Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo và Đảng phải lấy dân làm gốc. Bởi lẽ, Đảng không có dân thì lấy đâu ra lực lượng? Dân không có Đảng thì lấy ai dẫn đường?"...
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh (thứ 3, phải sang) cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh thăm mô hình sản xuất, chế biến gỗ ở xã Báo Đáp (Trấn Yên). (Ảnh: Mạnh Cường)
Thực tiễn cách mạng của nước ta đã chứng minh, dù ở bất kỳ nơi đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà hai điều kiện quan trọng "Đảng với dân" bị tách rời hoặc thực hiện không đến nơi, đến chốn thì phong trào cách mạng ở nơi đó, thời điểm đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Ngược lại, nếu mối quan hệ máu thịt "dân với Đảng" được củng cố vững chắc, được bồi đắp thường xuyên và thắt chặt thành khối đại đoàn kết, làm cho ý Đảng được thông, lòng dân được tỏ thì bất kể khó khăn nào chúng ta cũng sẽ vượt qua.
Thông ý Đảng chính là sự lãnh đạo của Đảng thông suốt trong hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở. Sự lãnh đạo ấy thuận với lòng dân, với xu thế phát triển của lịch sử, của dân tộc. Bởi vậy, từ khi có Đảng chỉ đường cách mạng Việt Nam đã vượt qua mọi thác ghềnh, hiểm nguy, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cùng với phong trào cách mạng của cả nước, phong trào đấu tranh giành độc lập của các chí sĩ yêu nước tỉnh Yên Bái khi chưa có Đảng lãnh đạo cũng không thể giành thắng lợi, cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi miền núi phía Bắc Tổ quốc gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Kể từ ngày 30/6/1945 (thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái) tính đến nay đã tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, hợp lòng dân, hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương, qua các nghị quyết, chính sách an dân, những khẩu hiệu hành động cụ thể và những phương pháp "dân vận khéo", Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa Yên Bái từ một tỉnh nghèo, kém phát triển trở thành tỉnh phát triển trong khu vực.
Kết quả đó, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn các chi bộ thôn, bản nhằm mục tiêu xóa thôn, bản "trắng" đảng viên mà Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra. Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả "Đề án phát triển chi bộ thôn, bản giai đoạn 2006 - 2009".
Đến ngày 20/6/2009, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xóa xong tình trạng thôn, bản "trắng" đảng viên với tỷ lệ 1.640/1.640 thôn, bản đều có chi bộ riêng. Có chi bộ, có tổ chức Đảng cơ sở - cây cầu nối vững chắc giữa Đảng với dân được hình thành đã giúp cho việc triển khai, đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, các đảng viên ở mỗi chi bộ thôn, bản là những người gần dân, sát dân, thay mặt dân đưa tiếng nói, tâm nguyện và những thắc mắc, kiến nghị của dân đến với Đảng, giúp Đảng đề ra những nghị quyết hợp lòng dân hơn.
Từ năm 2010 đến nay, công tác củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng vẫn liên tục được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo, tập trung thực hiện đạt kết quả cao. Thực tiễn thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh cho thấy, ý Đảng chính là nghị lực, là quyết tâm, bản lĩnh chính trị của tổ chức Đảng. Tuy nhiên, ý Đảng muốn đúng, muốn trúng thì phải làm sao cho tỏ lòng dân. Để làm được điều này, Đảng bộ tỉnh xác định phải không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bằng việc triển khai và cụ thể hóa các nghị quyết như: Nghị quyết số 16 của Tỉnh ủy "Về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 25 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020, Đảng bộ tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở là những đảng viên có uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, được nhân dân các dân tộc tin yêu, nể phục. Lòng dân ở đây chính là sự đoàn kết, nhất trí, hợp sức, đồng lòng với Đảng, tạo nên sức mạnh của Đảng, của cách mạng. Vì thế, Đảng phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng để quần chúng tin tưởng, gạt bỏ mọi lợi ích cá nhân, một lòng theo Đảng, phấn đấu hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của Đảng.
Sức mạnh lòng dân theo Đảng được chứng minh rõ nét nhất qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và chủ trương vận động đồng bào Mông ăn chung một tết Nguyên đán. Khắp các địa phương từ vùng cao tới vùng thấp của tỉnh, đồng bào các dân tộc cùng chung sức, đồng lòng góp công, góp của, sẵn sàng hiến hàng ngàn mét vuông đất vì mục tiêu chung. Nhờ đó, hết quý I năm 2014, xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Toàn tỉnh đến nay đã có trên 15 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên và trên 70 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên. Riêng đồng bào dân tộc Mông của các xã thuộc huyện, thị phía tây của tỉnh là: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và những xã có đồng bào Mông sinh sống ở các huyện vùng thấp như: Trấn Yên, Văn Yên đều đồng lòng ủng hộ và thực hiện rất tốt chủ trương ăn chung một tết Nguyên đán của tỉnh, bảo đảm sản xuất vụ đông xuân đúng khung thời vụ.
