CTTĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thu được tăng đều qua các năm đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước của tỉnh để phục vụ chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương đạt kết quả.
Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản để phục vụ chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
Thực
hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Thông tư số 158/2011/TT-BTC
ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản, Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02
năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung một số
khoản thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong đó có phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 20 tháng
3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành tỷ lệ quy đổi từ số lượng
khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong những năm
qua, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc thu nộp phí bảo vệ môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kết quả theo
báo cáo của cơ quan thuế -cơ quan thu phí số tiền phí bảo vệ môi trường đã nộp
ngân sách năm 2011 là 17.976 triệu đồng, năm 2012 là 23.992 triệu
đồng, năm 2013 là 38.740 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đã nộp 17.089
triệu đồng.
Số phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản thu được tăng đều qua các năm đóng góp đáng
kể vào Ngân sách nhà nước của tỉnh để phục vụ chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ
môi trường tại địa phương đạt kết quả.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai
thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn có
một số bất cập, tồn tại như hiện nay, phí bảo
vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được tính theo sản lượng khoáng sản
khai thác do đơn vị khai thác tự kê khai, đây là kẽ hở lớn bởi trên thực tế các
đơn vị khai thác khoáng sản thường kê khai mức sản lượng thấp hơn so với thực
tế nhằm trốn một phần phí phải nộp Ngân sách nhà nước, đặc biệt là một số doanh
nghiệp được cấp phép khai thác các loại khoáng sản quý hiếm và có giá trị kinh
tế cao như: chì kẽm, vàng, đồng, đá quý…; Chưa có sự thống nhất về việc
phân loại khoáng sản. Ví dụ: theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì
felspat được xếp vào nhóm quặng đá quý. Tuy nhiên, tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Khoáng sản thì felspat được xếp vào nhóm khoáng chất công nghiệp...
Khi tiến hành thu phí, cơ quan Thuế áp dụng cách phân loại theo Nghị định
74/2011/NĐ-CP nên mức phí các đơn vị phải nộp cao hơn nếu áp dụng cách phân
loại theo Nghị định 15/2012/NĐ-CP dẫn đến một số đơn vị có thắc mắc, kiến nghị;
Bên cạnh đó một số loại khoáng sản kim loại như quặng sắt, đá hoa trắng do đặc
điểm hàm lượng, chất lượng, độ liền khối (đối với đá hoa trắng) ở các điểm mỏ
khác nhau nên khi thực hiện áp dụng mức thu phí đối với quặng nguyên khai gặp
rất nhiều khó khăn vướng mắc, nếu áp mức phí chung theo quy định đối với tất cả
các doanh nghiệp thì một số doanh nghiệp không có khả năng nộp và sẽ phải dừng
khai thác do hàm lượng, chất lượng quặng quá thấp (ví dụ: trường hợp hàm lượng quặng thu được ở một số mỏ dưới 20% hay
các mỏ đá hoa trắng có độ liền khối, độ trắng thấp,...); Phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản được tính trên sản lượng tài nguyên khai
thác thực tế thu được nên đã không khuyến khích các doanh nghiệp tận thu hết
tài nguyên được cấp phép khai thác. Số lượng tài nguyên loại bỏ tại nơi khai
thác như nhóm đá hoa trắng còn rất lớn, vừa thất thu phí, vừa lãng phí tài
nguyên trừ một số đơn vị khai thác đã tận thu các loại đá nứt nẻ, không liền
khối để nghiền bột canxi carbonat.
Ngoài ra theo đánh
giá của cơ quan Thuế thì mức thu phí môi trường của một số loại tài nguyên có
giá trị kinh tế cao như: Đá hoa trắng, đá Block, khoáng sản kim loại còn quá
thấp so với lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp khai thác. Theo đánh giá của Sở Tài chính thì tỷ lệ phân bổ nguồn thu phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho các cấp ngân
sách như hiện nay đã đảm bảo hợp lý và khá phù hợp với địa phương. Tuy nhiên, số
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thu được chỉ tập trung ở một
số huyện, trong đó chỉ tập trung ở một số xã có mỏ khai thác khoáng sản, nếu
không điều hòa số thu giữa các xã, huyện với nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng có
xã, huyện thì dư nguồn, chi không hết, trong khi có xã, huyện có nhiệm vụ chi
nhưng lại không có nguồn để thực hiện.
Trong thời gian tới để tăng cường
quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với
các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục thường
xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản
phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thu nộp
phí bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phối hợp của cơ quan chức năng về
quản lý giao thông vận tải trong việc xử lý chủ phương tiện vi phạm về tải
trọng trong quá trình hoạt động vận chuyển khoáng sản và hàng hóa khác trên địa
bàn tỉnh.
