Sáng 5/2, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đảm bảo các hoạt động y tế Tết Ất Mùi 2015. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự và chủ trì hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái.
Trong năm 2014, tại Việt Nam ghi nhận trên
5.600 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi tại 63 tỉnh, thành phố; 81
trường hợp mắc bệnh ho gà; 2 trường hợp mắc và tử vong do cúm A H5N1. Riêng
tháng 1/2015, cả nước đã xuất hiện 133 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và 16
trường hợp mắc ho gà, trong đó 6 trường hợp xét nghiệm dương tính ho gà, không có
bệnh nhân tử vong. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.
Tại Yên Bái, cũng trong năm 2014 đã xuất
hiện dịch sởi trên diện rộng với gần 1 nghìn ca mắc, 2 ca tử vong có liên quan
đến sởi; trên 5.000 ca phơi nhiễm với bệnh dại, trong đó có 3 trường hợp tử
vong do không đi tiêm phòng dại; trên 6.700 ca mắc bệnh đau mắt đỏ; trên 600 ca
mắc bệnh tay – chân - miệng. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh, tuy
nhiên, qua quá trình kiểm tra vẫn còn gần 1 nghìn cơ sở vi phạm, phạt hành
chính với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Toàn tỉnh xảy ra 12 vụ ngộ độc thực
phẩm với 1 ca tử vong. Nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm trong mùa đông - xuân và các hoạt động y tế dịp tết Nguyên
đán Ất Mùi, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố cần huy động sự vào cuộc tích
cực của các cấp, các ngành; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho
người dân; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo không có vi phạm xảy
ra trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng
Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: Thời gian tới, các địa phương cần đẩy
mạnh công tác tập huấn cho cán bộ, tích cực chủ động trong phòng chống dịch
bệnh mùa đông – xuân; chủ động thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí nhằm
phát huy hiệu quả tuyên truyền; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường hoạt
động dịp trước, trong và sau tết, không để xảy ra tình trạng người dân đến khám
và điều trị mà không được tiếp đón; thành lập các đoàn công tác chúc tết, động
viên người bệnh, nhân viên y tế trực tết, sẵn sàng đáp ứng và xử lý thảm
họa, tai nạn hàng loạt, nỗ lực để nhân dân được đón Tết yên vui.
2814 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sáng 5/2, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đảm bảo các hoạt động y tế Tết Ất Mùi 2015. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự và chủ trì hội nghị.
Trong năm 2014, tại Việt Nam ghi nhận trên
5.600 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi tại 63 tỉnh, thành phố; 81
trường hợp mắc bệnh ho gà; 2 trường hợp mắc và tử vong do cúm A H5N1. Riêng
tháng 1/2015, cả nước đã xuất hiện 133 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và 16
trường hợp mắc ho gà, trong đó 6 trường hợp xét nghiệm dương tính ho gà, không có
bệnh nhân tử vong. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.
Tại Yên Bái, cũng trong năm 2014 đã xuất
hiện dịch sởi trên diện rộng với gần 1 nghìn ca mắc, 2 ca tử vong có liên quan
đến sởi; trên 5.000 ca phơi nhiễm với bệnh dại, trong đó có 3 trường hợp tử
vong do không đi tiêm phòng dại; trên 6.700 ca mắc bệnh đau mắt đỏ; trên 600 ca
mắc bệnh tay – chân - miệng. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh, tuy
nhiên, qua quá trình kiểm tra vẫn còn gần 1 nghìn cơ sở vi phạm, phạt hành
chính với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Toàn tỉnh xảy ra 12 vụ ngộ độc thực
phẩm với 1 ca tử vong. Nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm trong mùa đông - xuân và các hoạt động y tế dịp tết Nguyên
đán Ất Mùi, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố cần huy động sự vào cuộc tích
cực của các cấp, các ngành; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho
người dân; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo không có vi phạm xảy
ra trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng
Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: Thời gian tới, các địa phương cần đẩy
mạnh công tác tập huấn cho cán bộ, tích cực chủ động trong phòng chống dịch
bệnh mùa đông – xuân; chủ động thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí nhằm
phát huy hiệu quả tuyên truyền; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường hoạt
động dịp trước, trong và sau tết, không để xảy ra tình trạng người dân đến khám
và điều trị mà không được tiếp đón; thành lập các đoàn công tác chúc tết, động
viên người bệnh, nhân viên y tế trực tết, sẵn sàng đáp ứng và xử lý thảm
họa, tai nạn hàng loạt, nỗ lực để nhân dân được đón Tết yên vui.