Nằm trong hoạt động văn hóa, lễ hội đầu xuân, vừa qua, xã An Thịnh, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho đền Gò Chùa.(ảnh)
Đền Gò Chùa, xã Đại Phác (nay thuộc xã An
Thịnh), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Khởi
thủy, đền thờ Công chúa La Bình - Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Tương truyền, khi vua
Lê Thái Tổ bị vây hãm ở Lam Sơn (Thanh Hóa), vua kêu đến bà Chúa Thượng Ngàn,
Chúa đã hiện hình thành một vầng sáng hào quang như một ngọn đuốc tiên soi đường
cho Ngài và chư quân tướng thoát khỏi vòng vây về núi Chí Linh.
Công chúa La Bình được nhiều đời vua sắc
phong: Đệ Nhị Thượng Ngàn La Bình công chúa - Lê Mại đại vương diệu tín thiền
sư - Chế thắng hòa diệu đại vương thượng đẳng tối linh thần - Đệ tứ nhạc tiên
Bạch Anh Quản Trưởng sơn lâm công chúa.
Đền có kiến trúc hình chữ đinh (hay còn gọi
là chuôi vồ), cột gỗ, 4 hàng chân cột; mái lợp cọ, lịa ván gỗ xung quanh; 3
gian đại bái, hậu cung, diện tích khoảng 50-60m2; câu đầu, đầu xà, nhang án…
chạm trổ hình rồng và các hoa văn cầu kỳ, đẹp, tinh xảo mang đậm dấu ấn kiến
trúc và nghệ thuật thời Nguyễn.
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch
sử, đền Gò Chùa không còn nguyên vẹn về kiến trúc nhưng vẫn là di sản văn hóa
tiêu biểu, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc xã An Thịnh nói riêng và
người dân trong vùng nói chung. Năm 2012, do nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân
dân trong và ngoài địa phương ngày càng lớn, đền đã được nhân dân xây dựng mới
như hiện nay.
Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của
di tích, ngày 16 tháng 7 năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số
1119/QĐ-UBND xếp hạng đền Gò Chùa là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh, là cơ
sở pháp lý tạo điều kiện cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Đây
không chỉ niềm tự hào, vinh dự của nhân dân xã An Thịnh, huyện Văn Yên mà
còn là sự đóng góp làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân
tộc.
2707 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Nằm trong hoạt động văn hóa, lễ hội đầu xuân, vừa qua, xã An Thịnh, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho đền Gò Chùa.(ảnh)
Đền Gò Chùa, xã Đại Phác (nay thuộc xã An
Thịnh), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Khởi
thủy, đền thờ Công chúa La Bình - Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Tương truyền, khi vua
Lê Thái Tổ bị vây hãm ở Lam Sơn (Thanh Hóa), vua kêu đến bà Chúa Thượng Ngàn,
Chúa đã hiện hình thành một vầng sáng hào quang như một ngọn đuốc tiên soi đường
cho Ngài và chư quân tướng thoát khỏi vòng vây về núi Chí Linh.
Công chúa La Bình được nhiều đời vua sắc
phong: Đệ Nhị Thượng Ngàn La Bình công chúa - Lê Mại đại vương diệu tín thiền
sư - Chế thắng hòa diệu đại vương thượng đẳng tối linh thần - Đệ tứ nhạc tiên
Bạch Anh Quản Trưởng sơn lâm công chúa.
Đền có kiến trúc hình chữ đinh (hay còn gọi
là chuôi vồ), cột gỗ, 4 hàng chân cột; mái lợp cọ, lịa ván gỗ xung quanh; 3
gian đại bái, hậu cung, diện tích khoảng 50-60m2; câu đầu, đầu xà, nhang án…
chạm trổ hình rồng và các hoa văn cầu kỳ, đẹp, tinh xảo mang đậm dấu ấn kiến
trúc và nghệ thuật thời Nguyễn.
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch
sử, đền Gò Chùa không còn nguyên vẹn về kiến trúc nhưng vẫn là di sản văn hóa
tiêu biểu, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc xã An Thịnh nói riêng và
người dân trong vùng nói chung. Năm 2012, do nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân
dân trong và ngoài địa phương ngày càng lớn, đền đã được nhân dân xây dựng mới
như hiện nay.
Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của
di tích, ngày 16 tháng 7 năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số
1119/QĐ-UBND xếp hạng đền Gò Chùa là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh, là cơ
sở pháp lý tạo điều kiện cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Đây
không chỉ niềm tự hào, vinh dự của nhân dân xã An Thịnh, huyện Văn Yên mà
còn là sự đóng góp làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân
tộc.