CTTĐT - Vùng đất Ngọc Lục Yên đã từng được coi là thủ phủ của giống cam sành với hàng trăm ha cam trồng rải rác ở khắp các xã trong huyện. Nhiều địa phương cũng từng được coi là vùng đất cam như Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Mường Lai… Tuy nhiên, khoảng chục năm trở lại đây, do bị sâu bệnh, cây cam đã dần dần đã bị xóa tên khỏi cơ cấu giống cây ăn quả chủ lực của địa phương. Với mục tiêu khôi phục và bảo tồn giống cam sành đặc sản, huyện Lục Yên đang nỗ lực đưa cây cam trở lại với đất vườn đồi của bà con nông dân.
Chúng tôi đến thăm trang trại trồng cam có quy mô lớn của gia đình ông Trịnh Văn Hưng ở thôn Làng Nộc, xã Khánh Hòa vào đúng vụ thu hoạch cam. Khắp khu vườn đồi rộng gần 4 ha, đâu đâu cũng thấy những cây cam, chùm cam trĩu quả. Không chỉ sai quả, trang trại cam của gia đình ông Hưng còn được đánh giá cao về chất lượng quả to, vỏ sần với những túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng của giống cam sành như múi cam đều, mọng nước và đặc biệt là nước cam sánh vàng, vị ngọt đậm. Gần 15 năm không ngừng vun trồng và mở rộng diện tích, đến nay, gia đình tôi đã có trên 1 nghìn gốc cam, mỗi gốc cho khoảng 1 tạ cam/vụ. Trung bình mỗi năm, gia đình thu về khoảng 300 triệu đồng/vụ thu hoạch cam. Ông Hưng cho biết: “Riêng vụ cam năm nay, gia đình tôi ước tính sản lượng cam đạt khoảng 800 tạ, cho thu về gần 800 triệu đồng. Từ mọi chi phí đầu tư, riêng tiền lãi đã đạt khoảng 500 triệu đồng. Nguồn thu nhập từ cam không chỉ giúp tôi nuôi 2 con ăn học đại học, mà còn giúp đời sống kinh tế ngày càng tươm tất, khá giả hơn”.
Xã Khánh Hòa là địa phương duy nhất còn duy trì được giống cam sành đặc sản của huyện Lục Yên. Những năm gần đây, khi phong trào trồng cam của nông dân Lục Yên lắng xuống, có những xã đã xóa sổ cây cam khỏi cơ cấu giống cây trồng thì Khánh Hòa vẫn nỗ lực bảo tồn và nhân rộng diện tích trồng cam. Với mục tiêu phấn đấu mỗi năm mở rộng từ 5 đến 10 ha diện tích cam sành, xã đã tích cực vận động nhân dân phát huy lợi thế, tập trung thâm canh cây cam trên đất vườn đồi. Đồng thời tranh thủ các chương trình, dự án đầu tư cho vùng 135 để ưu tiên hỗ trợ phát triển cây cam. Hiện toàn xã có gần 69 ha cam, trong đó có 55 ha cam đang cho thu hoạch, tập trung ở các thôn từ 1 đến 6. Riêng thôn 5 và thôn 6 đã chiếm đến 70% diện tích cam của cả xã, với những vườn cam rộng từ 4 đến 7ha. Ông Nguyễn Kim Ba - Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa phấn khởi cho biết: “Vụ cam năm nay, với năng suất trung bình 95 tạ/ha, sản lượng cam toàn xã ước đạt trên 550 tấn, thu thu nhập gần 7 tỉ đồng. Không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo, cây cam đang là giống cây trồng mũi nhọn để nông dân Khánh Hòa vươn lên làm giàu”.
