Tuy là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn song công tác phòng chống bệnh xã hội nói chung, bệnh phong nói riêng tại Yên Bái trong những năm qua luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước... Qua đó góp phần động viên bệnh nhân phong vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Y, bác sĩ Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái phẫu thuật cho bệnh nhân bị bệnh phong.
Bác sỹ Đỗ Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: "Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là bệnh nhiễm trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây hủy hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn, cũng có thể xuất hiện khắp cơ thể và đầy vi khuẩn. Người bị bệnh phong không phát hiện và để lâu sẽ rất nguy hiểm. Tại tỉnh Yên Bái, bệnh phong đã được thanh toán từ năm 2000 song những di chứng mà nó để lại cũng hết sức nặng nề. Đặc biệt, những năm gần đây, đã phát hiện những trường hợp mắc mới bệnh phong trên địa bàn".
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 70 bệnh nhân phong đang được quản lý; 33 xã có bệnh nhân phong; 5 bệnh nhân đang đa hóa trị liệu, 12 trường hợp được giám sát, 55 bệnh nhân tàn tật do di chứng của bệnh phong cần được chăm sóc. Bệnh nhân phong bị tàn tật cần được chăm sóc, phục hồi chức năng thường là: mất cảm giác tay, chân, loét lỗ đáo, loét lỗ đáo có viêm xương, loét lỗ đáo không viêm xương, cụt rụt ngón chân, tay, hoại tử ngón, viêm xơ dây thần kinh trụ…
Những năm qua, được sự hỗ trợ về kinh phí, vật dụng phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng của Chương trình chống phong quốc gia, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh đã triển khai cho 100% bệnh nhân phong được nạo vét lỗ đáo, tháo bỏ đốt ngón hoại tử, cấp nạng hỗ trợ, giầy, dép giảm áp, kính phòng hộ, sử dụng vật dụng sinh hoạt an toàn. Đặc biệt, trong năm 2014, sau khi được Bệnh viện Da liễu Trung ương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật giải áp thần kinh cho bệnh nhân phong, cán bộ Trung tâm đã ứng dụng thành thạo phương pháp này và qua đó phẫu thuật cho 5 ca an toàn, phòng tránh được tàn tật do thần kinh của bệnh nhân bị viêm xơ; điều trị tích cực cho 7 bệnh nhân có cơn phản ứng phong.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ bệnh nhân phong tăng thu nhập, nâng cao đời sống đã được Trung tâm triển khai hiệu quả như: vận động được sự giúp đỡ của Hội Bảo trợ bệnh nhân phong nghèo thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ kinh phí làm mới 2 gian nhà cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn và xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, trị giá 90 triệu đồng; hỗ trợ tiền học phí cho 48 học sinh là con bệnh nhân phong trên địa bàn toàn tỉnh nhân dịp khai giảng năm học mới 2014 - 2015, mỗi suất quà trị giá 1,5 triệu đồng; hỗ trợ 100% học phí cho 1 trường hợp là con bệnh nhân phong đang theo học tại Học viện Quân y 103…
Đồng thời, Trung tâm còn chủ động chăm lo đời sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị ở khu điều trị nội trú phong ở xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn; tăng cường công tác giám sát vay vốn phát triển kinh tế của bệnh nhân phong, cụ thể quản lý 48 con trâu do Hội Chống phong Pháp hỗ trợ…
Tuy nhiên, những năm gần đây, số trường hợp mắc mới bệnh phong đang xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh. Nếu như năm 2012 và 2013, Yên Bái phát hiện mới 8 bệnh nhân phong thì năm 2014 tiếp tục phát hiện thêm 3 bệnh nhân. Trong số 3 trường hợp mắc bệnh phong mới năm 2014, có 2 bệnh nhân ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên và 1 bệnh nhân ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình. Riêng xã Yên Thành, trong 3 năm trở lại đây, đã phát hiện 5 trường hợp mắc mới. Cả 3 bệnh nhân mắc mới trong năm 2014 do được phát hiện sớm nên chưa bị tàn tật. Mặc dù bệnh phong tại Yên Bái đã được thanh toán từ năm 2000 nhưng chỉ trong 3 năm (2012 - 2014), Yên Bái đã có 11 bệnh nhân phong mới được phát hiện với bệnh thể nghèo vi trùng (PB). Đây là vấn đề cần được các cấp, địa phương, ngành chức năng đặc biệt quan tâm đối với công tác phòng chống bệnh phong trên địa bàn.
Trước những diễn biến mới của bệnh phong, năm 2015, ngoài kế hoạch khám, điều trị cơ bản, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh sẽ tập trung khám nhóm, khám tiếp xúc các xã có tỷ lệ lưu hành bệnh phong cao và địa điểm có bệnh nhân giàu vi trùng như xã: Yên Thành, Tân Nguyên, Xuân Long (Yên Bình); xã Đông An, Châu Quế Hạ (Văn Yên); xã Tân Lĩnh, Phan Thanh, Phúc Lợi (Lục Yên); xã Minh Quán, Hưng Thịnh (Trấn Yên); bảo đảm 100% bệnh nhân phong mới phát hiện sớm được điều trị kịp thời, đúng phác đồ; tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chí của Chương trình chống phong quốc gia; bảo đảm 100% bệnh nhân phong bị tàn tật được quản lý, theo dõi đúng quy định; bảo đảm 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình chống phong quốc gia; tiếp tục vận động sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể, nhà hảo tâm cho các bệnh nhân phong…
3508 lượt xem
Theo Ngọc Sơn/Báo Yên Bái
Tuy là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn song công tác phòng chống bệnh xã hội nói chung, bệnh phong nói riêng tại Yên Bái trong những năm qua luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước... Qua đó góp phần động viên bệnh nhân phong vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.Bác sỹ Đỗ Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: "Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là bệnh nhiễm trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây hủy hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn, cũng có thể xuất hiện khắp cơ thể và đầy vi khuẩn. Người bị bệnh phong không phát hiện và để lâu sẽ rất nguy hiểm. Tại tỉnh Yên Bái, bệnh phong đã được thanh toán từ năm 2000 song những di chứng mà nó để lại cũng hết sức nặng nề. Đặc biệt, những năm gần đây, đã phát hiện những trường hợp mắc mới bệnh phong trên địa bàn".
