CTTĐT - Sáng ngày 6/3, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Diễn đàn “Trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới”. Tham dự có các đồng chí Ngô Thị Chinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đặng Quốc Toàn - Bí thư BCH Trung ương Đoàn; Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ, Giám đốc Ban Quản lý dự án 600 trí thức trẻ tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã 62 huyện nghèo và Nông Việt Yên - Bí thư Tỉnh đoàn.
Toàn cảnh diễn đàn.
Dự diễn đàn còn có đại diện lãnh đạo
các xã của hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; 20 đội viên trí thức trẻ tăng
cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã 2 huyện nghèo tỉnh Yên Bái thuộc Dự án 600 và
10 trí thức trẻ thuộc Đề án Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về
các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 theo Quyết
định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang học tập và công tác tại
Yên Bái.
Được sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Nội
vụ, tỉnh Yên Bái được tuyển chọn 20 trí thức trẻ tăng cường về làm Phó Chủ tịch
UBND xã thuộc 2 huyện: Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Qua ba năm triển khai, Dự án đã
có những kết quả tích cực, các tri thức trẻ đã thể hiện tinh thần xung kích,
nhanh chóng hòa nhập vào địa phương, chủ động xuống tiếp xúc với dân, thường
xuyên học hỏi, không ngại khó, ngại khổ tích cực tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo
xã đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách góp phần vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, miền núi. Đã có nhiều mô hình phát
triển kinh tế-xã hội mang lại hiệu quả như: Đề án trồng cây Dược liệu có giá
trị kinh tế cao trên địa bàn xã Phình Hồ; mô hình thực hiện dự án nhỏ lẻ đối
với hộ gia đình về chăn nuôi gà, lợn bản địa tại xã Làng Nhì; trồng cây
Sơn Tra; trồng bí ngồi và khoai tây... Bên cạnh đó, các đội viên thường xuyên
đi thực tế ở thôn, bản, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương để
kịp thời tham mưu cho UBND xã giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo niềm
tin cho quần chúng nhân dân; tích cực vận động nhân dân địa phương xây dựng và
nâng cao đời sống văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tại Diễn đàn, các đội viên đã cùng
nhau trao đổi, đánh giá, chia sẻ những thành công, kinh nghiệm từ thực tiễn, thẳng
thắn rút ra những bài học kinh nghiệm phản ánh quá trình công tác tại các xã
nghèo. Các đội viên cũng bày tỏ ý kiến đối với lãnh đạo các cấp tiếp tục có
những cơ chế, kế hoạch để đội viên Dự án được cống hiến lâu dài tại địa phương.
Tổ chức tập huấn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đội viên Dự án các
vùng miền để học tập, trao đổi kinh nghiệm…
Chia sẻ với những băn khoăn của các
đội viên, đại diện lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bộ Nội Vụ, Ủy ban
nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Nội vụ tỉnh và chính quyền các xã tại địa
phương đã có những giải đáp trực tiếp, chỉ đạo định hướng và mong muốn các trí
thức trẻ sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu để chung tay góp sức xây dựng địa
phương phát triển, cùng xã nghèo vượt khó.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí
Đặng Quốc Toàn - Bí thư BCH Trung ương Đoàn cho biết: Đến thời điểm này, Dự án
600 đã đi được hơn một nửa chặng đường, trong quá trình triển khai, dự án đã
nhận được sự quan tâm, ủng hộ của của các cấp ủy, chính quyền, được nhân dân
đánh giá là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội ở các xã thuộc huyện nghèo, đồng thời khẳng định đây là khâu đột phá
trong công tác cán bộ nhằm tạo môi trường để Trí thức trẻ rèn luyện, thử thách,
đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ dài hạn. Diễn đàn được tổ chức một mặt đánh giá công việc, một mặt chia sẻ, động
viên các đội viên dự án trong thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí
Đặng Quốc Toàn đề nghị, các đội viên phải đổi mới phương pháp làm việc, tiếp
tục bám sát địa bàn, chủ động đi cơ sở; bằng sức trẻ của mình các đội viên tăng
cường huy động thêm nguồn lực trong việc triển khai các hoạt động, để cùng với
đó tích cực tham gia các hoạt động nhằm xây dựng nông thôn mới và củng cố Đoàn,
Hội, Đội tại địa phương ngày càng vững mạnh.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Ngô Thị Chinh đã ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của 20 đội
viên trí thức trẻ thuộc Dự án. Đồng chí đề nghị, các trí thức trẻ tiếp tục bồi
dưỡng tư tưởng, nhận thức và bản lĩnh chính trị tránh dao động trước khó khăn;
lựa chọn những công việc trọng tâm để làm nhằm khẳng định rõ bản thân; phát huy
tinh thần, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, xung kích, sáng tạo, tích cực hiến kế
xây dựng địa phương. Đồng thời cho biết tỉnh sẽ có những hỗ trợ, giám sát, tạo
điều kiện tốt nhất để trí thức trẻ cống hiến cho công cuộc xây dựng nông thôn
mới tại địa phương nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung./.