Nhắc đến cam sành, người dân trong, ngoài tỉnh và trên cả nước vẫn nghĩ ngay tới Lục Yên, vùng đất đã từng được coi là thủ phủ của giống cam sành với hàng trăm ha cam trồng rải rác ở khắp các xã trong huyện. Nhiều địa phương cũng từng được coi là vùng đất cam như Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Mường Lai, Thị trấn Yên Thế… Khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng cam ngày càng bị thu hẹp lại. Nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá. Do chưa có biện pháp khắc phục kịp thời, người trồng cam đã vội vàng chặt bỏ để chuyển sang giống cây trồng khác. Tuy nhiên, tại xã Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế, người dân vẫn quyết tâm gắn bó với giống cây trồng đặc sản này. Nhờ tích cực học hỏi và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc nhân giống và thâm canh giống cây, người trồng cam đã từng bước làm chủ được kĩ thuật trồng, chăm sóc để cây cam phát triển tốt. Cùng với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, cây cam đã và đang khẳng định những ưu thế vượt trội trên đồng đất Lục Yên. Tại nhiều địa phương khác trong huyện, phong trào trồng cam đang dần được khôi phục. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 300 ha cam, quýt. Trong đó có trên 200 ha cam sành, tập trung chủ yếu tại xã Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế. Đặc biệt, chất lượng cam ngày càng cao hơn, mọng nước, đúng với vị thơm ngọt đậm đà của cam sành đặc sản Lục Yên.
Ông Lê Viết Đại - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Với quyết tâm khôi phục và bảo tồn giống cam sành đặc sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cũng đang triển khai thực hiện đề tài khoa học “Tuyển chọn, nhân giống và xây dựng mô hình thâm canh giống cây đầu dòng cam sành theo hướng an toàn tại huyện Lục Yên”. Trước mắt, Phòng Nông nghiệp sẽ tích cực tham mưu cho huyện tập trung ưu tiên nguồn vốn và các nguồn lực để phát triển trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành. tích cực cải tạo giống và phương pháp thâm canh, vận động người dân thực hiện trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP để xây dựng và đăng kí thương hiệu “cam sành Lục Yên”, hướng tới quảng bá và cung ứng sản phẩm rộng rãi ra thị trường cả nước”.
Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng và tâm huyết của người trồng cam, huyện Lục Yên sẽ khôi phục và phát triển phong trào trồng cam, đưa cây cam trở lại là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong cơ cấu giống cây trồng ăn quả tại địa phương. Đồng thời sớm xây dựng thành công và khẳng định được thương hiệu “cam sành Lục Yên” trên thị trường cả nước. Để nhắc đến cam sành, người ta vẫn nghĩ ngay đến thứ quà quê đặc sản của vùng đất Ngọc./.
4020 lượt xem
Mai Thu - Đài TT.TH Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vùng đất Ngọc Lục Yên đã từng được coi là thủ phủ của giống cam sành với hàng trăm ha cam trồng rải rác ở khắp các xã trong huyện. Nhiều địa phương cũng từng được coi là vùng đất cam như Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Mường Lai… Tuy nhiên, khoảng chục năm trở lại đây, do bị sâu bệnh, cây cam đã dần dần đã bị xóa tên khỏi cơ cấu giống cây ăn quả chủ lực của địa phương. Với mục tiêu khôi phục và bảo tồn giống cam sành đặc sản, huyện Lục Yên đang nỗ lực đưa cây cam trở lại với đất vườn đồi của bà con nông dân.
Chúng tôi đến thăm trang trại trồng cam có quy mô lớn của gia đình ông Trịnh Văn Hưng ở thôn Làng Nộc, xã Khánh Hòa vào đúng vụ thu hoạch cam. Khắp khu vườn đồi rộng gần 4 ha, đâu đâu cũng thấy những cây cam, chùm cam trĩu quả. Không chỉ sai quả, trang trại cam của gia đình ông Hưng còn được đánh giá cao về chất lượng quả to, vỏ sần với những túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng của giống cam sành như múi cam đều, mọng nước và đặc biệt là nước cam sánh vàng, vị ngọt đậm. Gần 15 năm không ngừng vun trồng và mở rộng diện tích, đến nay, gia đình tôi đã có trên 1 nghìn gốc cam, mỗi gốc cho khoảng 1 tạ cam/vụ. Trung bình mỗi năm, gia đình thu về khoảng 300 triệu đồng/vụ thu hoạch cam. Ông Hưng cho biết: “Riêng vụ cam năm nay, gia đình tôi ước tính sản lượng cam đạt khoảng 800 tạ, cho thu về gần 800 triệu đồng. Từ mọi chi phí đầu tư, riêng tiền lãi đã đạt khoảng 500 triệu đồng. Nguồn thu nhập từ cam không chỉ giúp tôi nuôi 2 con ăn học đại học, mà còn giúp đời sống kinh tế ngày càng tươm tất, khá giả hơn”.
