CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/1/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của việc lấy ý kiến nhân dân nhằm triển khai hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), huy động mọi sự tham gia đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Bộ luật. Tổng hợp các ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ để báo cáo cơ quan cấp trên theo yêu cầu chung.
Theo Kế hoạch UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải bám sát các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Bộ luật, đảm bảo khoa học, dân chủ, chất lượng, hiệu quả. Quá trình triển khai lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Bộ luật phải được coi là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong quý I năm 2015.
Nội dung lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bao gồm: Quy định chung về quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật dân sự. Trong đó, cần tập trung vào 10 vấn đề trọng tâm sau: Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; về quyền nhân thân; về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; về hình thức sở hữu; về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu.
Hình thức lấy ý kiến: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm tại mục III của Kế hoạch này. Thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Các hình thức phù hợp khác.
Thời gian tổ chức lấy ý kiến: Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật của các ngành, các cấp thực hiện trong Quý I năm 2015. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tổng hợp ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trước ngày 06 tháng 4 năm 2015.
Xem nội dung Kế hoạch tại đây.
4786 lượt xem
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/1/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của việc lấy ý kiến nhân dân nhằm triển khai hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), huy động mọi sự tham gia đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Bộ luật. Tổng hợp các ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ để báo cáo cơ quan cấp trên theo yêu cầu chung.
Theo Kế hoạch UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải bám sát các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Bộ luật, đảm bảo khoa học, dân chủ, chất lượng, hiệu quả. Quá trình triển khai lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Bộ luật phải được coi là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong quý I năm 2015.
Nội dung lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bao gồm: Quy định chung về quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật dân sự. Trong đó, cần tập trung vào 10 vấn đề trọng tâm sau: Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; về quyền nhân thân; về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; về hình thức sở hữu; về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu.
Hình thức lấy ý kiến: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm tại mục III của Kế hoạch này. Thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Các hình thức phù hợp khác.
Thời gian tổ chức lấy ý kiến: Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật của các ngành, các cấp thực hiện trong Quý I năm 2015. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tổng hợp ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trước ngày 06 tháng 4 năm 2015.
Xem nội dung Kế hoạch tại đây.