3031 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thu được tăng đều qua các năm đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước của tỉnh để phục vụ chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương đạt kết quả.
Thực
hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Thông tư số 158/2011/TT-BTC
ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản, Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02
năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung một số
khoản thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong đó có phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 20 tháng
3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành tỷ lệ quy đổi từ số lượng
khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong những năm
qua, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc thu nộp phí bảo vệ môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kết quả theo
báo cáo của cơ quan thuế -cơ quan thu phí số tiền phí bảo vệ môi trường đã nộp
ngân sách năm 2011 là 17.976 triệu đồng, năm 2012 là 23.992 triệu
đồng, năm 2013 là 38.740 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đã nộp 17.089
triệu đồng.
Số phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản thu được tăng đều qua các năm đóng góp đáng
kể vào Ngân sách nhà nước của tỉnh để phục vụ chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ
môi trường tại địa phương đạt kết quả.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai
thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn có
một số bất cập, tồn tại như hiện nay, phí bảo
vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được tính theo sản lượng khoáng sản
khai thác do đơn vị khai thác tự kê khai, đây là kẽ hở lớn bởi trên thực tế các
đơn vị khai thác khoáng sản thường kê khai mức sản lượng thấp hơn so với thực
tế nhằm trốn một phần phí phải nộp Ngân sách nhà nước, đặc biệt là một số doanh
nghiệp được cấp phép khai thác các loại khoáng sản quý hiếm và có giá trị kinh
tế cao như: chì kẽm, vàng, đồng, đá quý…; Chưa có sự thống nhất về việc
phân loại khoáng sản. Ví dụ: theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì
felspat được xếp vào nhóm quặng đá quý. Tuy nhiên, tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Khoáng sản thì felspat được xếp vào nhóm khoáng chất công nghiệp...
Khi tiến hành thu phí, cơ quan Thuế áp dụng cách phân loại theo Nghị định
74/2011/NĐ-CP nên mức phí các đơn vị phải nộp cao hơn nếu áp dụng cách phân
loại theo Nghị định 15/2012/NĐ-CP dẫn đến một số đơn vị có thắc mắc, kiến nghị;
Bên cạnh đó một số loại khoáng sản kim loại như quặng sắt, đá hoa trắng do đặc
điểm hàm lượng, chất lượng, độ liền khối (đối với đá hoa trắng) ở các điểm mỏ
khác nhau nên khi thực hiện áp dụng mức thu phí đối với quặng nguyên khai gặp
rất nhiều khó khăn vướng mắc, nếu áp mức phí chung theo quy định đối với tất cả
các doanh nghiệp thì một số doanh nghiệp không có khả năng nộp và sẽ phải dừng
khai thác do hàm lượng, chất lượng quặng quá thấp (ví dụ: trường hợp hàm lượng quặng thu được ở một số mỏ dưới 20% hay
các mỏ đá hoa trắng có độ liền khối, độ trắng thấp,...); Phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản được tính trên sản lượng tài nguyên khai
thác thực tế thu được nên đã không khuyến khích các doanh nghiệp tận thu hết
tài nguyên được cấp phép khai thác. Số lượng tài nguyên loại bỏ tại nơi khai
thác như nhóm đá hoa trắng còn rất lớn, vừa thất thu phí, vừa lãng phí tài
nguyên trừ một số đơn vị khai thác đã tận thu các loại đá nứt nẻ, không liền
khối để nghiền bột canxi carbonat.
Ngoài ra theo đánh
giá của cơ quan Thuế thì mức thu phí môi trường của một số loại tài nguyên có
giá trị kinh tế cao như: Đá hoa trắng, đá Block, khoáng sản kim loại còn quá
thấp so với lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp khai thác. Theo đánh giá của Sở Tài chính thì tỷ lệ phân bổ nguồn thu phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho các cấp ngân
sách như hiện nay đã đảm bảo hợp lý và khá phù hợp với địa phương. Tuy nhiên, số
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thu được chỉ tập trung ở một
số huyện, trong đó chỉ tập trung ở một số xã có mỏ khai thác khoáng sản, nếu
không điều hòa số thu giữa các xã, huyện với nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng có
xã, huyện thì dư nguồn, chi không hết, trong khi có xã, huyện có nhiệm vụ chi
nhưng lại không có nguồn để thực hiện.
Trong thời gian tới để tăng cường
quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với
các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục thường
xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản
phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thu nộp
phí bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phối hợp của cơ quan chức năng về
quản lý giao thông vận tải trong việc xử lý chủ phương tiện vi phạm về tải
trọng trong quá trình hoạt động vận chuyển khoáng sản và hàng hóa khác trên địa
bàn tỉnh.