2626 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 6/3, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Diễn đàn “Trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới”. Tham dự có các đồng chí Ngô Thị Chinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đặng Quốc Toàn - Bí thư BCH Trung ương Đoàn; Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ, Giám đốc Ban Quản lý dự án 600 trí thức trẻ tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã 62 huyện nghèo và Nông Việt Yên - Bí thư Tỉnh đoàn.
Dự diễn đàn còn có đại diện lãnh đạo
các xã của hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; 20 đội viên trí thức trẻ tăng
cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã 2 huyện nghèo tỉnh Yên Bái thuộc Dự án 600 và
10 trí thức trẻ thuộc Đề án Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về
các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 theo Quyết
định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang học tập và công tác tại
Yên Bái.
Được sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Nội
vụ, tỉnh Yên Bái được tuyển chọn 20 trí thức trẻ tăng cường về làm Phó Chủ tịch
UBND xã thuộc 2 huyện: Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Qua ba năm triển khai, Dự án đã
có những kết quả tích cực, các tri thức trẻ đã thể hiện tinh thần xung kích,
nhanh chóng hòa nhập vào địa phương, chủ động xuống tiếp xúc với dân, thường
xuyên học hỏi, không ngại khó, ngại khổ tích cực tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo
xã đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách góp phần vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, miền núi. Đã có nhiều mô hình phát
triển kinh tế-xã hội mang lại hiệu quả như: Đề án trồng cây Dược liệu có giá
trị kinh tế cao trên địa bàn xã Phình Hồ; mô hình thực hiện dự án nhỏ lẻ đối
với hộ gia đình về chăn nuôi gà, lợn bản địa tại xã Làng Nhì; trồng cây
Sơn Tra; trồng bí ngồi và khoai tây... Bên cạnh đó, các đội viên thường xuyên
đi thực tế ở thôn, bản, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương để
kịp thời tham mưu cho UBND xã giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo niềm
tin cho quần chúng nhân dân; tích cực vận động nhân dân địa phương xây dựng và
nâng cao đời sống văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tại Diễn đàn, các đội viên đã cùng
nhau trao đổi, đánh giá, chia sẻ những thành công, kinh nghiệm từ thực tiễn, thẳng
thắn rút ra những bài học kinh nghiệm phản ánh quá trình công tác tại các xã
nghèo. Các đội viên cũng bày tỏ ý kiến đối với lãnh đạo các cấp tiếp tục có
những cơ chế, kế hoạch để đội viên Dự án được cống hiến lâu dài tại địa phương.
Tổ chức tập huấn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đội viên Dự án các
vùng miền để học tập, trao đổi kinh nghiệm…
Chia sẻ với những băn khoăn của các
đội viên, đại diện lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bộ Nội Vụ, Ủy ban
nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Nội vụ tỉnh và chính quyền các xã tại địa
phương đã có những giải đáp trực tiếp, chỉ đạo định hướng và mong muốn các trí
thức trẻ sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu để chung tay góp sức xây dựng địa
phương phát triển, cùng xã nghèo vượt khó.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí
Đặng Quốc Toàn - Bí thư BCH Trung ương Đoàn cho biết: Đến thời điểm này, Dự án
600 đã đi được hơn một nửa chặng đường, trong quá trình triển khai, dự án đã
nhận được sự quan tâm, ủng hộ của của các cấp ủy, chính quyền, được nhân dân
đánh giá là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội ở các xã thuộc huyện nghèo, đồng thời khẳng định đây là khâu đột phá
trong công tác cán bộ nhằm tạo môi trường để Trí thức trẻ rèn luyện, thử thách,
đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ dài hạn. Diễn đàn được tổ chức một mặt đánh giá công việc, một mặt chia sẻ, động
viên các đội viên dự án trong thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí
Đặng Quốc Toàn đề nghị, các đội viên phải đổi mới phương pháp làm việc, tiếp
tục bám sát địa bàn, chủ động đi cơ sở; bằng sức trẻ của mình các đội viên tăng
cường huy động thêm nguồn lực trong việc triển khai các hoạt động, để cùng với
đó tích cực tham gia các hoạt động nhằm xây dựng nông thôn mới và củng cố Đoàn,
Hội, Đội tại địa phương ngày càng vững mạnh.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Ngô Thị Chinh đã ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của 20 đội
viên trí thức trẻ thuộc Dự án. Đồng chí đề nghị, các trí thức trẻ tiếp tục bồi
dưỡng tư tưởng, nhận thức và bản lĩnh chính trị tránh dao động trước khó khăn;
lựa chọn những công việc trọng tâm để làm nhằm khẳng định rõ bản thân; phát huy
tinh thần, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, xung kích, sáng tạo, tích cực hiến kế
xây dựng địa phương. Đồng thời cho biết tỉnh sẽ có những hỗ trợ, giám sát, tạo
điều kiện tốt nhất để trí thức trẻ cống hiến cho công cuộc xây dựng nông thôn
mới tại địa phương nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung./.