CTTĐT- Lễ hội Cầu mùa là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào người Dao đỏ ở xã Khai Trung – huyện Lục Yên. Không chỉ cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, Lễ hội Cầu mùa còn là dịp củng cố và thắt chặt mối quan hệ, giao tiếp giữa con người, tạo sự gắn kết cộng đồng. Với những ý nghĩa đặc biệt như vậy, trong 2 ngày 23 và 24/2, tức Mùng 5 và mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, xã Khai Trung đã phục dựng thành công Lễ hội Cầu mùa truyền thống của người Dao bản địa.
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào người Dao xã Khai Trung đã có từ hơn 400 năm nay, được lưu truyền qua 7 đời chủ lễ. Ông Đặng Phúc Chu, người có uy tín trong cộng đồng người Dao xã Khai Trung cho biết: “Trước đây, vùng đất được gọi là bình nguyên xanh này vốn là rừng núi hoang vu, nhiều thú dữ; người dân hay bị dịch bệnh hoành hành, mùa màng thất bát. Nên 3 năm một lần, cứ đến tháng Giêng và tháng Bảy, nhân dân lại tổ chức Lễ hội Cầu mùa, trước là để trả lễ cho bản Vương – Vua của người Dao, sau là để cầu xin các vị thánh thần ban cho con người sức khỏe, bình an, cầu hồn lúa ban cho mùa màng tươi tốt. Cầu được ước thấy, cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp hơn, người dân càng tin vào sự may mắn, tốt lành và đều đặn duy trì việc tổ chức lễ cầu mùa, trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh lớn nhất trong năm”.
Sau gần 30 năm bị mai một, xuân Ất Mùi năm 2015, xã Khai Trung quyết tâm phục dựng Lễ hội Cầu mùa, thu hút được sự đồng tình hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của 100% hộ dân ở cả 5 thôn bản. Sau hàng tháng trời tích cực chuẩn bị, trong 2 ngày Mùng 5 và mùng 6 Tết, Lễ hội Cầu mùa đã được đồng bào người Dao phục dựng theo đúng bản sắc truyền thống. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể và phần hội vô cùng sôi nổi, náo nhiệt.
Đúng theo phong tục truyền thống, phần lễ bao gồm: Trả lễ cho bản Vương, Lễ khai sơn lập địa và Lễ cầu mùa, cầu an. Tại đây, dân làng mổ 2 con lợn, làm bánh dày, bánh phật để tế thần. 4 thầy cúng, một người phụ trách chung, một người trả lễ, một người cầu hồn lúa, một người cầu an thay nhau tế suốt 2 ngày một đêm. Khi làm lễ, mỗi gia đình đem đến một túi hạt giống lúa, ngô đến để đón hồn lúa về, phù hộ cho hạt lúa, hạt ngô nảy mầm xanh tốt, mùa màng trĩu hạt, bội thu. Số hạt giống này sẽ được gieo đúng vụ mùa sau đó.
Song song với các hoạt động tế lễ, phần hội cũng diễn ra sôi nổi, với các trò chơi dân gian truyền thống như: Kéo co, ném còn, đánh quay, và đặc biệt không thể thiếu môn bắn nỏ, mang ý nghĩa xua đuổi thú dữ phá hoại mùa màng. Các thôn bản nào dành chiến thắng trong các trò chơi, thi đấu coi như được nhận nhiều may mắn cả năm. Chính vì vậy, hầu như nhà nào cũng có người tham gia, vừa vui chơi, vừa cổ vũ, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
Phần hội kết thúc, tất cả mọi người cùng tập trung lại để tạ lễ, làm lợn cúng để nấu cỗ khao làng. Với tâm lý “lộc bất tận hưởng”, họ tự quy ước với nhau đồ lễ chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Vì thế mọi người phải có mặt đông đủ, ăn uống thoải mái để lấy sức, lấy tinh thần làm việc cho cả năm.
Với những mục đích và ý nghĩa tốt đẹp như vậy, đồng bào người Dao Khai Trung rất trân trọng và tự hào về Lễ hội Cầu mùa truyền thống của dân tộc mình. Ông Nguyễn Khắc Thắng – Chủ tịch UBND xã Khai Trung phấn khởi cho biết: “Với quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương, xã Khai Trung đã tổ chức thành công Lễ hội cầu mùa đúng theo phong tục, nghi lễ truyền thống. Điều đáng ghi nhận là những thủ tục rườm rà, lạc hậu gây tốn kém đã được lược bỏ, Lễ hội Cầu mùa năm nay diễn ra vừa trang trọng, vui tươi mà vẫn an toàn, tiết kiệm; tạo niềm vui, phấn khởi, động viên tinh thần cho nhân dân tiếp tục thi đua học tập, lao động, sản xuất”.
Tin rằng, với việc phục dựng thành công Lễ hội Cầu mùa, xã Khai Trung sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, vui vẻ, là nền tảng và động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới./.
