CTTĐT - Xưa nay, cây đàn Tính với những điệu khắp Then, khắp Coọi đã trở thành nét đặc trưng của người Tày Tây Bắc. Tục thờ cúng, văn hóa tâm linh của người Tày ở nhiều địa phương cũng có những nét giống nhau, nhưng với người Tày ở Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tục thờ Ma Then và điệu Dậm Thuông lại là nét độc đáo, đặc trưng riêng.
Màn đại Dậm Thuông của người Tày Thượng Bằng La.
Chuyện kể rằng: Xa xưa, thuở đất rừng còn rất hoang sơ, người Kinh, người Tày, người Dao đã quần tụ về sống dưới chân ngọn núi Tè. Tuy nóc nhà còn thưa thớt, song đã hình thành nên làng, nên bản. Gia đình nọ có người con bị ốm. Người cha lo chạy chữa khắp nơi. Hễ ai mách gì cũng làm, nghe ở đâu có thầy thuốc dù có phải vượt núi băng rừng cũng tìm đến mà vẫn không chữa khỏi bệnh cho con. Người cha vô cùng tuyệt vọng. Không còn cách nào, ông bèn sắp mâm nhang ra trước sân nhà, ngửa mặt lên trời mà khắp rằng: “Con cháu ốm đau mà kêu ai cũng không cứu được, giờ chỉ còn biết trông cậy vào cõi trên. Có Vị nào xuống cứu được trần gian, xin hãy xuống cứu lấy con, lấy cháu…” Ngay lập tức người cha như bị ma nhập, gọi hết người nhà ra rồi chỉ cho cách lấy thuốc chữa bệnh, chỉ ra những điều sai trong nhà cần phải sửa, cách sửa như thế nào… người con nhờ thế đã khỏi hẳn bệnh. Từ đó người Tày Thượng Bằng La đặt niềm tin vào sức mạnh của “người cõi trên”, họ gọi đó là Ma Then. Sự có mặt của Ma Then đã giúp cho cuộc sống của người dân được no ấm, may mắn. Trong cả chuyện vui lẫn chuyện buồn như ma chay, cưới xin, ốm đau hay trong sản xuất cấy trồng họ đều cầu Ma Then phù hộ.
Việc thờ Ma Then không phải ai cũng làm được, người nào được cho lộc, hợp với Ma Then mới được thờ. Trong nhà của bà Then hay ông Thầy, phía trước của gian bên phải là bàn thờ Tổ tiên, còn phía trước gian bên trái là bàn thờ Ma Then. Trên ban thờ Ma Then có ba bát nhang. Bát ở giữa thờ Thầy Tướng, bát bên trái thờ Ma Then và bát bên phải thờ Thầy Bốc thuốc.
Người Tày Thượng Bằng La quan niệm rằng: ông Thầy, bà Then là những người được Ma Then tin tưởng giao nhiệm vụ giúp cho mọi người nên hễ nhà nào có việc cần, bất kể xa hay gần, ngày hay đêm chỉ cần tìm đến là họ sẵn sàng lên đường mà không cần thủ tục mời mọc cầu kỳ. Khi có người ốm đến tìm bà Then, họ chỉ cần đặt lên ban thờ một chút lễ như bánh, kẹo hay hoa quả bày tỏ lòng thành, bà Then sẽ đến tận nhà làm lễ (làm Thân). Sau một năm bà Then đi làm “nhiệm vụ”, đến ngày mồng ba Tết Nguyên đán hàng năm, những người được Ma Then giúp đỡ tìm về để trả lễ (ma pía lể) cho Ma Then gọi là về Khêu. Trong lễ Khêu, khi bà Then làm xong thủ tục cúng mời được Ma Then xuống dự lễ cũng là lúc tất cả những người có mặt trong buổi Khêu bắt đầu tham gia vào “bữa tiệc” nhảy múa màn “Dậm Thuông”.
