CTTĐT - Tết Nguyên Đán cổ truyền đang đến rất gần! Với mỗi người dân Việt Nam, Tết thường gắn với những cảm xúc rất chung: đó là niềm hân hoan, háo hức đón chào năm mới; là niềm vui sum họp và hội ngộ; là dịp để sống lại những kí ức ngọt ngào về cái Tết xa xưa từ những ngày còn nghèo khó. Riêng với người dân vùng đất Ngọc Lục Yên, Tết còn gắn liền với một phong tục đẹp rất riêng, rất lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây: đi chợ tất niên - phiên chợ 25 Tết.
Thói quen đi chợ 25 Tết đã có từ rất lâu. Ngày ấy, cả vùng đất Lục Yên núi non trùng điệp chỉ có duy nhất một cái chợ nằm ở trung tâm thị trấn, khu vực chợ thị trấn Yên Thế ngày nay. Đường sá đi lại khó khăn, giao thông cách trở, trong khi đời sống kinh tế khó khăn, có những người cả năm chẳng đặt chân đến chợ. Với tâm niệm cả năm đã làm ăn vất vả, phải có ít nhất một ngày được thảnh thơi đi chơi chợ trước khi năm hết Tết đến. Không ai hẹn ai, từ già trẻ gái trai, vùng cao đến vùng thấp đều nô nức kéo về chợ huyện. Không mang nặng tâm lý buôn bán lãi lời, người đi chợ Tết cốt chỉ mua vui, gặp gỡ và trao đổi với nhau về tình hình đời sống gia đình trong năm cũ và những dự định trong năm mới.
Điều đặc biệt ở chợ Tết Lục Yên là ngoài những món hàng chỉ được đưa từ dưới xuôi lên vào dịp Tết như: bánh mứt kẹo, hoa quả, tranh ảnh và đồ trang trí Tết, còn có những món hàng đúng tính chất cây nhà lá vườn, là những nông sản địa phương như củ sắn, củ khoai, quả ngô, ít gạo nếp; ít hoa quả như cam quýt, quả bưởi, nải chuối, bó mía hay những thứ hàng khác như lá dong, cây giang chẻ lạt…tạo nên một buổi chợ vô cùng phong phú, đa dạng. Cũng vì tâm lý đi chơi chợ cho vui, nên giá cả các mặt hàng cũng không hề đắt. Ai cũng muốn bán thật nhanh cho hết để còn đi chơi, có món tiền để mua vài thứ quà Tết đem về nên việc mua bán diễn ra rất nhanh gọn và thoải mái. Có khi chính người bán cũng không biết định giá hàng của mình ra sao, cứ thuận mua vừa bán, miễn sao người mua cảm thấy ưng ý và người bán cũng cảm thấy hài lòng.
Đối với những người bán phở ở Lục Yên, ngày 25 Tết là ngày đắt hàng nhất trong năm. Từ rất lâu, khi mà đời sống kinh tế còn khó khăn, giao thông đi lại hạn chế, thì được ăn một bát phở là điều xa xỉ đối với người dân ở các xã nằm xa trung tâm huyện. Chính vì cả năm mới có một dịp đi chợ, nên với đa số người đi chợ, nhất định phải được ăn một bát phở, coi như là bữa tất niên. Đến tận bay giờ, nhiều người vẫn vui miệng ví von: đắt như hàng phở chợ 25 Tết. Ngày nay, đời sống kinh tế khấm khá hơn, hầu như xã nào cũng có hàng bán phở. Nhưng như một thói quen khó bỏ, người về đi chợ vẫn tìm đến hàng phở, không chỉ để thưởng thức một món ăn ngon, mà còn để tìm lại những kí ức đẹp đẽ của cái Tết quê trong tâm trí họ.
Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đường giao thông đã nối liền khắp các thôn bản của 24 xã, thị trấn trong toàn huyện. Hầu như xã nào cũng đã có chợ hoặc khu vực họp chợ, hàng hoá được đưa về tới tận nông thôn. Thế nhưng với nhiều người dân Lục Yên, nhất là người lớn, người già, thói quen đi chợ 25 Tết vẫn được duy trì. Tuy nhiên, chợ Tết ngày nay đã có nhiều đổi khác. Chợ không họp tại sân chợ đá quý nữa mà chuyển vào khu vực Chợ nông sản đã được xây mới khang trang, rộng rãi. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, việc mua bán, trao đổi hàng hoá đã được thương mại hoá, không chỉ mang tính tự phát như ngày trước nữa. Không khí họp chợ vì thế cũng căng thẳng, nặng nề hơn. Hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đi kèm với đó là nguy cơ mua nhàm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trong khi giá cả ngày càng leo thang; chợ Tết đã kém vui đi nhiều so với ngày trước.
Lục Yên là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Phiên chợ tất niên ngày 25 Tết cũng là một trong những nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ. Chính vì vậy, đừng để những yếu tố thị trường thương mại hóa phiên chợ cả năm chỉ họp duy nhất một lần này; đừng trà trộn những mặt hàng kém chất lượng rồi gắn mác đặc sản địa phương để buôn bán kiếm lời; đừng buôn gian bán lận để mọi người dân không phải canh cánh nỗi lo khi chọn mua hàng Tết. Hãy giữ đúng tinh thần và tâm lý thoải mái, vui vẻ của những phiên chợ Tết quê. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, Lục Yên lại rộn ràng đón khách về đi phiên chợ 25, cùng thăm thú và khám phá vùng đất và con người nơi đất Ngọc.
