Ngành chăn nuôi ở thành phố Yên Bái đã và đang có những chuyển biến tích cực theo hướng hàng hóa, trong đó việc hỗ trợ người dân đầu tư phát triển, mở rộng qui mô chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp, hàng hóa chất lượng cao là động lực giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát
triển chăn nuôi trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, thành phố
Yên Bái đã tập trung truyên truyền đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng
hàng hóa thông qua các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh. Đến nay, ngành chăn
nuôi trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng xuất hiện
nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung.
Vừa nhanh tay đổ thức ăn cho đàn lợn trên
30 con chuẩn bị bán trong tuần tới, anh Lê Việt Trung ở thôn Bình Lục, xã Văn
Tiến cho biết: "Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi nhưng nhỏ lẻ chỉ 5-7
con. Đầu năm 2014, gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng làm mô hình chăn
nuôi lợn kết hợp (chăn nuôi 5 lợn nái và 31 lợn thịt). Đến nay, tôi thấy mô
hình rất hiệu quả. Gia đình đã bán được gần 5 tấn lợn thịt. Làm mô hình này
mình yên tâm có con giống đảm bảo chất lượng. Thời gian tới, tôi mong muốn được
Nhà nước quan tâm hỗ trợ để gia đình tiếp tục mở rộng chăn nuôi". Trong
năm 2014, xã Văn Tiến được hỗ trợ 12 mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn kết hợp và
mô hình chăn nuôi gà. Các dự án đến với người dân như đòn bẩy giúp người dân
vươn lên giảm nghèo bền vững.
Cũng là một trong những địa phương có phong
trào chăn nuôi phát triển, nhiều năm qua, từ chăn nuôi, nhiều hộ dân xã Tân
Thịnh không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn làm giàu. Thu nhập từ chăn
nuôi, người dân Tân Thịnh đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi
hiện đại phục vụ cuộc sống rồi nuôi con cái ăn học nên người… Riêng trong năm
2014, xã thực hiện 12 mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn thịt kết hợp (5
lợn nái, 31 lợn thịt) và gà. Hiện nay, đàn lợn luân chuyển của xã lên đến
gần 5.000 con, trong đó: 260 con lợn nái, 1.700 con lợn giống và trên 3.000 con
lợn thịt, gia cầm và thủy cầm trên 18.000 con. Sản lượng thịt xuất chuồng năm
2014 đạt 410 tấn, bán 1.000 con lợn giống ra thị trường và xuất chuồng 40.000
con gia cầm, sản lượng đạt 90 tấn.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thành phố,
từ năm 2010 - 2014, thành phố thực hiện 285 mô hình chăn nuôi lợn, gà; trong
đó: 73 mô hình lợn thịt, 91 mô hình lợn nái, 48 mô hình lợn kết hợp, 42 mô hình
gà 1.000 con, 31 mô hình gà 300 con. Riêng trong năm 2014, thực hiện 113 mô
hình lợn và gà. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh và thành phố đối với các mô hình
có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp địa
phương. Qui mô và loại mô hình cũng phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ
gia đình nên khả năng duy trì và phát triển tốt. Các mô hình đã góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế hộ, đồng thời tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Từ các mô hình được hỗ trợ ban đầu có hiệu
quả, các hộ dân phấn khởi phát triển mô hình ra quy mô lớn hơn. Từ 1 mô hình
các hộ đến học tập và nhân rộng ra thêm nhiều mô hình góp phần tích cực vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Người chăn nuôi đã biết lấy nhu
cầu tiêu thụ của thị trường để tìm hướng đi cho sản xuất, phát triển kinh tế hộ
gia đình.
Đánh giá về hiệu quả các mô hình chăn nuôi
trên địa bàn thành phố, bà Trần Thị Nguyệt - Phó trưởng Phòng Kinh tế cho biết:
"Qua đánh giá, kiểm tra thì các mô hình chăn nuôi trên địa bàn đều đạt
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, đối với mô hình chăn nuôi lợn thịt thu nhập bình
quân 60 triệu đồng/năm, mô hình chăn nuôi lợn nái đạt 50 triệu đồng/năm, mô
hình gà 1.000 con/lứa đạt 40 triệu đồng, mô hình nuôi lợn nái sinh sản kết hợp
lợn thịt đạt 55 triệu đồng/năm, mô hình gà 300 con/lứa đạt 12 triệu đồng/năm.
Các chính sách khuyến khích của tỉnh, của thành phố đối với các hộ chăn nuôi đã
tác động tích cực đến việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn, góp phần nâng cao
thu nhập, tạo việc làm cho người dân".
Có thể nói, các chương trình, dự án hỗ trợ
chăn nuôi trên địa bàn thành phố thời gian qua đã làm đòn bẩy trong phát triển
kinh tế. Đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản
xuất hàng hóa quy mô lớn đã góp phần đưa tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp,
thủy sản của thành phố năm 2014 đạt 120 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013. Để
hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, trong năm 2015, thành
phố thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp của tỉnh và chương trình xây dựng nông thôn mới với Đề án "Phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao"
nhằm nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy cuộc vận động xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn.
