Từ xưa đến nay, trong quá trình đấu tranh xây dựng đất nước đã có không ít những vấn nạn trở thành quốc nạn bởi công tác đấu tranh phòng, chống những vấn nạn đó của cả hệ thống chính trị vẫn chưa đạt hiệu quả. Một trong những vấn nạn đã trở thành quốc nạn đang gây bức xúc trong toàn xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước chính là tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí.
Lắng nghe ý kiến của nhân dân là trách nhiệm của các cấp, các ngành trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. (Ảnh: Một buổi tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của UBND tỉnh).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định, tham ô, lãng phí là căn bệnh "tứ chứng nan y" của mỗi nhà nước.
Cho dù là nhà nước phong kiến, tư bản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa... nếu
không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của Nhà nước không đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.
Có một ngàn lẻ một nguyên nhân khiến cho tham nhũng từ vấn nạn trở thành quốc nạn
của đất nước như: tư tưởng kiêu ngạo, lộng quyền, chia rẽ bè phái, địa phương
chủ nghĩa, hẹp hòi vị kỷ, ăn hối lộ, đục khoét của nhân dân... khiến cho những
người có chức, có quyền trong xã hội dễ bị tha hóa, biến chất, khiến nhân dân
bất bình, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, một trong
những nguồn gốc của "quan tham" là do "dân dại"; do trình
độ hiểu biết, trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật và trình độ quản
lý nhà nước yếu kém; thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung
chung, lại không chịu rèn luyện, tu dưỡng. Vì vậy, muốn đấu tranh phòng, chống
tham nhũng (PCTN) trước hết, phải thực hiện nâng cao dân trí, thực hành dân
chủ, tiết kiệm để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" các công
việc của cán bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng trau dồi trình độ chính
trị, chuyên môn, phải ghi nhớ và làm theo câu nói của Lê-nin: "Học, học
nữa, học mãi". Cán bộ ở cấp cao càng phải học nhiều, học văn hóa, học
chuyên môn, học đạo đức, học cách sống làm người. Người cũng chỉ ra rằng: "Chống
tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh
giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Muốn chống tham ô,
lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình, làm cho mọi
người biết tự phê bình mình và phê bình người. Phải để cho người phụ trách
thấy, để quần chúng thấy, tham ô, lãng phí không thể nảy nở được".
Để chống tham ô, lãng phí, quan liêu, những
người cán bộ trước hết phải hiểu được rằng: "Nếu chính mình tham ô, bảo
người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng,
trong sạch, mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta
nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lén lút trong
mình ta. Nó khó thấy, khó biết nên khó tránh. Nhưng đã biết thì phải kiên quyết
làm". Theo Bác, chúng ta phải thực sự coi PCTN là cuộc cách mạng nội bộ,
một cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái
mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với tệ
tham ô, nạn tham nhũng. Do đó, phải huy động lực lượng, trí tuệ của nhân dân
vào cuộc cách mạng này để tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng mà nhân lên cái
tốt, cái tiến bộ và chống lại cái xấu như chống giặc nội xâm.
Nói và làm chính là tác phong, là tư chất
của vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc. Từ công tác cán bộ, ngay trong
kháng chiến chống Pháp, chúng ta ai cũng biết Bác đã phải thức trắng đêm để ký
lệnh y án tử hình đối với vị Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu về
tội tham ô, lợi dụng chức quyền biển thủ 57.959 đồng bạc Việt Nam, 149 USD, 28
tấn vải lụa xanh, nhận 20 vạn đồng tiền hối lộ của người dưới quyền, sống sa
hoa, trụy lạc, kéo bè phái, gây chia rẽ nội bộ, vụ lợi riêng. Ngay sau đó, tại
phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 15 - 17/11/1950, Người đã có nhận xét thấm
thía: "Chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm, chúng ta chưa có chính
sách sử dụng cán bộ cho đúng". Và Người căn dặn, lúc tìm người phải tìm cả
tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì
không xảy ra việc đáng tiếc, đồng thời, phải giáo dục, cải tạo và kiểm tra cán
bộ.
Thực hiện lời căn dặn đó của Bác, song song
với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 (khóa X) về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác PCTN tạo bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ lớn
trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã và đang ra sức thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí bằng hàng ngàn việc làm cụ thể theo Bác thông qua việc thực hiện tốt
Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị với chuyên đề của năm 2015 là: phát huy tinh
thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm gắn với việc thực
hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Theo đó, năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành văn
bản về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản;
UBND tỉnh ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện Thông tư số 08 của
Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập.
Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và cơ quan, đơn vị, địa phương
trong tỉnh đã tổ chức gần 4.000 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật PCTN
và các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN cho gần 168 ngàn lượt người tham gia
học tập. Nhờ đó, năm 2014, qua công tác thanh tra đã phát hiện 1 đơn vị và 3 cá
nhân trong tỉnh có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền gần 60 triệu
đồng bị xử lý kỷ luật Đảng và chính quyền với hình thức cao nhất là cảnh cáo,
hạ bậc lương và khiển trách đối với cá nhân, thu hồi đủ số tiền nộp ngân sách
Nhà nước.
Thực tế công tác PCTN, lãng phí cho thấy,
muốn triệt tận gốc quốc nạn này phải hội tụ được trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, phải tích cực thực hiện nói đi đôi với làm, thực hành dân chủ, tiết
kiệm và nâng cao dân trí theo lời dạy của Bác. Có như vậy, công tác đấu tranh
PCTN mới đem lại kết quả tích cực.