2971 lượt xem
Mai Thu – Triệu Huấn/Đài TT-TH Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Lễ hội Cầu mùa là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào người Dao đỏ ở xã Khai Trung – huyện Lục Yên. Không chỉ cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, Lễ hội Cầu mùa còn là dịp củng cố và thắt chặt mối quan hệ, giao tiếp giữa con người, tạo sự gắn kết cộng đồng. Với những ý nghĩa đặc biệt như vậy, trong 2 ngày 23 và 24/2, tức Mùng 5 và mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, xã Khai Trung đã phục dựng thành công Lễ hội Cầu mùa truyền thống của người Dao bản địa.Lễ hội Cầu mùa của đồng bào người Dao xã Khai Trung đã có từ hơn 400 năm nay, được lưu truyền qua 7 đời chủ lễ. Ông Đặng Phúc Chu, người có uy tín trong cộng đồng người Dao xã Khai Trung cho biết: “Trước đây, vùng đất được gọi là bình nguyên xanh này vốn là rừng núi hoang vu, nhiều thú dữ; người dân hay bị dịch bệnh hoành hành, mùa màng thất bát. Nên 3 năm một lần, cứ đến tháng Giêng và tháng Bảy, nhân dân lại tổ chức Lễ hội Cầu mùa, trước là để trả lễ cho bản Vương – Vua của người Dao, sau là để cầu xin các vị thánh thần ban cho con người sức khỏe, bình an, cầu hồn lúa ban cho mùa màng tươi tốt. Cầu được ước thấy, cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp hơn, người dân càng tin vào sự may mắn, tốt lành và đều đặn duy trì việc tổ chức lễ cầu mùa, trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh lớn nhất trong năm”.
Sau gần 30 năm bị mai một, xuân Ất Mùi năm 2015, xã Khai Trung quyết tâm phục dựng Lễ hội Cầu mùa, thu hút được sự đồng tình hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của 100% hộ dân ở cả 5 thôn bản. Sau hàng tháng trời tích cực chuẩn bị, trong 2 ngày Mùng 5 và mùng 6 Tết, Lễ hội Cầu mùa đã được đồng bào người Dao phục dựng theo đúng bản sắc truyền thống. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể và phần hội vô cùng sôi nổi, náo nhiệt.
Đúng theo phong tục truyền thống, phần lễ bao gồm: Trả lễ cho bản Vương, Lễ khai sơn lập địa và Lễ cầu mùa, cầu an. Tại đây, dân làng mổ 2 con lợn, làm bánh dày, bánh phật để tế thần. 4 thầy cúng, một người phụ trách chung, một người trả lễ, một người cầu hồn lúa, một người cầu an thay nhau tế suốt 2 ngày một đêm. Khi làm lễ, mỗi gia đình đem đến một túi hạt giống lúa, ngô đến để đón hồn lúa về, phù hộ cho hạt lúa, hạt ngô nảy mầm xanh tốt, mùa màng trĩu hạt, bội thu. Số hạt giống này sẽ được gieo đúng vụ mùa sau đó.
Song song với các hoạt động tế lễ, phần hội cũng diễn ra sôi nổi, với các trò chơi dân gian truyền thống như: Kéo co, ném còn, đánh quay, và đặc biệt không thể thiếu môn bắn nỏ, mang ý nghĩa xua đuổi thú dữ phá hoại mùa màng. Các thôn bản nào dành chiến thắng trong các trò chơi, thi đấu coi như được nhận nhiều may mắn cả năm. Chính vì vậy, hầu như nhà nào cũng có người tham gia, vừa vui chơi, vừa cổ vũ, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
Phần hội kết thúc, tất cả mọi người cùng tập trung lại để tạ lễ, làm lợn cúng để nấu cỗ khao làng. Với tâm lý “lộc bất tận hưởng”, họ tự quy ước với nhau đồ lễ chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Vì thế mọi người phải có mặt đông đủ, ăn uống thoải mái để lấy sức, lấy tinh thần làm việc cho cả năm.
Với những mục đích và ý nghĩa tốt đẹp như vậy, đồng bào người Dao Khai Trung rất trân trọng và tự hào về Lễ hội Cầu mùa truyền thống của dân tộc mình. Ông Nguyễn Khắc Thắng – Chủ tịch UBND xã Khai Trung phấn khởi cho biết: “Với quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương, xã Khai Trung đã tổ chức thành công Lễ hội cầu mùa đúng theo phong tục, nghi lễ truyền thống. Điều đáng ghi nhận là những thủ tục rườm rà, lạc hậu gây tốn kém đã được lược bỏ, Lễ hội Cầu mùa năm nay diễn ra vừa trang trọng, vui tươi mà vẫn an toàn, tiết kiệm; tạo niềm vui, phấn khởi, động viên tinh thần cho nhân dân tiếp tục thi đua học tập, lao động, sản xuất”.
Tin rằng, với việc phục dựng thành công Lễ hội Cầu mùa, xã Khai Trung sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, vui vẻ, là nền tảng và động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới./.