CTTĐT - Trước những hiệu quả kinh tế của cây quế mang lại đối với đời sống của người dân, việc mở rộng có quy hoạch vùng quế ở Văn Chấn đang là hướng đi đúng đắn trong việc phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, đồng thời mở rộng diện tích cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây quế được xã Cát Thịnh quan tâm
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, anh Lương Đức Hải, thôn Đá Gân, xã Cát Thịnh, cùng các thành viên trong gia đình đang tiến hành tỉa cành, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho hơn 1ha quế đã 3 năm tuổi của gia đình. Cùng với đó, chủ động phát thực bì, đào hố và trồng bổ sung 0,5ha quế vào diện tích mới thu hoạch. Nguồn thu từ quế đã giúp gia đình anh từ hộ trung bình vươn lên trở thành hộ khá, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị phục vụ đời sống. Anh Hải chia sẻ: “Ngoài việc phát thực bì và trồng mới vào diện tích quế vừa mới thu hoạch, gia đình tôi còn tập trung chăm sóc, tỉa cành diện tích quế hơn 3 năm tuổi. Với hiệu quả kinh tế cao, lại không mất nhiều công chăm sóc nên gia đình tôi đang có dự định tiếp tục mở rộng diện tích quế của gia đình, để có thu nhập cao hơn từ quế…”.
Toàn xã Cát Thịnh hiện có trên 1.500ha quế, trong đó trên 400ha đang trong độ tuổi thu hoạch. Nhận thức được hiệu quả kinh tế của cây quế mang lại, nên việc phát triển quế ở xã Cát Thịnh đã nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Để phát triển vùng quế tập trung, xã Cát Thịnh đã quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký diện tích được 86ha trong Đề án của tỉnh Yên Bái. Nhân dân cũng tự ươm và mua giống trồng được hơn 300ha theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt tỷ lệ sống cao. Giá trị kinh tế ngày càng cao lại phù hợp với điều kiện chăm sóc, thổ nhưỡng nên cây quế đã dần thay thế các diện tích trồng mỡ, keo, bồ đề kém hiệu quả, trở thành cây kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng ở Cát Thịnh. Phó Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh Sa Quang Huy cho biết: “Xã Cát Thịnh đã chỉ đạo cán bộ địa chính phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, rà soát lại quỹ đất để quy hoạch vùng quế tập trung, đồng thời khuyến khích người dân phát huy lợi thế đồi rừng để tăng thu nhập, nâng cao đời sống…”.
Cùng với Cát Thịnh, cây quế dường như đã gắn liền với đời sống của người dân xã Nậm Lành, không chỉ là loại cây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, mà còn là loại dược liệu quý. Với giá thành ổn định, từ 28- 32 nghìn đồng/1kg quế khô đã mang lại thu nhập ổn định cho người trồng quế, đã có nhiều hộ gia đình ở Nậm Lành vươn lên thành triệu phú nhờ trồng quế. Ông Triệu Tòn Pết - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành cho biết: “Năm 2017, xã Nậm Lành đặt ra mục tiêu phấn đấu trồng mới 180ha rừng, trong đó có 50ha rừng kinh tế, tập trung chủ lực vào cây quế, cùng với nguồn giống của Hạt Kiểm lâm huyện cung ứng, thì nhân dân trong xã cũng chủ động về nguồn giống để gieo trồng ngay vào những diện tích đã thu hoạch”.
Qua rà soát, tổng diện tích quế của huyện Văn Chấn hiện có gần 4.600ha, phân bổ ở 24 xã thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã vùng cao, thượng huyện như Nậm Lành, An Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh…. Vài năm trở lại đây, cây quế đã khẳng định được giá trị cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cho nhân dân. Trung bình mỗi ha quế từ 10 năm tuổi trở lên mang lại thu nhập từ 400 đến 500 triệu cho người dân. Thực hiện Đề án phát triển cây quế, huyện Văn Chấn đã triển khai và nghiệm thu các diện tích đã đăng ký đảm bảo tiêu chuẩn hỗ trợ theo yêu cầu của Đề án. Huyện Văn Chấn đã giao cho Hạt Kiểm lâm huyện lựa chọn và xây dựng vườn ươm tại Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và xã Chấn Thịnh với quy mô vườn ươm khoảng hơn 4,2 triệu cây quế. Hiện nay quế giống đang sinh trưởng phát triển tốt, đủ điều kiện xuất vườn, đáp ứng nguồn giống đủ cho 1.300ha quế trồng mới trong năm 2017. Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Để cung ứng nguồn giống có chất lượng cho người dân, Hạt Kiểm lâm huyện đã tiến hành gieo trồng giống quế đầu dòng, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, kháng sâu bệnh tốt để cung ứng cho người dân. Đồng thời phối hợp với các xã, thị trấn cho nhân dân đăng ký diện tích trồng quế để được nhận hỗ trợ của tỉnh Yên Bái, hướng dẫn kỹ thuật trồng và cung ứng giống cho người dân trồng theo khung thời vụ”.
Trước những ưu thế về hiệu quả kinh tế mang lại, cây quế tiếp tục được huyện Văn Chấn quan tâm phát triển, duy trì ổn định diện tích hiện có, đồng thời tích cực triển khai có hiệu quả Đề án trồng quế của tỉnh Yên Bái, góp phần thực hiện chỉ tiêu trồng rừng kinh tế năm 2017 và những năm tiếp theo của huyện, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn./.
1790 lượt xem
CTV: Quang Sơn - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước những hiệu quả kinh tế của cây quế mang lại đối với đời sống của người dân, việc mở rộng có quy hoạch vùng quế ở Văn Chấn đang là hướng đi đúng đắn trong việc phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, đồng thời mở rộng diện tích cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, anh Lương Đức Hải, thôn Đá Gân, xã Cát Thịnh, cùng các thành viên trong gia đình đang tiến hành tỉa cành, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho hơn 1ha quế đã 3 năm tuổi của gia đình. Cùng với đó, chủ động phát thực bì, đào hố và trồng bổ sung 0,5ha quế vào diện tích mới thu hoạch. Nguồn thu từ quế đã giúp gia đình anh từ hộ trung bình vươn lên trở thành hộ khá, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị phục vụ đời sống. Anh Hải chia sẻ: “Ngoài việc phát thực bì và trồng mới vào diện tích quế vừa mới thu hoạch, gia đình tôi còn tập trung chăm sóc, tỉa cành diện tích quế hơn 3 năm tuổi. Với hiệu quả kinh tế cao, lại không mất nhiều công chăm sóc nên gia đình tôi đang có dự định tiếp tục mở rộng diện tích quế của gia đình, để có thu nhập cao hơn từ quế…”.
Toàn xã Cát Thịnh hiện có trên 1.500ha quế, trong đó trên 400ha đang trong độ tuổi thu hoạch. Nhận thức được hiệu quả kinh tế của cây quế mang lại, nên việc phát triển quế ở xã Cát Thịnh đã nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Để phát triển vùng quế tập trung, xã Cát Thịnh đã quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký diện tích được 86ha trong Đề án của tỉnh Yên Bái. Nhân dân cũng tự ươm và mua giống trồng được hơn 300ha theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt tỷ lệ sống cao. Giá trị kinh tế ngày càng cao lại phù hợp với điều kiện chăm sóc, thổ nhưỡng nên cây quế đã dần thay thế các diện tích trồng mỡ, keo, bồ đề kém hiệu quả, trở thành cây kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng ở Cát Thịnh. Phó Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh Sa Quang Huy cho biết: “Xã Cát Thịnh đã chỉ đạo cán bộ địa chính phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, rà soát lại quỹ đất để quy hoạch vùng quế tập trung, đồng thời khuyến khích người dân phát huy lợi thế đồi rừng để tăng thu nhập, nâng cao đời sống…”.
Cùng với Cát Thịnh, cây quế dường như đã gắn liền với đời sống của người dân xã Nậm Lành, không chỉ là loại cây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, mà còn là loại dược liệu quý. Với giá thành ổn định, từ 28- 32 nghìn đồng/1kg quế khô đã mang lại thu nhập ổn định cho người trồng quế, đã có nhiều hộ gia đình ở Nậm Lành vươn lên thành triệu phú nhờ trồng quế. Ông Triệu Tòn Pết - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành cho biết: “Năm 2017, xã Nậm Lành đặt ra mục tiêu phấn đấu trồng mới 180ha rừng, trong đó có 50ha rừng kinh tế, tập trung chủ lực vào cây quế, cùng với nguồn giống của Hạt Kiểm lâm huyện cung ứng, thì nhân dân trong xã cũng chủ động về nguồn giống để gieo trồng ngay vào những diện tích đã thu hoạch”.
Qua rà soát, tổng diện tích quế của huyện Văn Chấn hiện có gần 4.600ha, phân bổ ở 24 xã thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã vùng cao, thượng huyện như Nậm Lành, An Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh…. Vài năm trở lại đây, cây quế đã khẳng định được giá trị cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cho nhân dân. Trung bình mỗi ha quế từ 10 năm tuổi trở lên mang lại thu nhập từ 400 đến 500 triệu cho người dân. Thực hiện Đề án phát triển cây quế, huyện Văn Chấn đã triển khai và nghiệm thu các diện tích đã đăng ký đảm bảo tiêu chuẩn hỗ trợ theo yêu cầu của Đề án. Huyện Văn Chấn đã giao cho Hạt Kiểm lâm huyện lựa chọn và xây dựng vườn ươm tại Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và xã Chấn Thịnh với quy mô vườn ươm khoảng hơn 4,2 triệu cây quế. Hiện nay quế giống đang sinh trưởng phát triển tốt, đủ điều kiện xuất vườn, đáp ứng nguồn giống đủ cho 1.300ha quế trồng mới trong năm 2017. Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Để cung ứng nguồn giống có chất lượng cho người dân, Hạt Kiểm lâm huyện đã tiến hành gieo trồng giống quế đầu dòng, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, kháng sâu bệnh tốt để cung ứng cho người dân. Đồng thời phối hợp với các xã, thị trấn cho nhân dân đăng ký diện tích trồng quế để được nhận hỗ trợ của tỉnh Yên Bái, hướng dẫn kỹ thuật trồng và cung ứng giống cho người dân trồng theo khung thời vụ”.
Trước những ưu thế về hiệu quả kinh tế mang lại, cây quế tiếp tục được huyện Văn Chấn quan tâm phát triển, duy trì ổn định diện tích hiện có, đồng thời tích cực triển khai có hiệu quả Đề án trồng quế của tỉnh Yên Bái, góp phần thực hiện chỉ tiêu trồng rừng kinh tế năm 2017 và những năm tiếp theo của huyện, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn./.