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 70 bệnh nhân phong đang được quản lý; 33 xã có bệnh nhân phong; 5 bệnh nhân đang đa hóa trị liệu, 12 trường hợp được giám sát, 55 bệnh nhân tàn tật do di chứng của bệnh phong cần được chăm sóc. Bệnh nhân phong bị tàn tật cần được chăm sóc, phục hồi chức năng thường là: mất cảm giác tay, chân, loét lỗ đáo, loét lỗ đáo có viêm xương, loét lỗ đáo không viêm xương, cụt rụt ngón chân, tay, hoại tử ngón, viêm xơ dây thần kinh trụ…
Những năm qua, được sự hỗ trợ về kinh phí, vật dụng phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng của Chương trình chống phong quốc gia, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh đã triển khai cho 100% bệnh nhân phong được nạo vét lỗ đáo, tháo bỏ đốt ngón hoại tử, cấp nạng hỗ trợ, giầy, dép giảm áp, kính phòng hộ, sử dụng vật dụng sinh hoạt an toàn. Đặc biệt, trong năm 2014, sau khi được Bệnh viện Da liễu Trung ương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật giải áp thần kinh cho bệnh nhân phong, cán bộ Trung tâm đã ứng dụng thành thạo phương pháp này và qua đó phẫu thuật cho 5 ca an toàn, phòng tránh được tàn tật do thần kinh của bệnh nhân bị viêm xơ; điều trị tích cực cho 7 bệnh nhân có cơn phản ứng phong.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ bệnh nhân phong tăng thu nhập, nâng cao đời sống đã được Trung tâm triển khai hiệu quả như: vận động được sự giúp đỡ của Hội Bảo trợ bệnh nhân phong nghèo thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ kinh phí làm mới 2 gian nhà cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn và xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, trị giá 90 triệu đồng; hỗ trợ tiền học phí cho 48 học sinh là con bệnh nhân phong trên địa bàn toàn tỉnh nhân dịp khai giảng năm học mới 2014 - 2015, mỗi suất quà trị giá 1,5 triệu đồng; hỗ trợ 100% học phí cho 1 trường hợp là con bệnh nhân phong đang theo học tại Học viện Quân y 103…
Đồng thời, Trung tâm còn chủ động chăm lo đời sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị ở khu điều trị nội trú phong ở xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn; tăng cường công tác giám sát vay vốn phát triển kinh tế của bệnh nhân phong, cụ thể quản lý 48 con trâu do Hội Chống phong Pháp hỗ trợ…
Tuy nhiên, những năm gần đây, số trường hợp mắc mới bệnh phong đang xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh. Nếu như năm 2012 và 2013, Yên Bái phát hiện mới 8 bệnh nhân phong thì năm 2014 tiếp tục phát hiện thêm 3 bệnh nhân. Trong số 3 trường hợp mắc bệnh phong mới năm 2014, có 2 bệnh nhân ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên và 1 bệnh nhân ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình. Riêng xã Yên Thành, trong 3 năm trở lại đây, đã phát hiện 5 trường hợp mắc mới. Cả 3 bệnh nhân mắc mới trong năm 2014 do được phát hiện sớm nên chưa bị tàn tật. Mặc dù bệnh phong tại Yên Bái đã được thanh toán từ năm 2000 nhưng chỉ trong 3 năm (2012 - 2014), Yên Bái đã có 11 bệnh nhân phong mới được phát hiện với bệnh thể nghèo vi trùng (PB). Đây là vấn đề cần được các cấp, địa phương, ngành chức năng đặc biệt quan tâm đối với công tác phòng chống bệnh phong trên địa bàn.
Trước những diễn biến mới của bệnh phong, năm 2015, ngoài kế hoạch khám, điều trị cơ bản, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh sẽ tập trung khám nhóm, khám tiếp xúc các xã có tỷ lệ lưu hành bệnh phong cao và địa điểm có bệnh nhân giàu vi trùng như xã: Yên Thành, Tân Nguyên, Xuân Long (Yên Bình); xã Đông An, Châu Quế Hạ (Văn Yên); xã Tân Lĩnh, Phan Thanh, Phúc Lợi (Lục Yên); xã Minh Quán, Hưng Thịnh (Trấn Yên); bảo đảm 100% bệnh nhân phong mới phát hiện sớm được điều trị kịp thời, đúng phác đồ; tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chí của Chương trình chống phong quốc gia; bảo đảm 100% bệnh nhân phong bị tàn tật được quản lý, theo dõi đúng quy định; bảo đảm 9/9 huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình chống phong quốc gia; tiếp tục vận động sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể, nhà hảo tâm cho các bệnh nhân phong…