“Dậm Thuông” (múa then) không chỉ là một điệu múa đơn thuần mà nó là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hoang dã, kỳ diệu của núi rừng. “Dậm Thuông” gồm có sáu điệu: “Dậm Khăn lau” (múa khăn); “Dậm Mạy Tạu” (múa gậy); “Dậm Bjoóc” (múa hoa); “Dậm Hương” (múa hương); “Dậm Mác Rính” (múa nhạc); “Dậm Tó Káy” (múa chọi gà). Mỗi điệu múa có một dụng cụ đi kèm khác nhau và có một ý nghĩa tâm linh riêng, song qua thời gian, thế hệ con cháu ngày nay không còn hiểu được hết những ý nghĩa đó. Chỉ biết rằng cả màn “Dậm Thuông” là sự thành tâm người ta gửi gắm mong muốn mời Ma Then về chứng giám cho nghi lễ, nhận lễ để phù hộ cho con cháu cả năm được khỏe mạnh, may mắn và no ấm. Với một quan niệm rất giản dị rằng khi Ma Then xuống trần gian thấy con cháu về trả lễ đông đủ, sống vui vẻ hòa thuận, nhảy múa tưng bừng sẽ rất phấn khởi nên tất cả mọi người đều tham gia màn múa một cách hồ hởi, nhiệt tình. Theo nhịp của tiếng khắp then và tiếng đàn Tính của bà Then, trong ánh sáng lung linh, mờ ảo của đèn nến và khói hương, từng điệu nhảy cứ thế diễn ra tuần tự, khi uyển chuyển khoan thai, khi mạnh mẽ dồn dập và đỉnh điểm nhất là ở điệu cuối cùng “Dậm Tó Káy”. Những người tham gia sẽ nhảy như bị nhập đồng, đó là lúc con người và Ma Then hòa vào làm một, mọi mong muốn, ước nguyện của con người đã được Ma Then ghi nhận. Họ sẽ cứ nhảy như thế cho đến khi thấy trong người có cảm giác lâng lâng, như không còn biết mệt, không còn ngượng ngịu. Nhảy say tới mức âm nhạc và động tác hòa vào làm một, say như bị thôi miên, cảm thấy tiếng đàn Tính tẩu, tiếng khắp then réo rắt như từ cõi nào đó vọng về.
“Dậm Thuông” là màn múa có quy định nghiêm ngặt về dụng cụ, nhịp điệu và có các động tác bài bản, phức tạp. Song nó có sức lôi cuốn rất lớn đối với cộng đồng. Mỗi màn “Dậm” không hạn chế số lượng người tham gia, dù là ba đến năm hay trăm người đều được. Vẫn những động tác cần sự chính xác, khéo léo, phối hợp giữa tay chân nhịp nhàng, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm, không phải ai mới bắt đầu cũng làm được. Nhưng không hiểu bằng cách nào đó “Dậm Thuông” vẫn thu hút được tất cả mọi người cùng tham gia, những người lúc đầu chỉ đứng xem cũng say theo từng bước nhảy cho đến khi vòng tròn trở thành một khối thống nhất. “Dậm Thuông” có sức lôi cuốn kỳ ảo tạo nên men say là bởi bản chất nó là một bài nhảy có kết cấu chặt chẽ, được thực hiện tuần tự như một câu chuyện kể. Tất cả các động tác dù đã được cách điệu hóa nhưng thực chất là mô phỏng các động tác trong lao động sản xuất hàng ngày của người dân nên họ dễ dàng hòa chung vào vòng “Dậm”. Từ đó “Dậm Thuông” trở thành vũ điệu chung của cả cộng đồng.
Sau màn Dậm Thuông trên nhà sàn trong buổi lễ Khêu sẽ là lễ “Tọt còn lục liệng” (ném còn cho con nuôi). Bà Then sẽ cầm quả còn ngồi đối diện với những người có con nhỏ khó nuôi. Khi khắp một câu, bà Then sẽ ném quả còn sang cho người đó bắt như để nhận sự ban phát, phù hộ của Ma Then. Những câu khắp có nghĩa nôm na là: “cho con được khỏe mạnh, chóng lớn, khôn lớn mau bằng cha, bằng mẹ…”. Cuối cùng buổi lễ kết thúc bằng việc con cháu xin đồ lễ xuống cùng ăn uống vui vẻ.
Tục thờ Ma Then và màn “Dậm Thuông” là bản sắc thể hiện sự tài hoa của người Tày Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn). “Dậm Thuông” là nét văn hoá riêng, độc đáo, chứa đựng nhiều bí ẩn và kỳ diệu đã tồn tại hàng trăm năm nay cùng với đời sống của người dân nơi đây.