Thực tế từ các phong trào phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở Yên Bái cho thấy, để tỏ lòng dân thì vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Đó chính là điều kiện, mục tiêu để quần chúng nhân dân tin tưởng và một lòng đi theo Đảng. Ở đây phải kể đến vai trò của những cán bộ, đảng viên tiêu biểu trong phong trào vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới là: Bí thư Chi bộ thôn Phạ 3, Đảng ủy xã Cảm Nhân (Yên Bình) Hoàng Thị Ngư; Bí thư Chi bộ thôn Phúc Hòa 1, Đảng ủy xã Hán Đà (Yên Bình) Đặng Hữu Đô; Bí thư Chi bộ thôn Cao 2, Đảng ủy xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) Hà Thị Tâm; Bí thư Chi bộ thôn 15, Đảng ủy xã Đại Lịch (Văn Chấn) Phạm Ngọc Lợi; Bí thư Chi bộ thôn Tân Quang, Đảng ủy xã Liễu Đô (Lục Yên) Phạm Văn Hiếu; Bí thư Chi bộ thôn Khe Đát, Đảng ủy xã Tân Đồng (Trấn Yên) Đặng Thị Phúc...
Khi ý Đảng dựa vào lòng dân thì sự đồng thuận của toàn dân sẽ kết thành ý chí của Đảng. Vì vậy, để tỏ lòng dân thì ý Đảng còn phải thông suốt từ Trung ương tới địa phương trong việc xây dựng tư cách, đạo đức, lối sống của người đứng đầu cấp ủy. Đảng dựa vào dân để ra nghị quyết, văn kiện, chủ trương và cao nhất là Hiến pháp phù hợp với thực tế và được xây dựng trên quan điểm lòng dân đã sáng tỏ thì nghị quyết ấy, văn kiện ấy, chủ trương ấy, Hiến pháp ấy mới thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân.
Không ngừng củng cố xây dựng Đảng vững mạnh
Đồng chí Nguyễn Văn Ý - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ tối quan trọng trong bất cứ giai đoạn nào. Xây dựng Đảng nhất thiết phải hội tụ đủ 4 yếu tố: tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kỷ luật. Trong đó, về tư tưởng, mỗi đảng viên cần phải có tư tưởng trong sáng, luôn lấy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng cho hành động, đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Về tổ chức, Đảng lãnh đạo toàn diện nên nhất định phải mạnh. Muốn Đảng mạnh thì phải có đội ngũ đảng viên mạnh; tổ chức cơ sở Đảng, các chi bộ Đảng phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh để Đảng thực sự là một khối đoàn kết, thống nhất, đủ trí tuệ và bản lĩnh để lãnh đạo quần chúng. Về cán bộ, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ gương mẫu từ tất cả các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải thực sự là “đầu tầu” lãnh đạo, chỉ đạo; mỗi đảng viên cần tự rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm và có tầm. Về kỷ luật, Đảng thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời và cũng cần phải xử lý nghiêm những vi phạm để lấy được lòng tin của quần chúng nhân dân…
Đối với Đảng bộ Yên Bái, là vùng miền núi, dân tộc, còn nhiều khó khăn, công tác xây dựng Đảng không vì số lượng mà làm giảm đi chất lượng. Đặc biệt, Đảng lãnh đạo trong cơ chế thị trường nên việc nâng cao năng lực tổ chức, năng lực điều hành của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt là hết sức quan trọng để có thể tập hợp được đảng viên, quần chúng nhân dân. Cần tổ chức tốt hệ thống chính trị, đưa các ngành, đoàn thể vào công tác xây dựng Đảng thì mới có thể có được khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Đồng chí Hà Quyết - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Trong giai đoạn hội nhập, mở cửa hiện nay, truyền thống đoàn kết trong Đảng vẫn luôn được duy trì. Điều đó cho thấy vai trò lãnh đạo của Đảng ta thực sự được phát huy tối đa. Việc củng cố đoàn kết trong Đảng thường xuyên được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng được các cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; đội ngũ đảng viên phát huy được vai trò cách mạng của mình, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để thống nhất trí tuệ tập thể, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhân dân.
Hầu hết những người ưu tú trong xã hội đều đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, vì vậy, càng quản lý chặt chẽ, thấu đáo trong nội bộ Đảng về tư tưởng, hành động, lý tưởng, suy nghĩ thì càng tạo được mối đoàn kết cao. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải lấy mục tiêu xây dựng Đảng, xây dựng đất nước làm mục đích của hành động, giúp tạo nên sức mạnh tập thể, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những biểu hiện lệch lạc, sai trái, những luồng tư tưởng không đúng.
Đồng thời, cần nâng cao nhạy bén, tính đấu tranh trong việc phản bác lại những luồng ý kiến bôi nhọ, phá hoại, vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với cán bộ, đảng viên. Có như thế, khối đoàn kết thống nhất trong Đảng mới được duy trì, củng cố, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Việc trẻ hóa đội ngũ đảng viên chính là tăng cường sinh lực mới cho Đảng. Cán bộ, đảng viên trẻ là những người có sức khỏe, năng lực, trí tuệ và chủ động về kiến thức, họ là những người đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Qua đó cũng khẳng định Đảng ta luôn được kế thừa, trí tuệ được nâng cao.
Để công tác trẻ hóa đội ngũ đảng viên đạt hiệu quả cao nhất, Đảng bộ các cấp cần phải có chương trình hành động, vận động xây dựng và phát triển Đảng; cần hướng tới tầng lớp thanh niên ở các lĩnh vực công tác khác nhau như: công nhân, trí thức, nông dân, lực lượng vũ trang, kinh tế tư nhân…
Đối với những thành phần này, Đảng cần phải có chương trình, kế hoạch tổng thể, xuyên suốt trong việc huấn luyện, đào tạo để thanh niên giác ngộ về lý tưởng của Đảng nhằm thay đổi tư duy, hành động. Đặc biệt, cần phải tổ chức các hoạt động cụ thể để thanh niên, đảng viên trẻ được trải nghiệm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vững vàng hơn trong công tác cũng như trong cuộc sống. Việc này cần phải cụ thể hóa tới từng chi bộ, phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng ưu tú, liên tục bồi dưỡng, tạo môi trường cho quần chúng phấn đấu, đảng viên trẻ có cơ hội cống hiến. Việc trẻ hóa đội ngũ đảng viên khẳng định tính kế thừa và đòi hỏi đảng viên phải mang trong mình bầu máu nóng cách mạng, tiêu biểu cho sức sống mới và trí tuệ của Đảng. |
3725 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo và Đảng phải lấy dân làm gốc. Bởi lẽ, Đảng không có dân thì lấy đâu ra lực lượng? Dân không có Đảng thì lấy ai dẫn đường?"...
Thực tiễn cách mạng của nước ta đã chứng minh, dù ở bất kỳ nơi đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà hai điều kiện quan trọng "Đảng với dân" bị tách rời hoặc thực hiện không đến nơi, đến chốn thì phong trào cách mạng ở nơi đó, thời điểm đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Ngược lại, nếu mối quan hệ máu thịt "dân với Đảng" được củng cố vững chắc, được bồi đắp thường xuyên và thắt chặt thành khối đại đoàn kết, làm cho ý Đảng được thông, lòng dân được tỏ thì bất kể khó khăn nào chúng ta cũng sẽ vượt qua.
Thông ý Đảng chính là sự lãnh đạo của Đảng thông suốt trong hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở. Sự lãnh đạo ấy thuận với lòng dân, với xu thế phát triển của lịch sử, của dân tộc. Bởi vậy, từ khi có Đảng chỉ đường cách mạng Việt Nam đã vượt qua mọi thác ghềnh, hiểm nguy, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cùng với phong trào cách mạng của cả nước, phong trào đấu tranh giành độc lập của các chí sĩ yêu nước tỉnh Yên Bái khi chưa có Đảng lãnh đạo cũng không thể giành thắng lợi, cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi miền núi phía Bắc Tổ quốc gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Kể từ ngày 30/6/1945 (thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái) tính đến nay đã tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, hợp lòng dân, hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương, qua các nghị quyết, chính sách an dân, những khẩu hiệu hành động cụ thể và những phương pháp "dân vận khéo", Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa Yên Bái từ một tỉnh nghèo, kém phát triển trở thành tỉnh phát triển trong khu vực.
Kết quả đó, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn các chi bộ thôn, bản nhằm mục tiêu xóa thôn, bản "trắng" đảng viên mà Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra. Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả "Đề án phát triển chi bộ thôn, bản giai đoạn 2006 - 2009".
Đến ngày 20/6/2009, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xóa xong tình trạng thôn, bản "trắng" đảng viên với tỷ lệ 1.640/1.640 thôn, bản đều có chi bộ riêng. Có chi bộ, có tổ chức Đảng cơ sở - cây cầu nối vững chắc giữa Đảng với dân được hình thành đã giúp cho việc triển khai, đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, các đảng viên ở mỗi chi bộ thôn, bản là những người gần dân, sát dân, thay mặt dân đưa tiếng nói, tâm nguyện và những thắc mắc, kiến nghị của dân đến với Đảng, giúp Đảng đề ra những nghị quyết hợp lòng dân hơn.
Từ năm 2010 đến nay, công tác củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng vẫn liên tục được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo, tập trung thực hiện đạt kết quả cao. Thực tiễn thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh cho thấy, ý Đảng chính là nghị lực, là quyết tâm, bản lĩnh chính trị của tổ chức Đảng. Tuy nhiên, ý Đảng muốn đúng, muốn trúng thì phải làm sao cho tỏ lòng dân. Để làm được điều này, Đảng bộ tỉnh xác định phải không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bằng việc triển khai và cụ thể hóa các nghị quyết như: Nghị quyết số 16 của Tỉnh ủy "Về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 25 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020, Đảng bộ tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở là những đảng viên có uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, được nhân dân các dân tộc tin yêu, nể phục. Lòng dân ở đây chính là sự đoàn kết, nhất trí, hợp sức, đồng lòng với Đảng, tạo nên sức mạnh của Đảng, của cách mạng. Vì thế, Đảng phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng để quần chúng tin tưởng, gạt bỏ mọi lợi ích cá nhân, một lòng theo Đảng, phấn đấu hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của Đảng.
Sức mạnh lòng dân theo Đảng được chứng minh rõ nét nhất qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và chủ trương vận động đồng bào Mông ăn chung một tết Nguyên đán. Khắp các địa phương từ vùng cao tới vùng thấp của tỉnh, đồng bào các dân tộc cùng chung sức, đồng lòng góp công, góp của, sẵn sàng hiến hàng ngàn mét vuông đất vì mục tiêu chung. Nhờ đó, hết quý I năm 2014, xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Toàn tỉnh đến nay đã có trên 15 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên và trên 70 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên. Riêng đồng bào dân tộc Mông của các xã thuộc huyện, thị phía tây của tỉnh là: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và những xã có đồng bào Mông sinh sống ở các huyện vùng thấp như: Trấn Yên, Văn Yên đều đồng lòng ủng hộ và thực hiện rất tốt chủ trương ăn chung một tết Nguyên đán của tỉnh, bảo đảm sản xuất vụ đông xuân đúng khung thời vụ.
Thực tế từ các phong trào phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở Yên Bái cho thấy, để tỏ lòng dân thì vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Đó chính là điều kiện, mục tiêu để quần chúng nhân dân tin tưởng và một lòng đi theo Đảng. Ở đây phải kể đến vai trò của những cán bộ, đảng viên tiêu biểu trong phong trào vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới là: Bí thư Chi bộ thôn Phạ 3, Đảng ủy xã Cảm Nhân (Yên Bình) Hoàng Thị Ngư; Bí thư Chi bộ thôn Phúc Hòa 1, Đảng ủy xã Hán Đà (Yên Bình) Đặng Hữu Đô; Bí thư Chi bộ thôn Cao 2, Đảng ủy xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) Hà Thị Tâm; Bí thư Chi bộ thôn 15, Đảng ủy xã Đại Lịch (Văn Chấn) Phạm Ngọc Lợi; Bí thư Chi bộ thôn Tân Quang, Đảng ủy xã Liễu Đô (Lục Yên) Phạm Văn Hiếu; Bí thư Chi bộ thôn Khe Đát, Đảng ủy xã Tân Đồng (Trấn Yên) Đặng Thị Phúc...
Khi ý Đảng dựa vào lòng dân thì sự đồng thuận của toàn dân sẽ kết thành ý chí của Đảng. Vì vậy, để tỏ lòng dân thì ý Đảng còn phải thông suốt từ Trung ương tới địa phương trong việc xây dựng tư cách, đạo đức, lối sống của người đứng đầu cấp ủy. Đảng dựa vào dân để ra nghị quyết, văn kiện, chủ trương và cao nhất là Hiến pháp phù hợp với thực tế và được xây dựng trên quan điểm lòng dân đã sáng tỏ thì nghị quyết ấy, văn kiện ấy, chủ trương ấy, Hiến pháp ấy mới thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân.
Không ngừng củng cố xây dựng Đảng vững mạnh
Đồng chí Nguyễn Văn Ý - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ tối quan trọng trong bất cứ giai đoạn nào. Xây dựng Đảng nhất thiết phải hội tụ đủ 4 yếu tố: tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kỷ luật. Trong đó, về tư tưởng, mỗi đảng viên cần phải có tư tưởng trong sáng, luôn lấy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng cho hành động, đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Về tổ chức, Đảng lãnh đạo toàn diện nên nhất định phải mạnh. Muốn Đảng mạnh thì phải có đội ngũ đảng viên mạnh; tổ chức cơ sở Đảng, các chi bộ Đảng phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh để Đảng thực sự là một khối đoàn kết, thống nhất, đủ trí tuệ và bản lĩnh để lãnh đạo quần chúng. Về cán bộ, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ gương mẫu từ tất cả các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải thực sự là “đầu tầu” lãnh đạo, chỉ đạo; mỗi đảng viên cần tự rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm và có tầm. Về kỷ luật, Đảng thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời và cũng cần phải xử lý nghiêm những vi phạm để lấy được lòng tin của quần chúng nhân dân…
Đối với Đảng bộ Yên Bái, là vùng miền núi, dân tộc, còn nhiều khó khăn, công tác xây dựng Đảng không vì số lượng mà làm giảm đi chất lượng. Đặc biệt, Đảng lãnh đạo trong cơ chế thị trường nên việc nâng cao năng lực tổ chức, năng lực điều hành của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt là hết sức quan trọng để có thể tập hợp được đảng viên, quần chúng nhân dân. Cần tổ chức tốt hệ thống chính trị, đưa các ngành, đoàn thể vào công tác xây dựng Đảng thì mới có thể có được khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Đồng chí Hà Quyết - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Trong giai đoạn hội nhập, mở cửa hiện nay, truyền thống đoàn kết trong Đảng vẫn luôn được duy trì. Điều đó cho thấy vai trò lãnh đạo của Đảng ta thực sự được phát huy tối đa. Việc củng cố đoàn kết trong Đảng thường xuyên được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng được các cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; đội ngũ đảng viên phát huy được vai trò cách mạng của mình, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để thống nhất trí tuệ tập thể, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhân dân.
Hầu hết những người ưu tú trong xã hội đều đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, vì vậy, càng quản lý chặt chẽ, thấu đáo trong nội bộ Đảng về tư tưởng, hành động, lý tưởng, suy nghĩ thì càng tạo được mối đoàn kết cao. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải lấy mục tiêu xây dựng Đảng, xây dựng đất nước làm mục đích của hành động, giúp tạo nên sức mạnh tập thể, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những biểu hiện lệch lạc, sai trái, những luồng tư tưởng không đúng.
Đồng thời, cần nâng cao nhạy bén, tính đấu tranh trong việc phản bác lại những luồng ý kiến bôi nhọ, phá hoại, vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với cán bộ, đảng viên. Có như thế, khối đoàn kết thống nhất trong Đảng mới được duy trì, củng cố, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - nguyên Bí thư Tỉnh ủy:
Việc trẻ hóa đội ngũ đảng viên chính là tăng cường sinh lực mới cho Đảng. Cán bộ, đảng viên trẻ là những người có sức khỏe, năng lực, trí tuệ và chủ động về kiến thức, họ là những người đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Qua đó cũng khẳng định Đảng ta luôn được kế thừa, trí tuệ được nâng cao.
Để công tác trẻ hóa đội ngũ đảng viên đạt hiệu quả cao nhất, Đảng bộ các cấp cần phải có chương trình hành động, vận động xây dựng và phát triển Đảng; cần hướng tới tầng lớp thanh niên ở các lĩnh vực công tác khác nhau như: công nhân, trí thức, nông dân, lực lượng vũ trang, kinh tế tư nhân…
Đối với những thành phần này, Đảng cần phải có chương trình, kế hoạch tổng thể, xuyên suốt trong việc huấn luyện, đào tạo để thanh niên giác ngộ về lý tưởng của Đảng nhằm thay đổi tư duy, hành động. Đặc biệt, cần phải tổ chức các hoạt động cụ thể để thanh niên, đảng viên trẻ được trải nghiệm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vững vàng hơn trong công tác cũng như trong cuộc sống. Việc này cần phải cụ thể hóa tới từng chi bộ, phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng ưu tú, liên tục bồi dưỡng, tạo môi trường cho quần chúng phấn đấu, đảng viên trẻ có cơ hội cống hiến. Việc trẻ hóa đội ngũ đảng viên khẳng định tính kế thừa và đòi hỏi đảng viên phải mang trong mình bầu máu nóng cách mạng, tiêu biểu cho sức sống mới và trí tuệ của Đảng.