CTTĐT - Những tia nắng ấm áp của mùa xuân, sức xuân đang tràn ngập trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, mùa xuân này, không khí “ăn chung một tết” đã trở nên quen thuộc, ấm áp ở đồng bào vùng cao. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xóa dần các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tích cực thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh ngày một nâng lên.
Đời sống của đồng bào vùng cao từng bước được nâng lên
Có được kết quả đó là nhờ tỉnh Yên
Bái đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Ngay sau khi có Hướng dẫn số 81-HD/BTGTW
ngày 15/5/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về hướng dân tổ chức học tập, quán
triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa
XI, Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức Hội nghị quán triệt và học tập Nghị quyết cho
350 đồng chí cán bộ chủ chốt của tỉnh. Đến nay, 100% các huyện, thành ủy và các
đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các chi đảng bộ cơ
sở, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức quán triệt, học tập Nghị
quyết, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của cấp,
ngành mình. Qua học tập quán triệt bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mới
trong nhận thức và hành động, các nội dung về công tác dân vận đã được gắn vào
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm, chọn những nội dung đột phá, vận dụng linh hoạt theo tình hình thực
tiễn tại địa phương. Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được
những kết quả bước đầu. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức và tư tưởng
được các cấp ủy đảng quan tâm hơn trước. Nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà
nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai
trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới được nâng cao.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã đổi mới công
tác tuyên truyền, vận động, trọng tâm là nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí
công tác dân vận trong tình hình mới. Đặc biệt là khi xảy ra sự kiện Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với các sở, ban ngành, MTTQ và
các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tổ
chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân hiểu chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước về giải quyết các tranh chấp trên biển. Qua quá trình triển
khai, tổng kết nhận thấy công tác tuyên truyền miệng, định hướng dư luận xã hội
hết sức quan trọng đã giúp ổn định tư tưởng của quần chúng nhân dân. Chính vì
vậy, trong thời gian vừa qua trên địa bàn không để xảy ra tình trạng gây rối,
mất an ninh trật tự.
Công tác cải cách thủ tục hành chính và xây
dựng đạo đức công vụ đã được đổi mới và xác định là việc làm then chốt trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chính quyền các cấp đã định kỳ thực
hiện lịch tiếp công dân, thiết lập chế độ đi cơ sở, làm việc tại cơ sở, tập
trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, đề xuất chính đáng của
nhân dân. Các sở, ban ngành đã phối hợp tham mưu xử lý những vụ việc tiêu cực,
tham nhũng; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đông người
phức tạp, kéo dài. Công tác đánh giá, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ được thực
hiện tốt gắn với việc tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Theo báo cáo của Ủy ban nhân
dân tỉnh, trong năm 2014, toàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 1.281 đơn, có 1.050
đơn đủ điều kiện xử lý (178 đơn khiếu nại, 91 đơn tố cáo, 781 đơn kiến nghị,
phản ánh). Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiếp 1.231 lượt công dân đến trụ sở
các cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, trụ
sở tiếp công dân của tỉnh tiếp 326 lượt; cấp huyện, thị xã, thành phố tiếp 480
lượt; các ngành trong tỉnh tiếp 425 lượt.
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các
cấp đổi mới nội dung, phương thức; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tập
trung hướng về cơ sở, tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH,
các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở; nâng cao ý thức tự quản ở cộng đồng dân cư; tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; Đẩy mạnh công tác quán
triệt, triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW về “Quy
chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội”; “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và
nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, đồng thời xây
dựng kế hoạch, cụ thể hóa, lựa chọn các nội dung giám sát và phản biện cũng như
các nội dung tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Cùng với đó việc đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an
ninh, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 3.067 mô hình “Dân
vận khéo” có hiệu quả ở các địa phương, đơn vị. Trong đó có 1.944 mô hình phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội; trên 700 mô hình quốc phòng an ninh; gần 400
mô hình xây dựng hệ thống chính trị…Nhiều mô hình điển hình “Dân vận khéo” đã
có tác dụng và hiệu quả to lớn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước
trong nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu
như các mô hình: Sản xuất miến đao, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của xã
Giới Phiên, Phúc Lộc (thành phố Yên Bái); vận động nhân dân tham gia xây dựng
cánh đồng mẫu lớn tại xã Tân Lĩnh (Lục Yên); duy trì và phát triển làng nghề,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại xã Nghĩa An (thị
xã Nghĩa Lộ); vận động nhân dân sản xuất đông xuân tại xã Khao Mang, Lao Chải,
Hồ Bốn (Mù Cang Chải); trồng cây sơn tra tại thôn Tà Sùa, xã Bản Công (Trạm
Tấu); vận động đồng bào công giáo tích cực xây dựng nông thôn mới của xã Yên
Hưng, An Thịnh (Văn Yên); mô hình vận động đồng bào Mông thực hiện Đề án xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang tại thôn Pang Cáng, xã Suối
Giàng (huyện Văn Chấn)…
Đặc biệt, năm 2013 khi Tỉnh ủy Yên Bái có chủ trương vận động các huyện,
thị có đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán, đến nay đã có
100% đồng bào Mông ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải “ăn chung một tết”.
