Xã Suối Bu (Văn Chấn) có 4 thôn, 416 hộ, 1.920 nhân khẩu, trong đó 72% là đồng bào Mông. Trước đây, bà con người Mông ở đây cũng ăn tết cổ truyền của mình trong suốt cả tháng 11 Âm lịch như tất cả đồng bào Mông những nơi khác.
Năm nay làm ăn thuận lợi nên gia đình chị Mùa Thị Nhìa dự định mổ con lợn khoảng 40kg để mời anh em, bạn bè cùng ăn tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, bà con đã nhận thấy, ăn tết theo
truyền thống gây ra khá nhiều phức tạp trong việc tập trung nhân lực cho sản
xuất vì có những nơi, bà con cũng cấy hai vụ lúa. Con em trong xã đi học phổ
thông cũng nghỉ rải rác để ăn tết theo gia đình nên ảnh hưởng đến tiếp thu kiến
thức, tỷ lệ chuyên cần và con em đi học chuyên nghiệp thì không được nghỉ về ăn
tết.
Ông Vàng Sáy Tùng - Bí thư Đảng ủy xã cho
biết, ăn tết kéo dài cả tháng cũng nảy sinh rất nhiều phức tạp về an ninh trật
tự như kẻ gian lợi dụng những gia đình nghỉ ăn tết để lấy trộm hoa màu, vật
nuôi. Người đi chơi tết từ xã này sang xã khác uống rượu say, dễ gây tai nạn
giao thông và ăn tết không tập trung rất khó tổ chức các hoạt động vui tết đón
xuân cho nhân dân. Bà con người Mông ăn tết sớm nên muốn mời bà con người Kinh,
người Thái, người Tày trong xã ăn tết cũng khó vì không sắp xếp được công việc…
Từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền xã Suối
Bu đã chủ động tuyên truyền, vận động đồng bào Mông nên ăn chung một tết Nguyên
đán từ khoảng 7 năm nay. Ông Sùng A Vư - nguyên Bí thư Đảng ủy xã cho biết:
"Khi xã vận động thì cũng chỉ mất năm đầu tiên là còn số ít bà con chưa
thực hiện. Nguyên nhân là do tâm lý sợ việc cúng tổ tiên trong ngày tết cổ truyền
đã thành thông lệ từ trước nhưng nay làm khác đi thì trái ý tổ tiên, dẫn đến
rủi ro cho gia đình. Tuy nhiên, khi đại đa số các gia đình đã thực hiện ăn
chung một tết Nguyên đán mà không ảnh hưởng gì tới đời sống thì những ai còn do
dự cũng sẽ theo".
Chị Mùa Thị Nhìa cũng như nhiều người dân ở
khu vực trung tâm xã khi được hỏi về cảm nhận của mình khi cùng ăn chung một
tết Nguyên đán thì tất cả đều trả lời là vui hơn trước nhiều. Vui vì ngày tết
diễn ra cùng một lúc, hầu như nhà nào cũng mổ gà, mổ lợn, làm bánh nên không
khí trong bản nhộn nhịp hẳn lên. Đi chơi tết, đến nhà nào cũng thấy con cái sum
họp đông đủ để ăn cỗ, thăm hỏi nhau. Ngày tết, ai cũng được nghỉ nên anh em,
bạn bè các dân tộc khác mới lên bản thăm nhau được. Sướng nhất là bọn trẻ được
nhà trường cho nghỉ đồng loạt nên chúng tha hồ tụ tập chơi tết với nhau quanh
bản.
Ông Vàng Sáy Tùng cho biết thêm, chính vì
mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương là hướng bà con cùng ăn chung một
tết nên năm nào xã cũng chú ý tổ chức các hoạt động vui tết đón xuân cho nhân
dân thật chu đáo. Công tác tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự trong ngày tết
được triển khai đến tất cả các gia đình; tập trung rà soát những hộ có hoàn cảnh
khó khăn để triển khai hỗ trợ của cấp trên kịp thời, bảo đảm nhà nào cũng có
tết.
Các hoạt động vui chơi ở khu trung tâm được
tổ chức sôi động với các trò chơi như: đánh quay, ném pao, đá bóng, hát múa văn
nghệ… nên khu vực xã trong ngày tết luôn tập trung rất đông người từ nhiều xã
cùng đến vui chơi. Đồng thời, trong những ngày này, các chàng trai, cô gái Mông
cũng có cơ hội gặp gỡ nhau để giao duyên hoặc đưa nhau đi thăm bạn bè ở xa, dự
các hội xuân ở trung tâm huyện cũng như ở thị xã Nghĩa Lộ. Những hoạt động này
dần dần qua mấy năm đã trở thành niềm mong đợi của bà con người Mông ở Suối Bu
mỗi dịp tết đến, xuân về.
3358 lượt xem
(Theo Hoàng Nhâm/Báo Yên Bái)
Xã Suối Bu (Văn Chấn) có 4 thôn, 416 hộ, 1.920 nhân khẩu, trong đó 72% là đồng bào Mông. Trước đây, bà con người Mông ở đây cũng ăn tết cổ truyền của mình trong suốt cả tháng 11 Âm lịch như tất cả đồng bào Mông những nơi khác.
Tuy nhiên, bà con đã nhận thấy, ăn tết theo
truyền thống gây ra khá nhiều phức tạp trong việc tập trung nhân lực cho sản
xuất vì có những nơi, bà con cũng cấy hai vụ lúa. Con em trong xã đi học phổ
thông cũng nghỉ rải rác để ăn tết theo gia đình nên ảnh hưởng đến tiếp thu kiến
thức, tỷ lệ chuyên cần và con em đi học chuyên nghiệp thì không được nghỉ về ăn
tết.
Ông Vàng Sáy Tùng - Bí thư Đảng ủy xã cho
biết, ăn tết kéo dài cả tháng cũng nảy sinh rất nhiều phức tạp về an ninh trật
tự như kẻ gian lợi dụng những gia đình nghỉ ăn tết để lấy trộm hoa màu, vật
nuôi. Người đi chơi tết từ xã này sang xã khác uống rượu say, dễ gây tai nạn
giao thông và ăn tết không tập trung rất khó tổ chức các hoạt động vui tết đón
xuân cho nhân dân. Bà con người Mông ăn tết sớm nên muốn mời bà con người Kinh,
người Thái, người Tày trong xã ăn tết cũng khó vì không sắp xếp được công việc…
Từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền xã Suối
Bu đã chủ động tuyên truyền, vận động đồng bào Mông nên ăn chung một tết Nguyên
đán từ khoảng 7 năm nay. Ông Sùng A Vư - nguyên Bí thư Đảng ủy xã cho biết:
"Khi xã vận động thì cũng chỉ mất năm đầu tiên là còn số ít bà con chưa
thực hiện. Nguyên nhân là do tâm lý sợ việc cúng tổ tiên trong ngày tết cổ truyền
đã thành thông lệ từ trước nhưng nay làm khác đi thì trái ý tổ tiên, dẫn đến
rủi ro cho gia đình. Tuy nhiên, khi đại đa số các gia đình đã thực hiện ăn
chung một tết Nguyên đán mà không ảnh hưởng gì tới đời sống thì những ai còn do
dự cũng sẽ theo".
Chị Mùa Thị Nhìa cũng như nhiều người dân ở
khu vực trung tâm xã khi được hỏi về cảm nhận của mình khi cùng ăn chung một
tết Nguyên đán thì tất cả đều trả lời là vui hơn trước nhiều. Vui vì ngày tết
diễn ra cùng một lúc, hầu như nhà nào cũng mổ gà, mổ lợn, làm bánh nên không
khí trong bản nhộn nhịp hẳn lên. Đi chơi tết, đến nhà nào cũng thấy con cái sum
họp đông đủ để ăn cỗ, thăm hỏi nhau. Ngày tết, ai cũng được nghỉ nên anh em,
bạn bè các dân tộc khác mới lên bản thăm nhau được. Sướng nhất là bọn trẻ được
nhà trường cho nghỉ đồng loạt nên chúng tha hồ tụ tập chơi tết với nhau quanh
bản.
Ông Vàng Sáy Tùng cho biết thêm, chính vì
mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương là hướng bà con cùng ăn chung một
tết nên năm nào xã cũng chú ý tổ chức các hoạt động vui tết đón xuân cho nhân
dân thật chu đáo. Công tác tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự trong ngày tết
được triển khai đến tất cả các gia đình; tập trung rà soát những hộ có hoàn cảnh
khó khăn để triển khai hỗ trợ của cấp trên kịp thời, bảo đảm nhà nào cũng có
tết.
Các hoạt động vui chơi ở khu trung tâm được
tổ chức sôi động với các trò chơi như: đánh quay, ném pao, đá bóng, hát múa văn
nghệ… nên khu vực xã trong ngày tết luôn tập trung rất đông người từ nhiều xã
cùng đến vui chơi. Đồng thời, trong những ngày này, các chàng trai, cô gái Mông
cũng có cơ hội gặp gỡ nhau để giao duyên hoặc đưa nhau đi thăm bạn bè ở xa, dự
các hội xuân ở trung tâm huyện cũng như ở thị xã Nghĩa Lộ. Những hoạt động này
dần dần qua mấy năm đã trở thành niềm mong đợi của bà con người Mông ở Suối Bu
mỗi dịp tết đến, xuân về.