5251 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xưa nay, cây đàn Tính với những điệu khắp Then, khắp Coọi đã trở thành nét đặc trưng của người Tày Tây Bắc. Tục thờ cúng, văn hóa tâm linh của người Tày ở nhiều địa phương cũng có những nét giống nhau, nhưng với người Tày ở Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tục thờ Ma Then và điệu Dậm Thuông lại là nét độc đáo, đặc trưng riêng.Chuyện kể rằng: Xa xưa, thuở đất rừng còn rất hoang sơ, người Kinh, người Tày, người Dao đã quần tụ về sống dưới chân ngọn núi Tè. Tuy nóc nhà còn thưa thớt, song đã hình thành nên làng, nên bản. Gia đình nọ có người con bị ốm. Người cha lo chạy chữa khắp nơi. Hễ ai mách gì cũng làm, nghe ở đâu có thầy thuốc dù có phải vượt núi băng rừng cũng tìm đến mà vẫn không chữa khỏi bệnh cho con. Người cha vô cùng tuyệt vọng. Không còn cách nào, ông bèn sắp mâm nhang ra trước sân nhà, ngửa mặt lên trời mà khắp rằng: “Con cháu ốm đau mà kêu ai cũng không cứu được, giờ chỉ còn biết trông cậy vào cõi trên. Có Vị nào xuống cứu được trần gian, xin hãy xuống cứu lấy con, lấy cháu…” Ngay lập tức người cha như bị ma nhập, gọi hết người nhà ra rồi chỉ cho cách lấy thuốc chữa bệnh, chỉ ra những điều sai trong nhà cần phải sửa, cách sửa như thế nào… người con nhờ thế đã khỏi hẳn bệnh. Từ đó người Tày Thượng Bằng La đặt niềm tin vào sức mạnh của “người cõi trên”, họ gọi đó là Ma Then. Sự có mặt của Ma Then đã giúp cho cuộc sống của người dân được no ấm, may mắn. Trong cả chuyện vui lẫn chuyện buồn như ma chay, cưới xin, ốm đau hay trong sản xuất cấy trồng họ đều cầu Ma Then phù hộ.
Việc thờ Ma Then không phải ai cũng làm được, người nào được cho lộc, hợp với Ma Then mới được thờ. Trong nhà của bà Then hay ông Thầy, phía trước của gian bên phải là bàn thờ Tổ tiên, còn phía trước gian bên trái là bàn thờ Ma Then. Trên ban thờ Ma Then có ba bát nhang. Bát ở giữa thờ Thầy Tướng, bát bên trái thờ Ma Then và bát bên phải thờ Thầy Bốc thuốc.
Người Tày Thượng Bằng La quan niệm rằng: ông Thầy, bà Then là những người được Ma Then tin tưởng giao nhiệm vụ giúp cho mọi người nên hễ nhà nào có việc cần, bất kể xa hay gần, ngày hay đêm chỉ cần tìm đến là họ sẵn sàng lên đường mà không cần thủ tục mời mọc cầu kỳ. Khi có người ốm đến tìm bà Then, họ chỉ cần đặt lên ban thờ một chút lễ như bánh, kẹo hay hoa quả bày tỏ lòng thành, bà Then sẽ đến tận nhà làm lễ (làm Thân). Sau một năm bà Then đi làm “nhiệm vụ”, đến ngày mồng ba Tết Nguyên đán hàng năm, những người được Ma Then giúp đỡ tìm về để trả lễ (ma pía lể) cho Ma Then gọi là về Khêu. Trong lễ Khêu, khi bà Then làm xong thủ tục cúng mời được Ma Then xuống dự lễ cũng là lúc tất cả những người có mặt trong buổi Khêu bắt đầu tham gia vào “bữa tiệc” nhảy múa màn “Dậm Thuông”.
“Dậm Thuông” (múa then) không chỉ là một điệu múa đơn thuần mà nó là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hoang dã, kỳ diệu của núi rừng. “Dậm Thuông” gồm có sáu điệu: “Dậm Khăn lau” (múa khăn); “Dậm Mạy Tạu” (múa gậy); “Dậm Bjoóc” (múa hoa); “Dậm Hương” (múa hương); “Dậm Mác Rính” (múa nhạc); “Dậm Tó Káy” (múa chọi gà). Mỗi điệu múa có một dụng cụ đi kèm khác nhau và có một ý nghĩa tâm linh riêng, song qua thời gian, thế hệ con cháu ngày nay không còn hiểu được hết những ý nghĩa đó. Chỉ biết rằng cả màn “Dậm Thuông” là sự thành tâm người ta gửi gắm mong muốn mời Ma Then về chứng giám cho nghi lễ, nhận lễ để phù hộ cho con cháu cả năm được khỏe mạnh, may mắn và no ấm. Với một quan niệm rất giản dị rằng khi Ma Then xuống trần gian thấy con cháu về trả lễ đông đủ, sống vui vẻ hòa thuận, nhảy múa tưng bừng sẽ rất phấn khởi nên tất cả mọi người đều tham gia màn múa một cách hồ hởi, nhiệt tình. Theo nhịp của tiếng khắp then và tiếng đàn Tính của bà Then, trong ánh sáng lung linh, mờ ảo của đèn nến và khói hương, từng điệu nhảy cứ thế diễn ra tuần tự, khi uyển chuyển khoan thai, khi mạnh mẽ dồn dập và đỉnh điểm nhất là ở điệu cuối cùng “Dậm Tó Káy”. Những người tham gia sẽ nhảy như bị nhập đồng, đó là lúc con người và Ma Then hòa vào làm một, mọi mong muốn, ước nguyện của con người đã được Ma Then ghi nhận. Họ sẽ cứ nhảy như thế cho đến khi thấy trong người có cảm giác lâng lâng, như không còn biết mệt, không còn ngượng ngịu. Nhảy say tới mức âm nhạc và động tác hòa vào làm một, say như bị thôi miên, cảm thấy tiếng đàn Tính tẩu, tiếng khắp then réo rắt như từ cõi nào đó vọng về.
“Dậm Thuông” là màn múa có quy định nghiêm ngặt về dụng cụ, nhịp điệu và có các động tác bài bản, phức tạp. Song nó có sức lôi cuốn rất lớn đối với cộng đồng. Mỗi màn “Dậm” không hạn chế số lượng người tham gia, dù là ba đến năm hay trăm người đều được. Vẫn những động tác cần sự chính xác, khéo léo, phối hợp giữa tay chân nhịp nhàng, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm, không phải ai mới bắt đầu cũng làm được. Nhưng không hiểu bằng cách nào đó “Dậm Thuông” vẫn thu hút được tất cả mọi người cùng tham gia, những người lúc đầu chỉ đứng xem cũng say theo từng bước nhảy cho đến khi vòng tròn trở thành một khối thống nhất. “Dậm Thuông” có sức lôi cuốn kỳ ảo tạo nên men say là bởi bản chất nó là một bài nhảy có kết cấu chặt chẽ, được thực hiện tuần tự như một câu chuyện kể. Tất cả các động tác dù đã được cách điệu hóa nhưng thực chất là mô phỏng các động tác trong lao động sản xuất hàng ngày của người dân nên họ dễ dàng hòa chung vào vòng “Dậm”. Từ đó “Dậm Thuông” trở thành vũ điệu chung của cả cộng đồng.
Sau màn Dậm Thuông trên nhà sàn trong buổi lễ Khêu sẽ là lễ “Tọt còn lục liệng” (ném còn cho con nuôi). Bà Then sẽ cầm quả còn ngồi đối diện với những người có con nhỏ khó nuôi. Khi khắp một câu, bà Then sẽ ném quả còn sang cho người đó bắt như để nhận sự ban phát, phù hộ của Ma Then. Những câu khắp có nghĩa nôm na là: “cho con được khỏe mạnh, chóng lớn, khôn lớn mau bằng cha, bằng mẹ…”. Cuối cùng buổi lễ kết thúc bằng việc con cháu xin đồ lễ xuống cùng ăn uống vui vẻ.
Tục thờ Ma Then và màn “Dậm Thuông” là bản sắc thể hiện sự tài hoa của người Tày Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn). “Dậm Thuông” là nét văn hoá riêng, độc đáo, chứa đựng nhiều bí ẩn và kỳ diệu đã tồn tại hàng trăm năm nay cùng với đời sống của người dân nơi đây.