Cùng với diện tích cây tự nhiên có từ trước, từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 554 ha sơn tra.
Vườn ươm sơn tra của Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, trước đây đời sống của đồng bào xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao. Vài năm trở lại đây, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả trên một phần cũng nhờ phát triển cây sơn tra.
Gia đình anh Thào A Dua ở thôn Suối Giao trước đây là hộ khó khăn, nhờ trồng 60 cây sơn tra mà anh đã có tiền mua được trâu, xe máy và nhiều vật dụng có giá trị trong gia đình. Thôn Suối Giao hiện có 62 hộ, thì 100% số hộ đều trồng sơn tra, trung bình mỗi hộ trồng trên 60 cây, bình quân mỗi hộ hàng năm thu về trên 15 triệu đồng.
Cùng với lúa, ngô, trong thời gian qua, Đảng bộ xã Xà Hồ xác định sơn tra là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào. Cùng với diện tích cây tự nhiên có từ trước, từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 554 ha sơn tra, trong đó có 184,4 ha đã cho thu hoạch.
Đồng chí Mùa A Đế - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ nói: "Sơn tra là cây bản địa, có nhiều ở thôn Suối Giao. Tuy không phải là cây trồng mới nhưng nhận thấy hiệu cao về mặt kinh tế nên cùng với sự hỗ trợ về phân, giống người dân trong xã đã tự giác trồng và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng năm đem lại lợi ích kinh tế cao”.
Ở xã Bản Công, ông Giàng A Sình, thôn Bản Công cho biết: "Trước đây mình nghèo, có đất mà không biết trồng cây gì. Được cán bộ đến tuyên truyền, vận động trồng cây sơn tra nên đến nay gia đình mình đã trồng được 5 ha rồi, trong đó 2 ha có thu nhập, mỗi năm được trên 30 triệu đồng”.
Từ năm 2011 đến nay, xã Bản Công đã trồng được 544 ha, trong đó khoảng 104 ha đã cho thu hoạch, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ cây sơn tra. Hiện toàn huyện Trạm Tấu có gần 3.000 ha sơn tra, trong có hơn 280 ha đã cho thu hái, sản lượng 350 – 560 tấn/năm, với giá bán trên thị trường trung bình từ 15 - 25 ngàn đồng/kg, mỗi năm người dân Trạm Tấu thu về trên 10 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế của sơn tra, người dân Trạm Tấu đã trồng tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Đồng chí Nguyễn Văn Xa - Chủ tịch UBND Trạm Tấu cho biết: "Huyện đã chỉ đạo nhân dân các xã có thổ nhưỡng hợp với loại cây này đẩy nhanh tiến độ trồng, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có trên 4.578 ha cây sơn tra, hàng năm cung cấp ra thị trường từ 3.000 – 4.300 tấn quả. Huyện xác định sơn tra là cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo bền vững”.
1369 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cùng với diện tích cây tự nhiên có từ trước, từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 554 ha sơn tra.Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, trước đây đời sống của đồng bào xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao. Vài năm trở lại đây, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả trên một phần cũng nhờ phát triển cây sơn tra.
Gia đình anh Thào A Dua ở thôn Suối Giao trước đây là hộ khó khăn, nhờ trồng 60 cây sơn tra mà anh đã có tiền mua được trâu, xe máy và nhiều vật dụng có giá trị trong gia đình. Thôn Suối Giao hiện có 62 hộ, thì 100% số hộ đều trồng sơn tra, trung bình mỗi hộ trồng trên 60 cây, bình quân mỗi hộ hàng năm thu về trên 15 triệu đồng.
Cùng với lúa, ngô, trong thời gian qua, Đảng bộ xã Xà Hồ xác định sơn tra là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào. Cùng với diện tích cây tự nhiên có từ trước, từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 554 ha sơn tra, trong đó có 184,4 ha đã cho thu hoạch.
Đồng chí Mùa A Đế - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ nói: "Sơn tra là cây bản địa, có nhiều ở thôn Suối Giao. Tuy không phải là cây trồng mới nhưng nhận thấy hiệu cao về mặt kinh tế nên cùng với sự hỗ trợ về phân, giống người dân trong xã đã tự giác trồng và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng năm đem lại lợi ích kinh tế cao”.
Ở xã Bản Công, ông Giàng A Sình, thôn Bản Công cho biết: "Trước đây mình nghèo, có đất mà không biết trồng cây gì. Được cán bộ đến tuyên truyền, vận động trồng cây sơn tra nên đến nay gia đình mình đã trồng được 5 ha rồi, trong đó 2 ha có thu nhập, mỗi năm được trên 30 triệu đồng”.
Từ năm 2011 đến nay, xã Bản Công đã trồng được 544 ha, trong đó khoảng 104 ha đã cho thu hoạch, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ cây sơn tra. Hiện toàn huyện Trạm Tấu có gần 3.000 ha sơn tra, trong có hơn 280 ha đã cho thu hái, sản lượng 350 – 560 tấn/năm, với giá bán trên thị trường trung bình từ 15 - 25 ngàn đồng/kg, mỗi năm người dân Trạm Tấu thu về trên 10 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế của sơn tra, người dân Trạm Tấu đã trồng tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Đồng chí Nguyễn Văn Xa - Chủ tịch UBND Trạm Tấu cho biết: "Huyện đã chỉ đạo nhân dân các xã có thổ nhưỡng hợp với loại cây này đẩy nhanh tiến độ trồng, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có trên 4.578 ha cây sơn tra, hàng năm cung cấp ra thị trường từ 3.000 – 4.300 tấn quả. Huyện xác định sơn tra là cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo bền vững”.