CTTĐT - Đầu năm đi lễ cầu may đã trở thành nét văn hóa tâm linh, nhu cầu tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ người Việt Nam khi năm mới bắt đầu. Những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, rất đông du khách thập phương đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an và hạnh phúc.
Ngay từ thời khắc
Giao thừa, các ngôi chùa, đền, đình làng trên địa bàn thành phố Yên
Bái và các huyện rất đông người đến cầu phúc, cầu tài. Mọi người quan niệm lên
chùa xin lộc để về xông đất, xông nhà mong sự an lành. Phong tục đi chùa đầu
năm không chỉ để cầu an vui, may mắn, mà còn là để tìm kiếm sự bình lặng, che
chở trong tâm hồn. Phật giáo luôn hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ
nên phong tục đi lễ đầu năm thể hiện mong muốn hướng thiện, hướng đến những điều
tốt đẹp trong cuộc sống, nhắc nhở con người tránh xa những “tham - sân - si”,
tránh xa những dục vọng tầm thuờng...
Đến
chùa Ngọc Am phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái vào ngày đầu năm có rất nhiều
người không kể già trẻ gái trai đã đến để thắp một nén
nhang cùng với tấm lòng thành kính tấu lên trời đất, xin đức Thánh, đức Phật
phù trợ độ trì cho gia đình mình một năm mới được mạnh khoẻ, an lành, mọi công
việc được suôn sẻ, may mắn, phát đạt và tràn đầy hạnh phúc.
Không chỉ có bà con phật tử mà còn
rất đông khách thập phương đến lễ chùa. Đến chùa ai cũng mong sớm được vào dâng hương, tế lễ phù hộ cho gia đình
mình một năm mới an khang thịnh vượng. Chị Nguyễn Thị Minh Huệ ở phường Hồng Hà
cho biết: “Năm nào cũng vậy, ngày đầu năm cả gia đình tôi lên chùa Am để dâng
hương cầu may, và xin lộc mong gia đình mạnh khỏe, bình an.”
Những ngày đầu năm mới, dòng người
đổ về các đền, chùa để cầu tài, cầu lộc đông như hội. Bà Bùi Thị Hiền, phường Nguyễn
Phúc, thành phố Yên Bái cho biết, bà đến đây để cầu cho con cháu trong gia đình
làm ăn phát đạt, sống vui vẻ, hạnh phúc. Bà cũng cầu cho mình sẽ sống khỏe mạnh
để nuôi dạy, bảo ban con cháu”.
Không chỉ có các bà, các cô, các chị đi chùa mà còn rất nhiều người là
nam giới cũng đi chùa để cầu khấn, lễ bái. “Tôi cầu cho gia đình năm mới có
nhiều sức khỏe vì có sức khỏe sẽ có tất cả, không có sức khỏe sẽ khó thực hiện
được những dự định, công việc của mình”, anh Nguyễn Văn Tuấn ở phường Nguyễn Thái
Học chia sẻ.
Đi lễ cầu may đầu năm không chỉ là
khởi đầu những ước vọng cho một năm mới mà còn là thói quen,
nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam,
là nơi thể hiện ước mơ ngàn đời của người Việt Nam, cầu mong mưa thuận gió hòa,
cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình. Và mọi người tin rằng, đi
lễ đầu xuân trở về tâm hồn sẽ thanh thản hơn, tràn đầy niềm tin và hi vọng một
cuộc sống ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
2916 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đầu năm đi lễ cầu may đã trở thành nét văn hóa tâm linh, nhu cầu tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ người Việt Nam khi năm mới bắt đầu. Những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, rất đông du khách thập phương đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an và hạnh phúc.
Ngay từ thời khắc
Giao thừa, các ngôi chùa, đền, đình làng trên địa bàn thành phố Yên
Bái và các huyện rất đông người đến cầu phúc, cầu tài. Mọi người quan niệm lên
chùa xin lộc để về xông đất, xông nhà mong sự an lành. Phong tục đi chùa đầu
năm không chỉ để cầu an vui, may mắn, mà còn là để tìm kiếm sự bình lặng, che
chở trong tâm hồn. Phật giáo luôn hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ
nên phong tục đi lễ đầu năm thể hiện mong muốn hướng thiện, hướng đến những điều
tốt đẹp trong cuộc sống, nhắc nhở con người tránh xa những “tham - sân - si”,
tránh xa những dục vọng tầm thuờng...
Đến
chùa Ngọc Am phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái vào ngày đầu năm có rất nhiều
người không kể già trẻ gái trai đã đến để thắp một nén
nhang cùng với tấm lòng thành kính tấu lên trời đất, xin đức Thánh, đức Phật
phù trợ độ trì cho gia đình mình một năm mới được mạnh khoẻ, an lành, mọi công
việc được suôn sẻ, may mắn, phát đạt và tràn đầy hạnh phúc.
Không chỉ có bà con phật tử mà còn
rất đông khách thập phương đến lễ chùa. Đến chùa ai cũng mong sớm được vào dâng hương, tế lễ phù hộ cho gia đình
mình một năm mới an khang thịnh vượng. Chị Nguyễn Thị Minh Huệ ở phường Hồng Hà
cho biết: “Năm nào cũng vậy, ngày đầu năm cả gia đình tôi lên chùa Am để dâng
hương cầu may, và xin lộc mong gia đình mạnh khỏe, bình an.”
Những ngày đầu năm mới, dòng người
đổ về các đền, chùa để cầu tài, cầu lộc đông như hội. Bà Bùi Thị Hiền, phường Nguyễn
Phúc, thành phố Yên Bái cho biết, bà đến đây để cầu cho con cháu trong gia đình
làm ăn phát đạt, sống vui vẻ, hạnh phúc. Bà cũng cầu cho mình sẽ sống khỏe mạnh
để nuôi dạy, bảo ban con cháu”.
Không chỉ có các bà, các cô, các chị đi chùa mà còn rất nhiều người là
nam giới cũng đi chùa để cầu khấn, lễ bái. “Tôi cầu cho gia đình năm mới có
nhiều sức khỏe vì có sức khỏe sẽ có tất cả, không có sức khỏe sẽ khó thực hiện
được những dự định, công việc của mình”, anh Nguyễn Văn Tuấn ở phường Nguyễn Thái
Học chia sẻ.
Đi lễ cầu may đầu năm không chỉ là
khởi đầu những ước vọng cho một năm mới mà còn là thói quen,
nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam,
là nơi thể hiện ước mơ ngàn đời của người Việt Nam, cầu mong mưa thuận gió hòa,
cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình. Và mọi người tin rằng, đi
lễ đầu xuân trở về tâm hồn sẽ thanh thản hơn, tràn đầy niềm tin và hi vọng một
cuộc sống ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.