2978 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Từ xưa đến nay, trong quá trình đấu tranh xây dựng đất nước đã có không ít những vấn nạn trở thành quốc nạn bởi công tác đấu tranh phòng, chống những vấn nạn đó của cả hệ thống chính trị vẫn chưa đạt hiệu quả. Một trong những vấn nạn đã trở thành quốc nạn đang gây bức xúc trong toàn xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước chính là tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định, tham ô, lãng phí là căn bệnh "tứ chứng nan y" của mỗi nhà nước.
Cho dù là nhà nước phong kiến, tư bản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa... nếu
không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của Nhà nước không đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.
Có một ngàn lẻ một nguyên nhân khiến cho tham nhũng từ vấn nạn trở thành quốc nạn
của đất nước như: tư tưởng kiêu ngạo, lộng quyền, chia rẽ bè phái, địa phương
chủ nghĩa, hẹp hòi vị kỷ, ăn hối lộ, đục khoét của nhân dân... khiến cho những
người có chức, có quyền trong xã hội dễ bị tha hóa, biến chất, khiến nhân dân
bất bình, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, một trong
những nguồn gốc của "quan tham" là do "dân dại"; do trình
độ hiểu biết, trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật và trình độ quản
lý nhà nước yếu kém; thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung
chung, lại không chịu rèn luyện, tu dưỡng. Vì vậy, muốn đấu tranh phòng, chống
tham nhũng (PCTN) trước hết, phải thực hiện nâng cao dân trí, thực hành dân
chủ, tiết kiệm để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" các công
việc của cán bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng trau dồi trình độ chính
trị, chuyên môn, phải ghi nhớ và làm theo câu nói của Lê-nin: "Học, học
nữa, học mãi". Cán bộ ở cấp cao càng phải học nhiều, học văn hóa, học
chuyên môn, học đạo đức, học cách sống làm người. Người cũng chỉ ra rằng: "Chống
tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh
giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Muốn chống tham ô,
lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình, làm cho mọi
người biết tự phê bình mình và phê bình người. Phải để cho người phụ trách
thấy, để quần chúng thấy, tham ô, lãng phí không thể nảy nở được".
Để chống tham ô, lãng phí, quan liêu, những
người cán bộ trước hết phải hiểu được rằng: "Nếu chính mình tham ô, bảo
người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng,
trong sạch, mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta
nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lén lút trong
mình ta. Nó khó thấy, khó biết nên khó tránh. Nhưng đã biết thì phải kiên quyết
làm". Theo Bác, chúng ta phải thực sự coi PCTN là cuộc cách mạng nội bộ,
một cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái
mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với tệ
tham ô, nạn tham nhũng. Do đó, phải huy động lực lượng, trí tuệ của nhân dân
vào cuộc cách mạng này để tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng mà nhân lên cái
tốt, cái tiến bộ và chống lại cái xấu như chống giặc nội xâm.
Nói và làm chính là tác phong, là tư chất
của vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc. Từ công tác cán bộ, ngay trong
kháng chiến chống Pháp, chúng ta ai cũng biết Bác đã phải thức trắng đêm để ký
lệnh y án tử hình đối với vị Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu về
tội tham ô, lợi dụng chức quyền biển thủ 57.959 đồng bạc Việt Nam, 149 USD, 28
tấn vải lụa xanh, nhận 20 vạn đồng tiền hối lộ của người dưới quyền, sống sa
hoa, trụy lạc, kéo bè phái, gây chia rẽ nội bộ, vụ lợi riêng. Ngay sau đó, tại
phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 15 - 17/11/1950, Người đã có nhận xét thấm
thía: "Chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm, chúng ta chưa có chính
sách sử dụng cán bộ cho đúng". Và Người căn dặn, lúc tìm người phải tìm cả
tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì
không xảy ra việc đáng tiếc, đồng thời, phải giáo dục, cải tạo và kiểm tra cán
bộ.
Thực hiện lời căn dặn đó của Bác, song song
với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 (khóa X) về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác PCTN tạo bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ lớn
trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã và đang ra sức thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí bằng hàng ngàn việc làm cụ thể theo Bác thông qua việc thực hiện tốt
Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị với chuyên đề của năm 2015 là: phát huy tinh
thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm gắn với việc thực
hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Theo đó, năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành văn
bản về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản;
UBND tỉnh ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện Thông tư số 08 của
Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập.
Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và cơ quan, đơn vị, địa phương
trong tỉnh đã tổ chức gần 4.000 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật PCTN
và các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN cho gần 168 ngàn lượt người tham gia
học tập. Nhờ đó, năm 2014, qua công tác thanh tra đã phát hiện 1 đơn vị và 3 cá
nhân trong tỉnh có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền gần 60 triệu
đồng bị xử lý kỷ luật Đảng và chính quyền với hình thức cao nhất là cảnh cáo,
hạ bậc lương và khiển trách đối với cá nhân, thu hồi đủ số tiền nộp ngân sách
Nhà nước.
Thực tế công tác PCTN, lãng phí cho thấy,
muốn triệt tận gốc quốc nạn này phải hội tụ được trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, phải tích cực thực hiện nói đi đôi với làm, thực hành dân chủ, tiết
kiệm và nâng cao dân trí theo lời dạy của Bác. Có như vậy, công tác đấu tranh
PCTN mới đem lại kết quả tích cực.