Việc thay đổi nhận thức của đồng bào Mông về một phong tục tập quán không còn
phù hợp với nếp sống hiện nay là chuyện không dễ…Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban
hành công văn đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương có đông đồng bào dân
tộc sinh sống tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả chủ trương của tỉnh.
Các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể được
phân công giúp đỡ các xã có đồng bào Mông sinh sống chủ động xây dựng kế hoạch,
phân công cán bộ đến các địa phương có đồng bào dân tộc Mông, để vận động, động
viên, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Từ đó, cuộc vận động đã đạt được hiệu quả thiết thực, đồng bào phấn khởi, tự
giác thực hiện, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Năm Giáp Ngọ khép lại nhưng là nền tảng để
mở ra một hướng đi mới hứa hẹn nhiều niềm vui. Bởi mùa xuân này, mùa xuân tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, để thực hiện tốt công tác dân vận trong tình hình
mới, trong thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt
Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; tiếp tục đổi mới, xác định
những việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, đơn vị.
Các hoạt động sẽ tăng cường hướng mạnh về cơ sở, thường xuyên tìm hiểu, lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Quan tâm xây dựng lực lượng
cốt cán và đại biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư để kịp thời phát
hiện, xử lý các tình huống mới phát sinh ngay tại cơ sở…góp phần mang lại đời
sống tốt đẹp cho nhân dân.
3198 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những tia nắng ấm áp của mùa xuân, sức xuân đang tràn ngập trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, mùa xuân này, không khí “ăn chung một tết” đã trở nên quen thuộc, ấm áp ở đồng bào vùng cao. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xóa dần các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tích cực thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh ngày một nâng lên.
Có được kết quả đó là nhờ tỉnh Yên
Bái đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Ngay sau khi có Hướng dẫn số 81-HD/BTGTW
ngày 15/5/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về hướng dân tổ chức học tập, quán
triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa
XI, Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức Hội nghị quán triệt và học tập Nghị quyết cho
350 đồng chí cán bộ chủ chốt của tỉnh. Đến nay, 100% các huyện, thành ủy và các
đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các chi đảng bộ cơ
sở, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức quán triệt, học tập Nghị
quyết, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của cấp,
ngành mình. Qua học tập quán triệt bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mới
trong nhận thức và hành động, các nội dung về công tác dân vận đã được gắn vào
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm, chọn những nội dung đột phá, vận dụng linh hoạt theo tình hình thực
tiễn tại địa phương. Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được
những kết quả bước đầu. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức và tư tưởng
được các cấp ủy đảng quan tâm hơn trước. Nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà
nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai
trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới được nâng cao.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã đổi mới công
tác tuyên truyền, vận động, trọng tâm là nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí
công tác dân vận trong tình hình mới. Đặc biệt là khi xảy ra sự kiện Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với các sở, ban ngành, MTTQ và
các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tổ
chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân hiểu chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước về giải quyết các tranh chấp trên biển. Qua quá trình triển
khai, tổng kết nhận thấy công tác tuyên truyền miệng, định hướng dư luận xã hội
hết sức quan trọng đã giúp ổn định tư tưởng của quần chúng nhân dân. Chính vì
vậy, trong thời gian vừa qua trên địa bàn không để xảy ra tình trạng gây rối,
mất an ninh trật tự.
