Thực hiện Nghị quyết 821 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 22/1 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức giám sát tại Công an tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát tại Công an tỉnh.
Nội dung giám sát về “Tình hình oan, sai
trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường
thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của
pháp luật”. Tham gia Đoàn giám sát có đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm,
lãnh đạo Ban Pháp chế, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội &HĐND tỉnh.
Tại các cuộc giám sát, lãnh đạo Công an
tỉnh Yên Bái và Viện kiểm sát tỉnh (VKS) đã có báo cáo cụ thể về những nội
dung Đoàn yêu cầu trong thời gian 3 năm từ 1/10/2011 đến 30/9/2014. Theo đó,
trong 3 năm cơ quan công an đã tiếp nhận 1.790 tố giác, tin báo tội phạm và
kiến nghị khởi tố; đã giải quyết 1.682 tin đạt 93,97%. Số vụ án đã khởi tố điều
tra là 1.403 vụ; số trường hợp ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự 578 vụ.
Không có trường hợp cán bộ điều tra, điều tra viên vi phạm quy định trong các
hoạt động tư pháp như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình...
Đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra 73
vụ, 43 bị can; quyết định đình chỉ điều tra 10 vụ, 13 bị can. Tuy nhiên không
có vụ án, bị can đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội. Không có vụ án
VKS hủy quyết định đình chỉ điều tra; có 23 vụ, 62 bị can (chiếm 1,63% số vụ) VKS
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Công an tỉnh không để xảy ra tình trạng bắt
oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc giam giữ quá thời hạn. Các vụ án khởi tố đều
được tiến hành điều tra, kết thúc đề nghị truy tố đảm bảo đúng thời hạn, đúng
người, đúng tội không có trường hợp nào Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm
tội.
Đối với VKS tỉnh, trong những năm qua, công
tác kiểm sát trên các lĩnh vực đều đảm bảo vận dụng chính xác văn bản pháp luật
đối với từng vụ việc, vụ án cụ thể để có quan điểm, căn cứ đúng quy định của
pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào oan sai dẫn đến phải áp dụng Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước để giải quyết. Không có vi phạm trong thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm; không có kiểm sát viên, điều tra viên vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu
cực trong hoạt động tố tụng hình sự bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự...
Các đại biểu tham gia Đoàn giám sát cũng đã
đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt động tố tụng của các cơ quan. Lãnh
đạo Công an tỉnh và VKS tỉnh đã giải trình làm rõ, đồng thời đưa ra một số kiến
nghị. Trong đó, Công an tỉnh kiến nghị: Xuất phát từ hiệu quả thực tiễn của việc
lắp đặt camera trong quá trình thực hiện nghiệp vụ điều tra, đề nghị có quy
định cụ thể hoặc đưa vào luật về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật lắp đặt hệ
thống camera ghi hình từ giai đoạn tạm giữ, tạm giam, lấy cung phục vụ hoạt
động của các cơ quan tố tụng theo đúng quy định của pháp luật. Với dự thảo về
Quyền giữ im lặng đang được dư luận quan tâm, có ý kiến cho rằng không nhất trí
về việc thực hiện quyền im lặng. Nếu có chăng thì đề nghị phải quy định rõ được
quyền im lặng ở giai đoạn nào. VKS tỉnh đề nghị xem xét lại công văn 234 ngày
17/9/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao bởi quá trình thực hiện đang có vướng mắc
giữa hai ngành là VKS và Tòa án.
Phát biểu kết luận tại các cuộc giám sát,
ông Nguyễn Công Bình đã tiếp thu toàn bộ kiến nghị của các cơ quan, Đoàn sẽ tập
hợp chuyển tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan.
4037 lượt xem
(Theo Ngọc Tú/Báo Yên Bái)
Thực hiện Nghị quyết 821 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 22/1 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức giám sát tại Công an tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
Nội dung giám sát về “Tình hình oan, sai
trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường
thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của
pháp luật”. Tham gia Đoàn giám sát có đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm,
lãnh đạo Ban Pháp chế, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội &HĐND tỉnh.
Tại các cuộc giám sát, lãnh đạo Công an
tỉnh Yên Bái và Viện kiểm sát tỉnh (VKS) đã có báo cáo cụ thể về những nội
dung Đoàn yêu cầu trong thời gian 3 năm từ 1/10/2011 đến 30/9/2014. Theo đó,
trong 3 năm cơ quan công an đã tiếp nhận 1.790 tố giác, tin báo tội phạm và
kiến nghị khởi tố; đã giải quyết 1.682 tin đạt 93,97%. Số vụ án đã khởi tố điều
tra là 1.403 vụ; số trường hợp ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự 578 vụ.
Không có trường hợp cán bộ điều tra, điều tra viên vi phạm quy định trong các
hoạt động tư pháp như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình...
Đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra 73
vụ, 43 bị can; quyết định đình chỉ điều tra 10 vụ, 13 bị can. Tuy nhiên không
có vụ án, bị can đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội. Không có vụ án
VKS hủy quyết định đình chỉ điều tra; có 23 vụ, 62 bị can (chiếm 1,63% số vụ) VKS
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Công an tỉnh không để xảy ra tình trạng bắt
oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc giam giữ quá thời hạn. Các vụ án khởi tố đều
được tiến hành điều tra, kết thúc đề nghị truy tố đảm bảo đúng thời hạn, đúng
người, đúng tội không có trường hợp nào Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm
tội.
Đối với VKS tỉnh, trong những năm qua, công
tác kiểm sát trên các lĩnh vực đều đảm bảo vận dụng chính xác văn bản pháp luật
đối với từng vụ việc, vụ án cụ thể để có quan điểm, căn cứ đúng quy định của
pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào oan sai dẫn đến phải áp dụng Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước để giải quyết. Không có vi phạm trong thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm; không có kiểm sát viên, điều tra viên vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu
cực trong hoạt động tố tụng hình sự bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự...
Các đại biểu tham gia Đoàn giám sát cũng đã
đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt động tố tụng của các cơ quan. Lãnh
đạo Công an tỉnh và VKS tỉnh đã giải trình làm rõ, đồng thời đưa ra một số kiến
nghị. Trong đó, Công an tỉnh kiến nghị: Xuất phát từ hiệu quả thực tiễn của việc
lắp đặt camera trong quá trình thực hiện nghiệp vụ điều tra, đề nghị có quy
định cụ thể hoặc đưa vào luật về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật lắp đặt hệ
thống camera ghi hình từ giai đoạn tạm giữ, tạm giam, lấy cung phục vụ hoạt
động của các cơ quan tố tụng theo đúng quy định của pháp luật. Với dự thảo về
Quyền giữ im lặng đang được dư luận quan tâm, có ý kiến cho rằng không nhất trí
về việc thực hiện quyền im lặng. Nếu có chăng thì đề nghị phải quy định rõ được
quyền im lặng ở giai đoạn nào. VKS tỉnh đề nghị xem xét lại công văn 234 ngày
17/9/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao bởi quá trình thực hiện đang có vướng mắc
giữa hai ngành là VKS và Tòa án.
Phát biểu kết luận tại các cuộc giám sát,
ông Nguyễn Công Bình đã tiếp thu toàn bộ kiến nghị của các cơ quan, Đoàn sẽ tập
hợp chuyển tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan.