỉnh giao.
Tính đến 15 giờ ngày 31/12/2014, tổng thu
ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã đạt 1.370 tỷ đồng (vượt 28,7% so dự
toán Trung ương giao, vượt 18,7% so với dự toán tỉnh giao và tăng 13,2% so với
năm 2013); trong đó, thu nội địa 1.249 tỷ đồng (vượt 27,5% dự toán Trung ương,
vượt 16,7% so với dự toán tỉnh giao, tăng 44 tỷ đồng so với số đã báo cáo HĐND
tỉnh), thu từ thuế phí, thu khác 1.053 tỷ đồng (tăng 22,5% so với dự toán Trung
ương giao, tăng 10,9% so với dự toán tỉnh giao), thu tiền sử dụng đất 196 tỷ
đồng (bằng 163% so với dự toán Trung ương và tỉnh giao), thu từ hoạt động xuất,
nhập khẩu 121,5 tỷ đồng (đạt 142,9% so với dự toán Trung ương và tỉnh giao,
tăng 6,5 tỷ đồng so với số đã báo cáo HĐND tỉnh).
Thu ngân sách khối huyện tính đến 15 giờ
ngày 31/12/2014 đạt 799 tỷ đồng (vượt 17% so với dự toán tỉnh giao), trong đó,
thu cân đối 708 tỷ đồng (tăng 12% dự toán), tiền sử dụng đất 90,8 tỷ đồng (tăng
79% so với dự toán). Tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố đều hoàn thành vượt
mức dự toán tỉnh giao, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đó sớm hoàn thành
dự toán tỉnh giao từ quý III/2014. Mù Cang Chải thu ngân sách đạt 52,6 tỷ đồng
và là huyện có tỷ lệ tăng thu cao nhất so dự toàn tỉnh giao (tăng 106%), huyện
Trạm Tấu 19 tỷ đồng (tăng 77%), tiếp đến huyện Văn Yên 80 tỷ đồng (tăng 36%),
huyện Trấn Yên 57 tỷ đồng (tăng 21%)...
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2014 ước
đạt 7.538 tỷ đồng (bằng 133,4% dự toán tỉnh giao).
Tuy thu ngân sách tiến độ còn chậm nhưng
nhờ thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp điều hành chi ngân sách và nhất
là sự trợ giúp có hiệu quả, kịp thời từ ngân sách Trung ương, Yên Bái đã chủ
động đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách, đặc biệt, bảo đảm đủ
nguồn kinh phí để giải quyết, chi trả kịp thời tiền lương và các chế độ chính sách
cho cán bộ, công chức và các đối tượng chính sách xã hội, nhất là các đối tượng
ở vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo... không để xảy ra tình trạng nợ tiền lương và nợ
chính sách, chế độ.
Ông Vũ Văn Minh - Giám đốc Sở Tài chính cho
biết: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, ngành tài chính đã
có nhiều giải pháp thiết thực như tuyên truyền, vận động, rà soát nguồn thu,
bảo đảm đúng, đủ, nâng mức khoán, đào tạo lại cán bộ, luân chuyển cán bộ gắn
với cải cách thủ tục hành chính. Cơ quan hải quan luôn có sự phát triển và đóng
góp tích cực vào thành tích thu ngân sách chung của toàn tỉnh. Công tác quản lý
thu, chi ngân sách ngày càng được quan tâm, kỷ luật chi tiêu từng bước được
thắt chặt, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng dự phòng ngân
sách, chi sự nghiệp giáo dục, chi an sinh xã hội”.
Năm 2015 còn nhiều khó khăn, thách thức với
Yên Bái, dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh quyết
định 1.500 tỷ đồng, bao gồm: thu nội địa 1.370 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất,
nhập khẩu 130 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc. Do
vậy, các cấp, ngành cần triển khai quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ
những tháng đầu năm; tiếp tục triển khai tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất, kinh doanh, nhất là về các chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm;
tăng cường các giải pháp về quản lý nguồn thu, tập trung vào những nguồn thu
lớn như xi măng, thủy điện, chế biến chè, chế biến lâm sản, khai thác khoáng
sản, thu từ hoạt động giao rừng, cho thuê rừng... tăng cường công tác thanh
tra, hậu kiểm thuế theo hướng trọng tâm, trọng điểm; tích cực xử lý, truy thu
nợ đọng thuế; tích cực phối hợp giữa các cơ quan của hệ thống tài chính với
chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý thuế, để quản lý chặt chẽ
nguồn thu và phấn đấu tăng thu ngân sách.