CTTĐT - Nằm cách trung thành phố Yên Bái 8Km và cách thủ đô Hà Nội 170Km,Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Những năm gần đây Yên bình dần được du khách thập phương biết đến vơi vai trò là điểm du lịch thân thiện và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch của Yên Bình đang được đầu tư và khai thác khá hiệu quả. Cùng với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, Yên Bình đang dần được du khách thập phương biết đến với các hoạt động di lịch tâm linh gắn liền với các lễ hội ngày xuân của đồng bào các dân tộc.
Đua thuyền tại lễ hội đền mẫu Thác Bà
Đình làng Khả Lĩnh được xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để thờ thành hoàng loàng ngươi khai
hoang lập tạo tạo nên làng Khả Lĩnh ngày nay. Theo sử sách ghi lại ông tổ của
làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng, quan tải lương thành Bầu dưới chiều Mạc,
trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin
triều Mạc sụp đổ nên đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả
Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa dân
làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là thành hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn
Đại Vương. Bên cạnh việc thờ thành hoàng làng người dân Khả Lĩnh còn lập đền
thờ Nhị vị công chúa con gái vua Hùng Vương thứ 18 người được cắt cử trông giữ
bên bờ sông Chảy. Đình làng Khả Lĩnh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX. Tháng 7 năm 2004 đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là di
tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng từ đó, dân làng thường mở hội vào ngày mùng mười
tháng giêng âm lịch hàng năm để dân làng và khách thập phương vào thắp hương tỏ
lòng thành kính.
Từ Khả Lĩnh, men theo dòng sông
Chảy, hòa mình cùng dòng người chảy hội du khách sẽ đến thăm quần thể di tích
lịch sử đình, chùa Phúc Hòa ở xã Hán Đà. Đình thờ
3 vị tiền nhân là Hiển công đài vàng Quý Minh Đại vương, Hoàng công phò mã Án
sát Đại vương và Hồng Hoa công chúa là con và cháu của vua Hùng Duệ Vương thứ
18. Đây là 3 vị tiền nhân có công đánh giặc ngoại xâm khai khẩn ruộng đất lập
nên làng Phúc Hòa sinh sống, dạy nhân dân làm nông nghiệp, xây dựng làng xã.
Sau khi mất đi trở thành 3 vị hiền thánh được nhân dân lập đền thờ tự.
Đình Phúc Hòa từng là nơi hội họp của hàng lý tổng, chánh tổng để
bàn việc làng, việc nước. thời kháng chiến chống pháp đây còn là nơi tập luyện
của dân quân du kích địa phương. Trải qua những biến cố của lịch sử, đền Phúc
Hòa đã mất hẳn dấu tích.Qua nhiều bước thu thập, khảo cứu, thẩm định, lập hồ sơ
khoa học và đề nghị của địa phương và ngành chức năng, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết
định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng góp
phần giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống
cộng đồng các dân tộc vùng hạ lưu sông Chảy.
Hàng năm đình Phúc Hòa thường khai
hội vào mùng 7 tháng giêng để đón du khách thập phương về dâng hương, bái phật
cầu một năm mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt.
Một trong những
chốn tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền mẫu Thác
Bà. Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi,
dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Vượt qua gần 400 trăm
bậc đá, dừng chân tại sân đền, từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh nhà
máy thủy điện Thác Bà đứa con đầu lòng của ngày điện lực Việt Nam, biểu tượng
của tình hữu nghị Việt - Xô thắm thiết. Hàng
năm cứ vào ngày 9 tháng giêng âm lịch đền Mẫu Thác Bà chính thức khai hội, đông
đảo nhân dân cùng du khách thập phương lại nô nức về dâng hương vãn cảnh cầu
bình an. Năm nay, để ngày khai hội diễn ra an toàn lành mạnh, công tác trùng tu
tôn tạo di tích đã được thị trấn Thác Bà quan tâm trú trọng.
Có thể
nói, cùng với đền Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnh xã Đại Minh, đình và chùa Phúc Hòa
xã Hán Đà đạ tạo nên một miền văn hóa tâm linh mang đạm bản sắc văn hóa vùng hạ
lưu sông Chảy. Cũng như nhiều làng quê ở Việt Nam, lễ hội đình đền ven hạ lưu
sông Chảy ở Yên BÌnh cũng được chia làm hai phần chính đó là phần lễ và
phần hội. Phần lễ được tiến hành trang trọng đúng nghi thức với các phần như lễ dâng hương, dâng
rượu và dâng lễ vật... Kết thúc phần lễ là nghi thức hoá trúc văn dâng lên
Thành Hoàng, thánh Mẫu những lời thành kính cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Sau phần lễ là phần hội với
những trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đẩy gậy, chọi gà, cờ người….
Với đặc trưng là nền văn minh lúa nước nên các trò chơi đều gần gũi với
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động
của quá trình sản xuất nông nghiệp. Các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn
viên của sân đình hoặc sân đền tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng
quê Việt Nam,
không gian văn hóa cộng đồng.
Cứ mỗi độ xuân về khi những cánh đào
cánh mai ep ấp nở, tiếng trống khai hội lại trầm hùng ngân vang như muốn mời
gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phám những
điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân bên bờ
sông Chảy.
3175 lượt xem
(Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm cách trung thành phố Yên Bái 8Km và cách thủ đô Hà Nội 170Km,Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Những năm gần đây Yên bình dần được du khách thập phương biết đến vơi vai trò là điểm du lịch thân thiện và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch của Yên Bình đang được đầu tư và khai thác khá hiệu quả. Cùng với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, Yên Bình đang dần được du khách thập phương biết đến với các hoạt động di lịch tâm linh gắn liền với các lễ hội ngày xuân của đồng bào các dân tộc.
Đình làng Khả Lĩnh được xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để thờ thành hoàng loàng ngươi khai
hoang lập tạo tạo nên làng Khả Lĩnh ngày nay. Theo sử sách ghi lại ông tổ của
làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng, quan tải lương thành Bầu dưới chiều Mạc,
trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin
triều Mạc sụp đổ nên đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả
Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa dân
làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là thành hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn
Đại Vương. Bên cạnh việc thờ thành hoàng làng người dân Khả Lĩnh còn lập đền
thờ Nhị vị công chúa con gái vua Hùng Vương thứ 18 người được cắt cử trông giữ
bên bờ sông Chảy. Đình làng Khả Lĩnh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX. Tháng 7 năm 2004 đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là di
tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng từ đó, dân làng thường mở hội vào ngày mùng mười
tháng giêng âm lịch hàng năm để dân làng và khách thập phương vào thắp hương tỏ
lòng thành kính.
Từ Khả Lĩnh, men theo dòng sông
Chảy, hòa mình cùng dòng người chảy hội du khách sẽ đến thăm quần thể di tích
lịch sử đình, chùa Phúc Hòa ở xã Hán Đà. Đình thờ
3 vị tiền nhân là Hiển công đài vàng Quý Minh Đại vương, Hoàng công phò mã Án
sát Đại vương và Hồng Hoa công chúa là con và cháu của vua Hùng Duệ Vương thứ
18. Đây là 3 vị tiền nhân có công đánh giặc ngoại xâm khai khẩn ruộng đất lập
nên làng Phúc Hòa sinh sống, dạy nhân dân làm nông nghiệp, xây dựng làng xã.
Sau khi mất đi trở thành 3 vị hiền thánh được nhân dân lập đền thờ tự.
Đình Phúc Hòa từng là nơi hội họp của hàng lý tổng, chánh tổng để
bàn việc làng, việc nước. thời kháng chiến chống pháp đây còn là nơi tập luyện
của dân quân du kích địa phương. Trải qua những biến cố của lịch sử, đền Phúc
Hòa đã mất hẳn dấu tích.Qua nhiều bước thu thập, khảo cứu, thẩm định, lập hồ sơ
khoa học và đề nghị của địa phương và ngành chức năng, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết
định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng góp
phần giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống
cộng đồng các dân tộc vùng hạ lưu sông Chảy.
Hàng năm đình Phúc Hòa thường khai
hội vào mùng 7 tháng giêng để đón du khách thập phương về dâng hương, bái phật
cầu một năm mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt.
Một trong những
chốn tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền mẫu Thác
Bà. Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi,
dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Vượt qua gần 400 trăm
bậc đá, dừng chân tại sân đền, từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh nhà
máy thủy điện Thác Bà đứa con đầu lòng của ngày điện lực Việt Nam, biểu tượng
của tình hữu nghị Việt - Xô thắm thiết. Hàng
năm cứ vào ngày 9 tháng giêng âm lịch đền Mẫu Thác Bà chính thức khai hội, đông
đảo nhân dân cùng du khách thập phương lại nô nức về dâng hương vãn cảnh cầu
bình an. Năm nay, để ngày khai hội diễn ra an toàn lành mạnh, công tác trùng tu
tôn tạo di tích đã được thị trấn Thác Bà quan tâm trú trọng.
Có thể
nói, cùng với đền Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnh xã Đại Minh, đình và chùa Phúc Hòa
xã Hán Đà đạ tạo nên một miền văn hóa tâm linh mang đạm bản sắc văn hóa vùng hạ
lưu sông Chảy. Cũng như nhiều làng quê ở Việt Nam, lễ hội đình đền ven hạ lưu
sông Chảy ở Yên BÌnh cũng được chia làm hai phần chính đó là phần lễ và
phần hội. Phần lễ được tiến hành trang trọng đúng nghi thức với các phần như lễ dâng hương, dâng
rượu và dâng lễ vật... Kết thúc phần lễ là nghi thức hoá trúc văn dâng lên
Thành Hoàng, thánh Mẫu những lời thành kính cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Sau phần lễ là phần hội với
những trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đẩy gậy, chọi gà, cờ người….
Với đặc trưng là nền văn minh lúa nước nên các trò chơi đều gần gũi với
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động
của quá trình sản xuất nông nghiệp. Các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn
viên của sân đình hoặc sân đền tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng
quê Việt Nam,
không gian văn hóa cộng đồng.
Cứ mỗi độ xuân về khi những cánh đào
cánh mai ep ấp nở, tiếng trống khai hội lại trầm hùng ngân vang như muốn mời
gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phám những
điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân bên bờ
sông Chảy.