Sau tết Nguyên đán, đàn gia súc, gia cầm đã giảm nhiều do cung cấp thực phẩm trong dịp tết nên việc tái đàn và phát triển chăn nuôi của người dân là nhu cầu tất yếu. Hơn nữa, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp. Người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng chống dịch bệnh.
Nhờ chủ động được nguồn con giống nên gia đình ông Kiên yên tâm chăn nuôi.
Để làm tốt việc phòng dịch bệnh trên đàn
gia súc, các địa phương đang tích cực vận động, tuyên truyền người dân thận
trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh, tỉnh đã tập trung
chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thống kê đàn gia súc,
gia cầm; xây dựng kế hoạch phát triển quy mô và cơ cấu đàn phù hợp với tiềm
năng sản xuất, tiêu thụ, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Theo ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn dự báo năm 2015 chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời
tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn tăng cao. Ngay từ những tháng
đầu năm, ngành đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo người chăn nuôi cẩn trọng,
tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt; chú trọng khâu tuyển chọn con
giống và phòng chống dịch bệnh; chú trọng xây dựng các khu chăn nuôi an toàn…
Những năm qua, một số cơ sở chăn nuôi lớn
cũng đã chú trọng chăn nuôi lợn nái để có nguồn con giống an toàn như: Trung
tâm Sản xuất nông nghiệp Công nghệ cao Hòa Bình Minh có trên 600 nái ông bà và
bố mẹ; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên) 600
nái; Công ty TNHH Bình An 218 nái; cùng đó là 277 cơ sở chăn nuôi lợn nái có
quy mô từ 10 đến trên 20 con và hầu hết các hộ dân chăn nuôi có từ 1 - 3 con
nái… Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở chăn nuôi lợn nái chỉ đáp ứng được 70% nhu
cầu con giống cho người dân. Do vậy, người dân vẫn phải mua con giống bên ngoài
không rõ nguồn gốc và khó kiểm soát.
Hiện đang là thời điểm thuận lợi cho dịch
bệnh gia súc, gia cầm bùng phát nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục
đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong thời gian này, ngành nông nghiệp tiến hành kiểm tra, rà soát lại tổng đàn
để chuẩn bị công tác tiêm phòng các loại dịch bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng,
thương hàn… trên địa bàn toàn tỉnh và dự kiến trong tháng 3, tháng 4 sẽ tiến
hành tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình ông
Trần Đình Kiên ở thôn Thanh Bình (xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình) đã cung cấp cho
thị trường trên 7 tấn lợn hơi và trên 400kg gia cầm.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi
lợn, gà nên trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 10 lợn nái để cung cấp giống
tại chỗ, đối với lợn thịt lúc nào cũng có khoảng 100 con nuôi gối vụ, tháng nào
cũng có lợn xuất bán, tháng nhiều 6-7 tấn, tháng ít cũng có 1-2 tấn. Ông Kiên cho
biết: "Mình sống bằng nghề nuôi lợn nên khâu phòng chống dịch bệnh rất
quan trọng. Gia đình tôi chủ động được con giống nên bảo đảm chất lượng, được
tiêm phòng đầy đủ không lo dịch bệnh".
Với mục tiêu tăng đàn gia súc, gia cầm năm
2015 lên 630.200 con, trong đó: đàn trâu đạt 100.390 con, đàn bò đạt 19.580
con, đàn lợn đạt 510.230 con, tổng đàn gia cầm đạt 3,8 triệu con; sản
lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 33.600 tấn trong đó, sản lượng
thịt hơi xuất chuồng gia súc chính là 29.800 tấn thì ngay từ những tháng đầu
năm, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân chủ động
tái đàn và phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chú trọng tiêm phòng các loại bệnh
nguy hiểm; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ môi trường, các trang trại, cơ
sở chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và áp
dụng phương pháp nuôi an toàn sinh học, khép kín; nhập con giống ở các cơ sở
bảo đảm chất lượng để kiểm soát được nguồn bệnh, trước khi nhập đàn phải nuôi
cách ly 15 ngày… để tránh gây thiệt hại khi bước vào vụ chăn nuôi mới.