Xã Khánh Hòa là địa phương duy nhất còn duy trì được giống cam sành đặc sản của huyện Lục Yên. Những năm gần đây, khi phong trào trồng cam của nông dân Lục Yên lắng xuống, có những xã đã xóa sổ cây cam khỏi cơ cấu giống cây trồng thì Khánh Hòa vẫn nỗ lực bảo tồn và nhân rộng diện tích trồng cam. Với mục tiêu phấn đấu mỗi năm mở rộng từ 5 đến 10 ha diện tích cam sành, xã đã tích cực vận động nhân dân phát huy lợi thế, tập trung thâm canh cây cam trên đất vườn đồi. Đồng thời tranh thủ các chương trình, dự án đầu tư cho vùng 135 để ưu tiên hỗ trợ phát triển cây cam. Hiện toàn xã có gần 69 ha cam, trong đó có 55 ha cam đang cho thu hoạch, tập trung ở các thôn từ 1 đến 6. Riêng thôn 5 và thôn 6 đã chiếm đến 70% diện tích cam của cả xã, với những vườn cam rộng từ 4 đến 7ha. Ông Nguyễn Kim Ba - Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa phấn khởi cho biết: “Vụ cam năm nay, với năng suất trung bình 95 tạ/ha, sản lượng cam toàn xã ước đạt trên 550 tấn, thu thu nhập gần 7 tỉ đồng. Không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo, cây cam đang là giống cây trồng mũi nhọn để nông dân Khánh Hòa vươn lên làm giàu”.
Nhắc đến cam sành, người dân trong, ngoài tỉnh và trên cả nước vẫn nghĩ ngay tới Lục Yên, vùng đất đã từng được coi là thủ phủ của giống cam sành với hàng trăm ha cam trồng rải rác ở khắp các xã trong huyện. Nhiều địa phương cũng từng được coi là vùng đất cam như Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Mường Lai, Thị trấn Yên Thế… Khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng cam ngày càng bị thu hẹp lại. Nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá. Do chưa có biện pháp khắc phục kịp thời, người trồng cam đã vội vàng chặt bỏ để chuyển sang giống cây trồng khác. Tuy nhiên, tại xã Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế, người dân vẫn quyết tâm gắn bó với giống cây trồng đặc sản này. Nhờ tích cực học hỏi và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc nhân giống và thâm canh giống cây, người trồng cam đã từng bước làm chủ được kĩ thuật trồng, chăm sóc để cây cam phát triển tốt. Cùng với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, cây cam đã và đang khẳng định những ưu thế vượt trội trên đồng đất Lục Yên. Tại nhiều địa phương khác trong huyện, phong trào trồng cam đang dần được khôi phục. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 300 ha cam, quýt. Trong đó có trên 200 ha cam sành, tập trung chủ yếu tại xã Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế. Đặc biệt, chất lượng cam ngày càng cao hơn, mọng nước, đúng với vị thơm ngọt đậm đà của cam sành đặc sản Lục Yên.
Ông Lê Viết Đại - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Với quyết tâm khôi phục và bảo tồn giống cam sành đặc sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cũng đang triển khai thực hiện đề tài khoa học “Tuyển chọn, nhân giống và xây dựng mô hình thâm canh giống cây đầu dòng cam sành theo hướng an toàn tại huyện Lục Yên”. Trước mắt, Phòng Nông nghiệp sẽ tích cực tham mưu cho huyện tập trung ưu tiên nguồn vốn và các nguồn lực để phát triển trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành. tích cực cải tạo giống và phương pháp thâm canh, vận động người dân thực hiện trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP để xây dựng và đăng kí thương hiệu “cam sành Lục Yên”, hướng tới quảng bá và cung ứng sản phẩm rộng rãi ra thị trường cả nước”.
Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng và tâm huyết của người trồng cam, huyện Lục Yên sẽ khôi phục và phát triển phong trào trồng cam, đưa cây cam trở lại là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong cơ cấu giống cây trồng ăn quả tại địa phương. Đồng thời sớm xây dựng thành công và khẳng định được thương hiệu “cam sành Lục Yên” trên thị trường cả nước. Để nhắc đến cam sành, người ta vẫn nghĩ ngay đến thứ quà quê đặc sản của vùng đất Ngọc./.