Những ngày vừa qua, tại nhiều khu vực, tuyến đường trọng điểm từ thành phố Yên Bái cho đến các huyện, thị xã, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên có mặt để kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế điều khiển xe cơ giới đường bộ, đã có nhiều trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý. Qua đó, ý thức của người dân từng bước nâng lên, tình hình trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) bảo đảm và chuyển biến mạnh mẽ ngay từ đầu năm.
Cảnh sát giao thông huyện Trạm Tấu kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe trên địa bàn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban ATGT quốc gia, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới. Trên cơ sở đó, các ban, ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; quy định về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông và chế tài xử lý. Đồng thời, lực lượng chức năng đã ra quân đồng loạt kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn…
Ông Vũ Thiện Chiến - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: "Văn phòng đã tiếp nhận và in sao thông điệp truyền hình, pano, tờ rơi của Ủy ban ATGT quốc gia cấp phát đến các ngành thành viên. Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn quy định pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ".
Bên cạnh đó, từ ngày 15/12 - 31/12/2014, lực lượng công an đã tổ chức đợt cao điểm triển khai kiểm tra nồng độ cồn trên phạm vi toàn tỉnh. Hình thức kiểm tra, xử lý được triển khai theo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt, tại địa bàn thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, ngành công an còn huy động thêm cán bộ, chiến sỹ các đơn vị có liên quan tham gia. Lực lượng đã tổ chức điều tra cơ bản, khảo sát địa bàn, tuyến giao thông và điểm có nhiều quán ăn uống, nhà hàng… nhằm nắm vững quy luật về thời gian, tuyến đường thuận lợi cho việc dừng xe kiểm tra, không gây ùn tắc, hạn chế tối đa các phương tiện quay đầu trốn tránh.
Trung tá Đinh Trọng Phong - Đội phó Đội Tuần tra kiểm soát số 2 Công an tỉnh cho biết: "Sau khi nghiên cứu, Đội đã chọn địa bàn là trung tâm thị xã Nghĩa Lộ và xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) để triển khai. Trên cơ sở đó, Đội đã phối hợp với cảnh sát hình sự, cảnh sát bảo vệ cơ động, Công an thị xã Nghĩa Lộ và Công an huyện Văn Chấn, tiến hành lập chốt kiểm tra. Với thiết bị đo nồng độ cồn đặc tính, khi phát hiện lái xe có nồng độ cồn, lực lượng làm nhiệm vụ mới dẫn vào khu vực để kiểm tra định lượng".
Theo thống kê của Phòng CSGT Công an tỉnh, kết thúc đợt cao điểm thứ nhất về kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, lực lượng công an toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức 29 ca, 343 lượt, 1.159 giờ tuần tra kiểm soát; kiểm tra 2.455 xe, phát hiện 134 trường hợp vi phạm, trong đó, 15 ô tô con, 6 ô tô tải, 113 mô tô. Được biết, trong đợt cao điểm này, ngoài các biện pháp kiên quyết xử lý với những trường hợp vi phạm, Đội còn lồng ghép tuyên truyền đối với những người tham gia giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông.
Đánh giá của các ngành chức năng cho thấy, đợt tập trung cao điểm tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đã tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội; nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nồng độ cồn; từng bước hình thành thói quen không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sau khi sử dụng rượu, bia, góp phần giảm thiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Tuy nhiên, qua một thời gian triển khai, các lực lượng chức năng đã gặp không ít khó khăn do địa hình nhiều đèo dốc, hiểm trở; nhiều đối tượng có thái độ chống đối, không hợp tác…
Để triển khai công tác này hiệu quả, thời gian tới, lực lượng công an tiếp tục nghiên cứu, tìm địa bàn phù hợp để triển khai; khắc phục bất hợp lý trong tổ chức giao thông; tăng cường các giải pháp bảo đảm TT ATGT trước, trong và sau tết Nguyên đán… Ngành giao thông vận tải sẽ chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông tăng cường các biện pháp kiểm soát nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải trước khi xuất bến; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý vận tải về quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải đường bộ và các biện pháp phòng, chống vi phạm nồng độ cồn… Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cũng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Có như thế, những "hiểm họa tai nạn giao thông" từ rượu, bia mới không còn.
Theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm. |
4243 lượt xem
Theo Hùng Cường/Báo Yên Bái
Những ngày vừa qua, tại nhiều khu vực, tuyến đường trọng điểm từ thành phố Yên Bái cho đến các huyện, thị xã, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên có mặt để kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế điều khiển xe cơ giới đường bộ, đã có nhiều trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý. Qua đó, ý thức của người dân từng bước nâng lên, tình hình trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) bảo đảm và chuyển biến mạnh mẽ ngay từ đầu năm.Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban ATGT quốc gia, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới. Trên cơ sở đó, các ban, ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; quy định về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông và chế tài xử lý. Đồng thời, lực lượng chức năng đã ra quân đồng loạt kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn…
Ông Vũ Thiện Chiến - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: "Văn phòng đã tiếp nhận và in sao thông điệp truyền hình, pano, tờ rơi của Ủy ban ATGT quốc gia cấp phát đến các ngành thành viên. Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn quy định pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ".
Bên cạnh đó, từ ngày 15/12 - 31/12/2014, lực lượng công an đã tổ chức đợt cao điểm triển khai kiểm tra nồng độ cồn trên phạm vi toàn tỉnh. Hình thức kiểm tra, xử lý được triển khai theo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt, tại địa bàn thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, ngành công an còn huy động thêm cán bộ, chiến sỹ các đơn vị có liên quan tham gia. Lực lượng đã tổ chức điều tra cơ bản, khảo sát địa bàn, tuyến giao thông và điểm có nhiều quán ăn uống, nhà hàng… nhằm nắm vững quy luật về thời gian, tuyến đường thuận lợi cho việc dừng xe kiểm tra, không gây ùn tắc, hạn chế tối đa các phương tiện quay đầu trốn tránh.
Trung tá Đinh Trọng Phong - Đội phó Đội Tuần tra kiểm soát số 2 Công an tỉnh cho biết: "Sau khi nghiên cứu, Đội đã chọn địa bàn là trung tâm thị xã Nghĩa Lộ và xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) để triển khai. Trên cơ sở đó, Đội đã phối hợp với cảnh sát hình sự, cảnh sát bảo vệ cơ động, Công an thị xã Nghĩa Lộ và Công an huyện Văn Chấn, tiến hành lập chốt kiểm tra. Với thiết bị đo nồng độ cồn đặc tính, khi phát hiện lái xe có nồng độ cồn, lực lượng làm nhiệm vụ mới dẫn vào khu vực để kiểm tra định lượng".
Theo thống kê của Phòng CSGT Công an tỉnh, kết thúc đợt cao điểm thứ nhất về kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, lực lượng công an toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức 29 ca, 343 lượt, 1.159 giờ tuần tra kiểm soát; kiểm tra 2.455 xe, phát hiện 134 trường hợp vi phạm, trong đó, 15 ô tô con, 6 ô tô tải, 113 mô tô. Được biết, trong đợt cao điểm này, ngoài các biện pháp kiên quyết xử lý với những trường hợp vi phạm, Đội còn lồng ghép tuyên truyền đối với những người tham gia giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông.
Đánh giá của các ngành chức năng cho thấy, đợt tập trung cao điểm tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đã tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội; nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nồng độ cồn; từng bước hình thành thói quen không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sau khi sử dụng rượu, bia, góp phần giảm thiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Tuy nhiên, qua một thời gian triển khai, các lực lượng chức năng đã gặp không ít khó khăn do địa hình nhiều đèo dốc, hiểm trở; nhiều đối tượng có thái độ chống đối, không hợp tác…
Để triển khai công tác này hiệu quả, thời gian tới, lực lượng công an tiếp tục nghiên cứu, tìm địa bàn phù hợp để triển khai; khắc phục bất hợp lý trong tổ chức giao thông; tăng cường các giải pháp bảo đảm TT ATGT trước, trong và sau tết Nguyên đán… Ngành giao thông vận tải sẽ chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông tăng cường các biện pháp kiểm soát nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải trước khi xuất bến; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý vận tải về quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải đường bộ và các biện pháp phòng, chống vi phạm nồng độ cồn… Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cũng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Có như thế, những "hiểm họa tai nạn giao thông" từ rượu, bia mới không còn.
Theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.