PV: Để công tác PCTN trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển
biến tích cực hơn các năm trước đây, theo đồng chí năm 2015, công tác PCTN của
tỉnh phải tập trung vào những vấn đề gì?
Đồng chí Nguyễn Văn Lịch: Theo
đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương về công tác PCTN những năm qua, với sự
quyết tâm của các tổ chức Đảng, chính quyền, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc
các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN, lãng phí đã có
những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả
nhất định… Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu
hết các lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.
Đảng và Nhà nước ta xác định,
tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một
yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. PCTN là nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, liên tục, có trọng
tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển
biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
Thực hiện nghiêm các quan điểm
chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và các chương trình hành động của Tỉnh ủy về công
tác PCTN, năm 2015 và các năm tiếp theo các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn
Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục
tiêu, quan điểm, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và các
nhóm nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 Kết
luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) và Kế hoạch số
58-KH/TU ngày 17/7/2012 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Cụ thể là:
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục về PCTN, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW
của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; triển khai thực hiện có kết quả Luật PCTN và các
văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ
Chính trị (khoá XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và
kiểm soát việc kê khai tài sản”; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh về công tác PCTN, lãng phí nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Yên
Bái về công tác PCTN, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành
động; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của từng ngành, từng địa phương để
tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia góp
ý, kiến nghị, phản ánh, tố giác tham nhũng; kịp thời biểu dương, nhân rộng
những kinh nghiệm hay, điển hình tốt; khen thưởng, vinh danh những người tố
giác, đấu tranh chống tham nhũng, đề xuất cơ chế bảo vệ người dũng cảm tố giác,
đấu tranh chống tham nhũng.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng và
người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên, liên tục, tạo sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp
của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác PCTN. Các huyện ủy, thị
ủy, thành ủy phân công đồng chí bí thư cấp ủy phải trực tiếp phụ trách công tác
PCTN theo tinh thần Kết luận Trung ương 5 (khóa XI). Đưa công tác PCTN thành
một trong những nội dung quan trọng để kiểm điểm theo định kỳ của các cấp uỷ,
nhất là trong chương trình nội dung đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Các ngành, địa phương cần chủ động xác định lĩnh vực, địa bàn trọng tâm, trọng
điểm để tập trung chỉ đạo chủ động phòng ngừa, tự phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi tham nhũng.
Kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm minh các hành vi tham nhũng; nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp giữa
các cơ quan chuyên trách về PCTN; chú trọng nâng cao phẩm chất, năng lực đội
ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; bố trí
những cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, trong sạch, liêm khiết, tận tụy, có
năng lực chuyên môn, có dũng khí và bản lĩnh làm công tác chống tham nhũng; đẩy
mạnh kiểm tra, giám sát đối với công tác PCTN; đưa nội dung PCTN vào chương
trình kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra, xử lý kịp
thời đảng viên có dấu hiệu tham nhũng; có hình thức xử lý tổ chức Đảng, đảng
viên không chấp hành nghiêm công tác PCTN.
PV: Là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ về công tác PCTN,
đồng chí có thể cho biết Ban Nội chính Tỉnh uỷ sẽ triển khai thực hiện những
nhiệm vụ, giải pháp gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh PCTN?
Đồng chí Nguyễn Văn
Lịch: Năm 2015, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015; là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Do vậy, công tác PCTN
năm 2015 phải góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm của tỉnh và góp phần vào sự thành công của Đại hội Đảng các cấp,
đặc biệt là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII với một số nhiệm vụ trọng tâm
sau:
Một là, tích
cực, chủ động tham mưu, đề xuất giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo triển khai
thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các chủ trương, nghị
quyết của Đảng về công tác PCTN; Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành,
Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 17/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Kết
luận Trung ương 5 (khoá XI), Kết luận số 55-KL/TU ngày 12/8/2013 của Tỉnh uỷ về
tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác
PCTN.
Hai là, thành
lập các đoàn công tác của Ban để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện các
chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN tại
các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh. Kiểm tra tình hình,
kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; việc đưa
nội dung PCTN vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
Ba là, tập
trung theo dõi, đôn đốc việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng được Thường
trực Tỉnh uỷ giao; tham mưu, báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo xử lý những vụ
việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội quan tâm;
kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh uỷ và người có thẩm
quyền trong thực hiện việc xử lý thông tin, khiếu nại, tố cáo về tham nhũng và
kiểm tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Bốn là, thực
hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định; làm tốt việc nắm bắt tình
hình, tiếp nhận, tổng hợp thông tin phục vụ công tác PCTN; tổ chức thực hiện
việc tiếp công dân, mở hộp thư điện tử, lập đường dây nóng… để phát hiện, tiếp
nhận và đề xuất xử lý mọi hành vi tham nhũng.
Năm là, chủ
trì, phối hợp xây dựng, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các quy chế phối
hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án
nhân dân và Thanh tra tỉnh… trong công tác PCTN.
Sáu là, tham
mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết công tác PCTN trong nhiệm kỳ
2010 - 2015, phục vụ việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII,
nhiệm kỳ 2015- 2020.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
(Theo Báo Yên Bái)