3479 lượt xem
Mai Thu - Đài TT-TH Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tết Nguyên Đán cổ truyền đang đến rất gần! Với mỗi người dân Việt Nam, Tết thường gắn với những cảm xúc rất chung: đó là niềm hân hoan, háo hức đón chào năm mới; là niềm vui sum họp và hội ngộ; là dịp để sống lại những kí ức ngọt ngào về cái Tết xa xưa từ những ngày còn nghèo khó. Riêng với người dân vùng đất Ngọc Lục Yên, Tết còn gắn liền với một phong tục đẹp rất riêng, rất lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây: đi chợ tất niên - phiên chợ 25 Tết.
Thói quen đi chợ 25 Tết đã có từ rất lâu. Ngày ấy, cả vùng đất Lục Yên núi non trùng điệp chỉ có duy nhất một cái chợ nằm ở trung tâm thị trấn, khu vực chợ thị trấn Yên Thế ngày nay. Đường sá đi lại khó khăn, giao thông cách trở, trong khi đời sống kinh tế khó khăn, có những người cả năm chẳng đặt chân đến chợ. Với tâm niệm cả năm đã làm ăn vất vả, phải có ít nhất một ngày được thảnh thơi đi chơi chợ trước khi năm hết Tết đến. Không ai hẹn ai, từ già trẻ gái trai, vùng cao đến vùng thấp đều nô nức kéo về chợ huyện. Không mang nặng tâm lý buôn bán lãi lời, người đi chợ Tết cốt chỉ mua vui, gặp gỡ và trao đổi với nhau về tình hình đời sống gia đình trong năm cũ và những dự định trong năm mới.
Điều đặc biệt ở chợ Tết Lục Yên là ngoài những món hàng chỉ được đưa từ dưới xuôi lên vào dịp Tết như: bánh mứt kẹo, hoa quả, tranh ảnh và đồ trang trí Tết, còn có những món hàng đúng tính chất cây nhà lá vườn, là những nông sản địa phương như củ sắn, củ khoai, quả ngô, ít gạo nếp; ít hoa quả như cam quýt, quả bưởi, nải chuối, bó mía hay những thứ hàng khác như lá dong, cây giang chẻ lạt…tạo nên một buổi chợ vô cùng phong phú, đa dạng. Cũng vì tâm lý đi chơi chợ cho vui, nên giá cả các mặt hàng cũng không hề đắt. Ai cũng muốn bán thật nhanh cho hết để còn đi chơi, có món tiền để mua vài thứ quà Tết đem về nên việc mua bán diễn ra rất nhanh gọn và thoải mái. Có khi chính người bán cũng không biết định giá hàng của mình ra sao, cứ thuận mua vừa bán, miễn sao người mua cảm thấy ưng ý và người bán cũng cảm thấy hài lòng.
Đối với những người bán phở ở Lục Yên, ngày 25 Tết là ngày đắt hàng nhất trong năm. Từ rất lâu, khi mà đời sống kinh tế còn khó khăn, giao thông đi lại hạn chế, thì được ăn một bát phở là điều xa xỉ đối với người dân ở các xã nằm xa trung tâm huyện. Chính vì cả năm mới có một dịp đi chợ, nên với đa số người đi chợ, nhất định phải được ăn một bát phở, coi như là bữa tất niên. Đến tận bay giờ, nhiều người vẫn vui miệng ví von: đắt như hàng phở chợ 25 Tết. Ngày nay, đời sống kinh tế khấm khá hơn, hầu như xã nào cũng có hàng bán phở. Nhưng như một thói quen khó bỏ, người về đi chợ vẫn tìm đến hàng phở, không chỉ để thưởng thức một món ăn ngon, mà còn để tìm lại những kí ức đẹp đẽ của cái Tết quê trong tâm trí họ.
Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đường giao thông đã nối liền khắp các thôn bản của 24 xã, thị trấn trong toàn huyện. Hầu như xã nào cũng đã có chợ hoặc khu vực họp chợ, hàng hoá được đưa về tới tận nông thôn. Thế nhưng với nhiều người dân Lục Yên, nhất là người lớn, người già, thói quen đi chợ 25 Tết vẫn được duy trì. Tuy nhiên, chợ Tết ngày nay đã có nhiều đổi khác. Chợ không họp tại sân chợ đá quý nữa mà chuyển vào khu vực Chợ nông sản đã được xây mới khang trang, rộng rãi. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, việc mua bán, trao đổi hàng hoá đã được thương mại hoá, không chỉ mang tính tự phát như ngày trước nữa. Không khí họp chợ vì thế cũng căng thẳng, nặng nề hơn. Hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đi kèm với đó là nguy cơ mua nhàm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trong khi giá cả ngày càng leo thang; chợ Tết đã kém vui đi nhiều so với ngày trước.
Lục Yên là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Phiên chợ tất niên ngày 25 Tết cũng là một trong những nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ. Chính vì vậy, đừng để những yếu tố thị trường thương mại hóa phiên chợ cả năm chỉ họp duy nhất một lần này; đừng trà trộn những mặt hàng kém chất lượng rồi gắn mác đặc sản địa phương để buôn bán kiếm lời; đừng buôn gian bán lận để mọi người dân không phải canh cánh nỗi lo khi chọn mua hàng Tết. Hãy giữ đúng tinh thần và tâm lý thoải mái, vui vẻ của những phiên chợ Tết quê. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, Lục Yên lại rộn ràng đón khách về đi phiên chợ 25, cùng thăm thú và khám phá vùng đất và con người nơi đất Ngọc.