Vào dịp sau tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng rau xanh của mọi nhà cao hơn những ngày bình thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rau xanh cho thị trường trong dịp này, bà con nông dân thành phố Yên Bái tấp nập ra đồng chăm sóc và trồng mới các loại rau.
Nông dân xã Tuy Lộc chăm sóc những luống bắp cải cuối vụ.
Trên cánh đồng rau xã Tuy Lộc, bà con nông dân đang tập trung chăm bón cho lứa bắp cải tiếp theo và diện tích rau muống đầu vụ để kịp thời cung cấp ra thị trường. Vừa tưới nước cho luống bắp cải đang vào ổ, ông Nguyễn Văn Nguyên, thôn Minh Long vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi: “Chúng tôi sống ở vùng rau, sống bằng nghề trồng rau, đây là dịp để bà con kiếm thêm đồng thu nhập vì sau tết rau xanh tiêu thụ rất tốt mặc dù giá cả không tăng mấy nhưng do nhu cầu tăng cao nên rau sản xuất ra đến đâu bán hết đến đấy”.
Những tháng đầu năm 2015, thời tiết nắng ấm kéo dài nên người trồng rau được thu hoạch liên tục, hết lứa này đến lứa khác. Do đó, nguồn cung sau tết vẫn rất dồi dào. Giá cả các loại rau xanh chỉ tăng nhẹ, trung bình 1.000-6.000 đồng/kg, tùy loại. Cụ thể: bắp cải 5.000-6.000 đồng/kg, su hào 6.500-7.500 đồng/kg, cà chua 12.000-15.000 đồng/kg, đậu đỗ 10.000-11.000 đồng/kg, rau cải xanh 12.000-13.000 đồng/kg... Đang lựa chọn những mớ rau tươi ngon nhất tại chợ Đồng Tâm, chị Vũ Lan Phương cho biết: “Do ngày tết “nạp” quá nhiều thịt nên ngay từ mùng 2 khi có chợ tôi đã chọn rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm, thậm chí còn nấu nhiều gấp đôi ngày thường. Không như mọi năm sau tết rau rất đắt nhưng năm nay mặc dù giá có tăng nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận được”.
Qua thị sát của chúng tôi tại một số chợ trên địa bàn thành phố thì mặt hàng rau xanh sản xuất tại thành phố hầu như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, một phần nhỏ còn lại là hành, tỏi khô, cà chua, khoai tây… được đưa từ các tỉnh, thành dưới xuôi lên như: Vĩnh Phúc, Hà Nội. Hiện nay, tổng diện tích trồng rau trên địa bàn thành phố trên 560ha, trong đó diện tích rau được trồng tập trung trên 150ha chủ yếu tại các xã: Tuy Lộc, Tân Thịnh, Văn Phú, Âu Lâu… còn lại được trồng phân tán trên toàn địa bàn. Những năm qua, phát huy lợi thế này, thành phố đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đầu tư trồng các loại rau, mầu hiệu quả kinh tế cao như cà chua, ớt.
Cùng với đó, thành phố cũng đã thực hiện hỗ trợ 3,4ha mô hình trồng rau an toàn cho 3 xã Âu Lâu, Minh Bảo, Tuy Lộc từ nguồn xây dựng nông thôn mới; triển khai Dự án trồng bí đỏ đồng tiền vàng tập trung tại xã Phúc Lộc với diện tích trên 9ha cho hiệu quả kinh tế cao với 2,6 triệu đồng/sào. Ngoài các hộ được hỗ trợ theo chính sách thì người dân đã biết chú trọng đến phát triển trồng rau mầu. Tại các xã có diện tích rau màu lớn, người dân đã đầu tư về cây giống, phân bón và các điều kiện cần thiết, đặc biệt là áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực tiễn sản xuất để phát triển các mô hình trồng rau màu cho năng suất, hiệu quả cao.
Mặc dù lượng rau xanh sản xuất đã phần nào đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng hiện nay người dân chủ yếu vẫn chỉ sản xuất manh mún với các loại rau truyền thống, chưa trồng được các loại rau trái vụ hiệu quả cao để cung cấp ra thị trường. Một số người dân do quen sản xuất tự do nên trong quá trình chăm sóc chưa thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật, nhất là quy trình sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến tồn dư các chất độc hại trong rau rất khó kiểm soát. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người trồng rau cần phát triển, nhân rộng các mô hình trồng rau an toàn, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng và thời gian...
