Đình làng Dọc nằm trong vùng Chiến khu cách mạng, thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng âm lịch và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của lãnh đạo địa phương và các bậc cao niên trên địa bàn xã.
Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, đến đời vua Khải Định (triều Nguyễn), đình được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây thì các đời vua khác cũng có sắc phong cho Đình nhưng do chiến tranh, loạn lạc nên các sắc phong này đã bị mất, bị giặc đốt cháy, nay chỉ còn một bản.
Đình làng Dọc gồm năm gian hai chái, kiến trúc chữ “Đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ - loại kiến trúc tôn giáo; trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào Đình. Đình nhìn ra suối nước trong xanh, có mỏ nước ngầm chảy bốn mùa; tương truyền đó là long mạch của Đình và trên mỏ nước đó là phiến đá lớn nơi còn lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước Đình hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Trái Đình kề dải, đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái.
Ngoài thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, đình làng Dọc còn thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà còn lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khái khẩn ra mảnh đất này.
Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng (gọi là lễ hạ điền) và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch (gọi là lễ hội cầu Thần Nông). Lễ cúng trong các ngày hội gồm bốn mâm cỗ chay và hai mươi bảy mâm cỗ mặn. Riêng lễ tháng Bảy còn có thêm thịt trâu hay thịt dê. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân trong vùng dựng đình lá để tổ chức lễ hội hàng năm. Từ năm 1944, ngôi đình được nhân dân đóng góp, xây dựng lại khang trang như ngày nay với tâm nguyện cầu cho lúa tốt mạ xanh, cầu cho dân an, thịnh vượng, nhà nhà ấm no, hạnh phúc...
Phần lễ Đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín, dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với hội chơi đu, hội còn, hội yến, hội hát đối, hội chọi gà... cùng những điệu xòe, điệu then duyên dáng của các bà, các chị, các thiếu nữ Tày, Kinh.
Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, dù bị chiến tranh tàn phá, lễ hội đình làng Dọc vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây, nó đi vào tiềm thức mỗi người, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm nét tâm linh của đồng bào các dân tộc ở Yên Bái; đồng thời, đó cũng là minh chứng hùng hồn cho sức sống mãnh liệt của đất nước. Đây cũng là dịp để thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Tày, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm và tưởng nhớ tổ tiên, ông cha ta. Lễ hội đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan.
4094 lượt xem
Ban Biên tập
Đình làng Dọc nằm trong vùng Chiến khu cách mạng, thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng âm lịch và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, đến đời vua Khải Định (triều Nguyễn), đình được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây thì các đời vua khác cũng có sắc phong cho Đình nhưng do chiến tranh, loạn lạc nên các sắc phong này đã bị mất, bị giặc đốt cháy, nay chỉ còn một bản.
Đình làng Dọc gồm năm gian hai chái, kiến trúc chữ “Đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ - loại kiến trúc tôn giáo; trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào Đình. Đình nhìn ra suối nước trong xanh, có mỏ nước ngầm chảy bốn mùa; tương truyền đó là long mạch của Đình và trên mỏ nước đó là phiến đá lớn nơi còn lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước Đình hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Trái Đình kề dải, đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái.
Ngoài thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, đình làng Dọc còn thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà còn lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khái khẩn ra mảnh đất này.
Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng (gọi là lễ hạ điền) và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch (gọi là lễ hội cầu Thần Nông). Lễ cúng trong các ngày hội gồm bốn mâm cỗ chay và hai mươi bảy mâm cỗ mặn. Riêng lễ tháng Bảy còn có thêm thịt trâu hay thịt dê. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân trong vùng dựng đình lá để tổ chức lễ hội hàng năm. Từ năm 1944, ngôi đình được nhân dân đóng góp, xây dựng lại khang trang như ngày nay với tâm nguyện cầu cho lúa tốt mạ xanh, cầu cho dân an, thịnh vượng, nhà nhà ấm no, hạnh phúc...
Phần lễ Đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín, dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với hội chơi đu, hội còn, hội yến, hội hát đối, hội chọi gà... cùng những điệu xòe, điệu then duyên dáng của các bà, các chị, các thiếu nữ Tày, Kinh.
Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, dù bị chiến tranh tàn phá, lễ hội đình làng Dọc vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây, nó đi vào tiềm thức mỗi người, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm nét tâm linh của đồng bào các dân tộc ở Yên Bái; đồng thời, đó cũng là minh chứng hùng hồn cho sức sống mãnh liệt của đất nước. Đây cũng là dịp để thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Tày, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm và tưởng nhớ tổ tiên, ông cha ta. Lễ hội đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan.
Các bài khác
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ Hội Lồng tồng, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (26/01/2018)
Xem thêm »