Xác định việc xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết, những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ, huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay để người dân đầu tư kịp thời vào các mô hình kinh tế mới, hiệu quả.
Thôn Păng Cáng - bản định cư ở xã Suối Giàng (Văn Chấn).
Năm 2014, 11.850 hộ nghèo trên địa bàn đã
được vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và làm dịch vụ.
Thông qua đó, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên
mảnh đất quê hương. Cùng đó, huyện còn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các
chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng đặc biệt
khó khăn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình thủy lợi, cấp
nước sạch, hệ thống đường điện, giao thông mở rộng và nối dài đến các thôn, bản
vùng xa, vùng sâu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo thuận lợi cho việc
lưu thông hàng hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân.
Đi đôi với công tác phát triển kinh tế,
huyện còn tích cực thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ
nơi ăn, chỗ ở cho các hộ nghèo, quy hoạch khu định cư cho dân cư ở những vùng
thường xảy ra lũ quét. Với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân, sau 4 năm thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Văn Chấn đã xây
dựng 1.265 ngôi nhà với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn
hỗ trợ là trên 23 tỷ đồng, nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp trên 8 tỷ đồng.
Hiện nay, các hộ nghèo định cư trên địa bàn huyện đã có nhà ở kiên cố, khang
trang, ổn định cuộc sống.
Chị Hảng Thị Pằng ở thôn Cang Kỷ, xã Suối
Giàng khi chưa được tham gia các lớp tập huấn về sản xuất ngô mỗi năm chỉ trồng
một vụ với các giống năng suất thấp, cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn,
thiếu cái ăn, cái mặc. Từ khi được huyện quan tâm tạo điều kiện tham gia các lớp
tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô, chị đã biết gieo trồng đúng vụ, đúng
kỹ thuật và chăm bón tốt hơn nên những năm gần đây, vụ ngô nào gia đình chị
cũng đạt năng suất cao, không còn đói giáp hạt và đã thoát nghèo.
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung ở thôn Thác Hoa
3, xã Sơn Thịnh đã chú tâm đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi
lợn, gà. Khi mới chăn nuôi do chưa có kinh nghiệm nên những con vật nuôi của
chị hay bị mắc bệnh rồi chết. Chị đã quyết định vay vốn để xây dựng lại chuồng
trại, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc để áp dụng vào thực tế. Từ
đó, lợn, gà ít mắc bệnh, phát triển nhanh hơn, 4 lứa lợn/năm, mỗi lứa từ 35 -
40 con. Ngoài ra, gia đình chị còn mở dịch vụ xay xát. Hiện nay, gia đình chị
đã có cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Chị Nhung cho biết: “Trước đây, gia đình
tôi cũng khó khăn nên hai vợ chồng quyết định vay vốn đầu tư chăn nuôi nhưng
chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Do chưa có kinh nghiệm và chưa biết kỹ thuật nuôi,
lúc đầu đã thất bại, không có thu nhập. Sau khi có thêm vốn, hai vợ chồng đã
quyết tâm sửa sang, mở rộng chuồng trại chăn nuôi quy củ hơn. Từ đó, cuộc sống gia
đình tôi mới được như hôm nay”.
Ông Mùa A Chang - Trưởng thôn Bu Cao, xã Suối
Bu cho hay: “Từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm vận động bà con người Mông hạ
sơn về nơi ở mới có giao thông đi lại thuận lợi, có điện lưới quốc gia để sử
dụng, cuộc sống ngày càng được nâng lên nên bà con rất yên tâm phát triển kinh tế,
xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Tết năm nay, bà con nơi đây đều phấn khởi
tổ chức vui vẻ, tiết kiệm và không quên nhiệm vụ giữ gìn an ninh thôn
xóm”.
2592 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Xác định việc xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết, những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ, huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay để người dân đầu tư kịp thời vào các mô hình kinh tế mới, hiệu quả.
Năm 2014, 11.850 hộ nghèo trên địa bàn đã
được vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và làm dịch vụ.
Thông qua đó, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên
mảnh đất quê hương. Cùng đó, huyện còn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các
chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng đặc biệt
khó khăn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình thủy lợi, cấp
nước sạch, hệ thống đường điện, giao thông mở rộng và nối dài đến các thôn, bản
vùng xa, vùng sâu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo thuận lợi cho việc
lưu thông hàng hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân.
Đi đôi với công tác phát triển kinh tế,
huyện còn tích cực thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ
nơi ăn, chỗ ở cho các hộ nghèo, quy hoạch khu định cư cho dân cư ở những vùng
thường xảy ra lũ quét. Với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân, sau 4 năm thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Văn Chấn đã xây
dựng 1.265 ngôi nhà với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn
hỗ trợ là trên 23 tỷ đồng, nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp trên 8 tỷ đồng.
Hiện nay, các hộ nghèo định cư trên địa bàn huyện đã có nhà ở kiên cố, khang
trang, ổn định cuộc sống.
Chị Hảng Thị Pằng ở thôn Cang Kỷ, xã Suối
Giàng khi chưa được tham gia các lớp tập huấn về sản xuất ngô mỗi năm chỉ trồng
một vụ với các giống năng suất thấp, cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn,
thiếu cái ăn, cái mặc. Từ khi được huyện quan tâm tạo điều kiện tham gia các lớp
tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô, chị đã biết gieo trồng đúng vụ, đúng
kỹ thuật và chăm bón tốt hơn nên những năm gần đây, vụ ngô nào gia đình chị
cũng đạt năng suất cao, không còn đói giáp hạt và đã thoát nghèo.
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung ở thôn Thác Hoa
3, xã Sơn Thịnh đã chú tâm đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi
lợn, gà. Khi mới chăn nuôi do chưa có kinh nghiệm nên những con vật nuôi của
chị hay bị mắc bệnh rồi chết. Chị đã quyết định vay vốn để xây dựng lại chuồng
trại, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc để áp dụng vào thực tế. Từ
đó, lợn, gà ít mắc bệnh, phát triển nhanh hơn, 4 lứa lợn/năm, mỗi lứa từ 35 -
40 con. Ngoài ra, gia đình chị còn mở dịch vụ xay xát. Hiện nay, gia đình chị
đã có cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Chị Nhung cho biết: “Trước đây, gia đình
tôi cũng khó khăn nên hai vợ chồng quyết định vay vốn đầu tư chăn nuôi nhưng
chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Do chưa có kinh nghiệm và chưa biết kỹ thuật nuôi,
lúc đầu đã thất bại, không có thu nhập. Sau khi có thêm vốn, hai vợ chồng đã
quyết tâm sửa sang, mở rộng chuồng trại chăn nuôi quy củ hơn. Từ đó, cuộc sống gia
đình tôi mới được như hôm nay”.
Ông Mùa A Chang - Trưởng thôn Bu Cao, xã Suối
Bu cho hay: “Từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm vận động bà con người Mông hạ
sơn về nơi ở mới có giao thông đi lại thuận lợi, có điện lưới quốc gia để sử
dụng, cuộc sống ngày càng được nâng lên nên bà con rất yên tâm phát triển kinh tế,
xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Tết năm nay, bà con nơi đây đều phấn khởi
tổ chức vui vẻ, tiết kiệm và không quên nhiệm vụ giữ gìn an ninh thôn
xóm”.