2787 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Vào dịp sau tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng rau xanh của mọi nhà cao hơn những ngày bình thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rau xanh cho thị trường trong dịp này, bà con nông dân thành phố Yên Bái tấp nập ra đồng chăm sóc và trồng mới các loại rau.
Trên cánh đồng rau xã Tuy Lộc, bà con nông dân đang tập trung chăm bón cho lứa bắp cải tiếp theo và diện tích rau muống đầu vụ để kịp thời cung cấp ra thị trường. Vừa tưới nước cho luống bắp cải đang vào ổ, ông Nguyễn Văn Nguyên, thôn Minh Long vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi: “Chúng tôi sống ở vùng rau, sống bằng nghề trồng rau, đây là dịp để bà con kiếm thêm đồng thu nhập vì sau tết rau xanh tiêu thụ rất tốt mặc dù giá cả không tăng mấy nhưng do nhu cầu tăng cao nên rau sản xuất ra đến đâu bán hết đến đấy”.
Những tháng đầu năm 2015, thời tiết nắng ấm kéo dài nên người trồng rau được thu hoạch liên tục, hết lứa này đến lứa khác. Do đó, nguồn cung sau tết vẫn rất dồi dào. Giá cả các loại rau xanh chỉ tăng nhẹ, trung bình 1.000-6.000 đồng/kg, tùy loại. Cụ thể: bắp cải 5.000-6.000 đồng/kg, su hào 6.500-7.500 đồng/kg, cà chua 12.000-15.000 đồng/kg, đậu đỗ 10.000-11.000 đồng/kg, rau cải xanh 12.000-13.000 đồng/kg... Đang lựa chọn những mớ rau tươi ngon nhất tại chợ Đồng Tâm, chị Vũ Lan Phương cho biết: “Do ngày tết “nạp” quá nhiều thịt nên ngay từ mùng 2 khi có chợ tôi đã chọn rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm, thậm chí còn nấu nhiều gấp đôi ngày thường. Không như mọi năm sau tết rau rất đắt nhưng năm nay mặc dù giá có tăng nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận được”.
Qua thị sát của chúng tôi tại một số chợ trên địa bàn thành phố thì mặt hàng rau xanh sản xuất tại thành phố hầu như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, một phần nhỏ còn lại là hành, tỏi khô, cà chua, khoai tây… được đưa từ các tỉnh, thành dưới xuôi lên như: Vĩnh Phúc, Hà Nội. Hiện nay, tổng diện tích trồng rau trên địa bàn thành phố trên 560ha, trong đó diện tích rau được trồng tập trung trên 150ha chủ yếu tại các xã: Tuy Lộc, Tân Thịnh, Văn Phú, Âu Lâu… còn lại được trồng phân tán trên toàn địa bàn. Những năm qua, phát huy lợi thế này, thành phố đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đầu tư trồng các loại rau, mầu hiệu quả kinh tế cao như cà chua, ớt.
Cùng với đó, thành phố cũng đã thực hiện hỗ trợ 3,4ha mô hình trồng rau an toàn cho 3 xã Âu Lâu, Minh Bảo, Tuy Lộc từ nguồn xây dựng nông thôn mới; triển khai Dự án trồng bí đỏ đồng tiền vàng tập trung tại xã Phúc Lộc với diện tích trên 9ha cho hiệu quả kinh tế cao với 2,6 triệu đồng/sào. Ngoài các hộ được hỗ trợ theo chính sách thì người dân đã biết chú trọng đến phát triển trồng rau mầu. Tại các xã có diện tích rau màu lớn, người dân đã đầu tư về cây giống, phân bón và các điều kiện cần thiết, đặc biệt là áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực tiễn sản xuất để phát triển các mô hình trồng rau màu cho năng suất, hiệu quả cao.
Mặc dù lượng rau xanh sản xuất đã phần nào đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng hiện nay người dân chủ yếu vẫn chỉ sản xuất manh mún với các loại rau truyền thống, chưa trồng được các loại rau trái vụ hiệu quả cao để cung cấp ra thị trường. Một số người dân do quen sản xuất tự do nên trong quá trình chăm sóc chưa thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật, nhất là quy trình sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến tồn dư các chất độc hại trong rau rất khó kiểm soát. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người trồng rau cần phát triển, nhân rộng các mô hình trồng rau an toàn, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng và thời gian...