Công tác cải cách thủ tục hành chính và xây
dựng đạo đức công vụ đã được đổi mới và xác định là việc làm then chốt trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chính quyền các cấp đã định kỳ thực
hiện lịch tiếp công dân, thiết lập chế độ đi cơ sở, làm việc tại cơ sở, tập
trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, đề xuất chính đáng của
nhân dân. Các sở, ban ngành đã phối hợp tham mưu xử lý những vụ việc tiêu cực,
tham nhũng; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đông người
phức tạp, kéo dài. Công tác đánh giá, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ được thực
hiện tốt gắn với việc tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Theo báo cáo của Ủy ban nhân
dân tỉnh, trong năm 2014, toàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 1.281 đơn, có 1.050
đơn đủ điều kiện xử lý (178 đơn khiếu nại, 91 đơn tố cáo, 781 đơn kiến nghị,
phản ánh). Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiếp 1.231 lượt công dân đến trụ sở
các cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, trụ
sở tiếp công dân của tỉnh tiếp 326 lượt; cấp huyện, thị xã, thành phố tiếp 480
lượt; các ngành trong tỉnh tiếp 425 lượt.
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các
cấp đổi mới nội dung, phương thức; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tập
trung hướng về cơ sở, tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH,
các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở; nâng cao ý thức tự quản ở cộng đồng dân cư; tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; Đẩy mạnh công tác quán
triệt, triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW về “Quy
chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội”; “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và
nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, đồng thời xây
dựng kế hoạch, cụ thể hóa, lựa chọn các nội dung giám sát và phản biện cũng như
các nội dung tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Cùng với đó việc đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an
ninh, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 3.067 mô hình “Dân
vận khéo” có hiệu quả ở các địa phương, đơn vị. Trong đó có 1.944 mô hình phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội; trên 700 mô hình quốc phòng an ninh; gần 400
mô hình xây dựng hệ thống chính trị…Nhiều mô hình điển hình “Dân vận khéo” đã
có tác dụng và hiệu quả to lớn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước
trong nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu
như các mô hình: Sản xuất miến đao, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của xã
Giới Phiên, Phúc Lộc (thành phố Yên Bái); vận động nhân dân tham gia xây dựng
cánh đồng mẫu lớn tại xã Tân Lĩnh (Lục Yên); duy trì và phát triển làng nghề,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại xã Nghĩa An (thị
xã Nghĩa Lộ); vận động nhân dân sản xuất đông xuân tại xã Khao Mang, Lao Chải,
Hồ Bốn (Mù Cang Chải); trồng cây sơn tra tại thôn Tà Sùa, xã Bản Công (Trạm
Tấu); vận động đồng bào công giáo tích cực xây dựng nông thôn mới của xã Yên
Hưng, An Thịnh (Văn Yên); mô hình vận động đồng bào Mông thực hiện Đề án xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang tại thôn Pang Cáng, xã Suối
Giàng (huyện Văn Chấn)…
Đặc biệt, năm 2013 khi Tỉnh ủy Yên Bái có chủ trương vận động các huyện,
thị có đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán, đến nay đã có
100% đồng bào Mông ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải “ăn chung một tết”.
Việc thay đổi nhận thức của đồng bào Mông về một phong tục tập quán không còn
phù hợp với nếp sống hiện nay là chuyện không dễ…Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban
hành công văn đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương có đông đồng bào dân
tộc sinh sống tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả chủ trương của tỉnh.
Các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể được
phân công giúp đỡ các xã có đồng bào Mông sinh sống chủ động xây dựng kế hoạch,
phân công cán bộ đến các địa phương có đồng bào dân tộc Mông, để vận động, động
viên, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Từ đó, cuộc vận động đã đạt được hiệu quả thiết thực, đồng bào phấn khởi, tự
giác thực hiện, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Năm Giáp Ngọ khép lại nhưng là nền tảng để
mở ra một hướng đi mới hứa hẹn nhiều niềm vui. Bởi mùa xuân này, mùa xuân tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, để thực hiện tốt công tác dân vận trong tình hình
mới, trong thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt
Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; tiếp tục đổi mới, xác định
những việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, đơn vị.
Các hoạt động sẽ tăng cường hướng mạnh về cơ sở, thường xuyên tìm hiểu, lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Quan tâm xây dựng lực lượng
cốt cán và đại biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư để kịp thời phát
hiện, xử lý các tình huống mới phát sinh ngay tại cơ sở…góp phần mang lại đời
sống tốt đẹp cho nhân dân.