2754 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sau tết Nguyên đán, đàn gia súc, gia cầm đã giảm nhiều do cung cấp thực phẩm trong dịp tết nên việc tái đàn và phát triển chăn nuôi của người dân là nhu cầu tất yếu. Hơn nữa, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp. Người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng chống dịch bệnh.
Để làm tốt việc phòng dịch bệnh trên đàn
gia súc, các địa phương đang tích cực vận động, tuyên truyền người dân thận
trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh, tỉnh đã tập trung
chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thống kê đàn gia súc,
gia cầm; xây dựng kế hoạch phát triển quy mô và cơ cấu đàn phù hợp với tiềm
năng sản xuất, tiêu thụ, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Theo ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn dự báo năm 2015 chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời
tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn tăng cao. Ngay từ những tháng
đầu năm, ngành đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo người chăn nuôi cẩn trọng,
tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt; chú trọng khâu tuyển chọn con
giống và phòng chống dịch bệnh; chú trọng xây dựng các khu chăn nuôi an toàn…
Những năm qua, một số cơ sở chăn nuôi lớn
cũng đã chú trọng chăn nuôi lợn nái để có nguồn con giống an toàn như: Trung
tâm Sản xuất nông nghiệp Công nghệ cao Hòa Bình Minh có trên 600 nái ông bà và
bố mẹ; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên) 600
nái; Công ty TNHH Bình An 218 nái; cùng đó là 277 cơ sở chăn nuôi lợn nái có
quy mô từ 10 đến trên 20 con và hầu hết các hộ dân chăn nuôi có từ 1 - 3 con
nái… Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở chăn nuôi lợn nái chỉ đáp ứng được 70% nhu
cầu con giống cho người dân. Do vậy, người dân vẫn phải mua con giống bên ngoài
không rõ nguồn gốc và khó kiểm soát.
Hiện đang là thời điểm thuận lợi cho dịch
bệnh gia súc, gia cầm bùng phát nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục
đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong thời gian này, ngành nông nghiệp tiến hành kiểm tra, rà soát lại tổng đàn
để chuẩn bị công tác tiêm phòng các loại dịch bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng,
thương hàn… trên địa bàn toàn tỉnh và dự kiến trong tháng 3, tháng 4 sẽ tiến
hành tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình ông
Trần Đình Kiên ở thôn Thanh Bình (xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình) đã cung cấp cho
thị trường trên 7 tấn lợn hơi và trên 400kg gia cầm.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi
lợn, gà nên trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 10 lợn nái để cung cấp giống
tại chỗ, đối với lợn thịt lúc nào cũng có khoảng 100 con nuôi gối vụ, tháng nào
cũng có lợn xuất bán, tháng nhiều 6-7 tấn, tháng ít cũng có 1-2 tấn. Ông Kiên cho
biết: "Mình sống bằng nghề nuôi lợn nên khâu phòng chống dịch bệnh rất
quan trọng. Gia đình tôi chủ động được con giống nên bảo đảm chất lượng, được
tiêm phòng đầy đủ không lo dịch bệnh".
Với mục tiêu tăng đàn gia súc, gia cầm năm
2015 lên 630.200 con, trong đó: đàn trâu đạt 100.390 con, đàn bò đạt 19.580
con, đàn lợn đạt 510.230 con, tổng đàn gia cầm đạt 3,8 triệu con; sản
lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 33.600 tấn trong đó, sản lượng
thịt hơi xuất chuồng gia súc chính là 29.800 tấn thì ngay từ những tháng đầu
năm, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân chủ động
tái đàn và phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chú trọng tiêm phòng các loại bệnh
nguy hiểm; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ môi trường, các trang trại, cơ
sở chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và áp
dụng phương pháp nuôi an toàn sinh học, khép kín; nhập con giống ở các cơ sở
bảo đảm chất lượng để kiểm soát được nguồn bệnh, trước khi nhập đàn phải nuôi
cách ly 15 ngày… để tránh gây thiệt hại khi bước vào vụ chăn nuôi mới.