3237 lượt xem
(Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái)
Ngành chăn nuôi ở thành phố Yên Bái đã và đang có những chuyển biến tích cực theo hướng hàng hóa, trong đó việc hỗ trợ người dân đầu tư phát triển, mở rộng qui mô chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp, hàng hóa chất lượng cao là động lực giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát
triển chăn nuôi trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, thành phố
Yên Bái đã tập trung truyên truyền đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng
hàng hóa thông qua các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh. Đến nay, ngành chăn
nuôi trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng xuất hiện
nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung.
Vừa nhanh tay đổ thức ăn cho đàn lợn trên
30 con chuẩn bị bán trong tuần tới, anh Lê Việt Trung ở thôn Bình Lục, xã Văn
Tiến cho biết: "Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi nhưng nhỏ lẻ chỉ 5-7
con. Đầu năm 2014, gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng làm mô hình chăn
nuôi lợn kết hợp (chăn nuôi 5 lợn nái và 31 lợn thịt). Đến nay, tôi thấy mô
hình rất hiệu quả. Gia đình đã bán được gần 5 tấn lợn thịt. Làm mô hình này
mình yên tâm có con giống đảm bảo chất lượng. Thời gian tới, tôi mong muốn được
Nhà nước quan tâm hỗ trợ để gia đình tiếp tục mở rộng chăn nuôi". Trong
năm 2014, xã Văn Tiến được hỗ trợ 12 mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn kết hợp và
mô hình chăn nuôi gà. Các dự án đến với người dân như đòn bẩy giúp người dân
vươn lên giảm nghèo bền vững.
Cũng là một trong những địa phương có phong
trào chăn nuôi phát triển, nhiều năm qua, từ chăn nuôi, nhiều hộ dân xã Tân
Thịnh không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn làm giàu. Thu nhập từ chăn
nuôi, người dân Tân Thịnh đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi
hiện đại phục vụ cuộc sống rồi nuôi con cái ăn học nên người… Riêng trong năm
2014, xã thực hiện 12 mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn thịt kết hợp (5
lợn nái, 31 lợn thịt) và gà. Hiện nay, đàn lợn luân chuyển của xã lên đến
gần 5.000 con, trong đó: 260 con lợn nái, 1.700 con lợn giống và trên 3.000 con
lợn thịt, gia cầm và thủy cầm trên 18.000 con. Sản lượng thịt xuất chuồng năm
2014 đạt 410 tấn, bán 1.000 con lợn giống ra thị trường và xuất chuồng 40.000
con gia cầm, sản lượng đạt 90 tấn.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thành phố,
từ năm 2010 - 2014, thành phố thực hiện 285 mô hình chăn nuôi lợn, gà; trong
đó: 73 mô hình lợn thịt, 91 mô hình lợn nái, 48 mô hình lợn kết hợp, 42 mô hình
gà 1.000 con, 31 mô hình gà 300 con. Riêng trong năm 2014, thực hiện 113 mô
hình lợn và gà. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh và thành phố đối với các mô hình
có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp địa
phương. Qui mô và loại mô hình cũng phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ
gia đình nên khả năng duy trì và phát triển tốt. Các mô hình đã góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế hộ, đồng thời tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Từ các mô hình được hỗ trợ ban đầu có hiệu
quả, các hộ dân phấn khởi phát triển mô hình ra quy mô lớn hơn. Từ 1 mô hình
các hộ đến học tập và nhân rộng ra thêm nhiều mô hình góp phần tích cực vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Người chăn nuôi đã biết lấy nhu
cầu tiêu thụ của thị trường để tìm hướng đi cho sản xuất, phát triển kinh tế hộ
gia đình.
Đánh giá về hiệu quả các mô hình chăn nuôi
trên địa bàn thành phố, bà Trần Thị Nguyệt - Phó trưởng Phòng Kinh tế cho biết:
"Qua đánh giá, kiểm tra thì các mô hình chăn nuôi trên địa bàn đều đạt
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, đối với mô hình chăn nuôi lợn thịt thu nhập bình
quân 60 triệu đồng/năm, mô hình chăn nuôi lợn nái đạt 50 triệu đồng/năm, mô
hình gà 1.000 con/lứa đạt 40 triệu đồng, mô hình nuôi lợn nái sinh sản kết hợp
lợn thịt đạt 55 triệu đồng/năm, mô hình gà 300 con/lứa đạt 12 triệu đồng/năm.
Các chính sách khuyến khích của tỉnh, của thành phố đối với các hộ chăn nuôi đã
tác động tích cực đến việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn, góp phần nâng cao
thu nhập, tạo việc làm cho người dân".
Có thể nói, các chương trình, dự án hỗ trợ
chăn nuôi trên địa bàn thành phố thời gian qua đã làm đòn bẩy trong phát triển
kinh tế. Đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản
xuất hàng hóa quy mô lớn đã góp phần đưa tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp,
thủy sản của thành phố năm 2014 đạt 120 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013. Để
hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, trong năm 2015, thành
phố thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp của tỉnh và chương trình xây dựng nông thôn mới với Đề án "Phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao"
nhằm nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy cuộc vận động xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn.