Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và quản lý lâm sản, năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng (BVR) đồng thời tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nhờ đó, tình trạng khai thác, buôn bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn huyện cơ bản đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Đồng bào Dao thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn chăm sóc quế
Văn Chấn hiện có 62.647ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 45.237ha, rừng trồng 17.410ha, tỷ lệ che phủ 51,9%. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, Hạt Kiểm lâm huyện luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng giữ vị trí hàng đầu. Hạt đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn xuống các thôn, bản tuyên truyền cho người dân hiểu được các chính sách, văn bản của các cấp, ngành về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, quản lý lâm sản.
Năm 2014, Hạt đã phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức 374 hội nghị; in ấn hơn 3.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền về công tác BVR - PCCCR cho các thôn, bản; ký cam kết BVR, PCCCR tới 34.144 lượt hộ gia đình; vận động nhân dân tích cực tham gia trồng rừng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và đấu tranh tố giác những đối tượng, tụ điểm lén lút khai thác, mua bán, cất giấu, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Lực lượng kiểm lâm huyện Văn Chấn tịch thu lâm sản khai thác trái phép.
Song song với công tác tuyên truyền, Hạt đã chủ động xây dựng các kế hoạch về kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép đồng thời các trạm kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng tuần tra, truy quét tại các "điểm nóng" phá rừng và chốt chặn các tuyến đường ra, vào rừng để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm. Năm qua, lực lượng kiểm lâm toàn huyện đã phát hiện và xử lý 73 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 25 vụ cất giấu lâm sản, 40 vụ vận chuyển, 6 vụ vi phạm thủ tục hành chính, 1 vụ khai thác, 1 vụ phá rừng; tịch thu 26,914m3 gỗ tròn, 14,88m3 gỗ xẻ, 500kg cành cục pơ mu.
Các trạm kiểm lâm cũng đã tạm giữ: 38 xe máy, 6 ô tô, 2 xe cải tiến, 1 máy cưa xăng, xử phạt hành chính 93 triệu đồng. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, tình trạng khai thác, buôn bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn huyện cơ bản đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, công tác QLBVR trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn do nhiều công trình cơ sở hạ tầng như thủy điện, khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng trong các khu rừng, khi mở đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà còn lớn, đời sống của người dân còn khó khăn nên một số nhóm hộ lúc nông nhàn vẫn lén lút vào rừng chặt gỗ tự nhiên, bán lấy tiền kiếm sống, đặc biệt ở các xã trọng điểm như: Nậm Búng, Nậm Mười, Nậm Lành, Suối Giàng, Cát Thịnh, Thượng Bằng La.
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, Hạt sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR; chú trọng công tác PCCCR mùa khô xác định các vùng trọng điểm có nguy có cháy rừng cao để khoanh vùng, lên bản đồ, từ đó có biện pháp PCCCR cụ thể; thực hiện tốt Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp huyện Văn Chấn giai đoạn 2012 - 2015; tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, quản lý lâm sản, PCCCR.
Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, từng bước xã hội hóa; nâng cao mức phí khoán; thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, khuyến khích người dân trồng rừng phát triển kinh tế. Có như vậy, việc QLBVR mới thực sự bền vững.
3595 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và quản lý lâm sản, năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng (BVR) đồng thời tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nhờ đó, tình trạng khai thác, buôn bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn huyện cơ bản đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Văn Chấn hiện có 62.647ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 45.237ha, rừng trồng 17.410ha, tỷ lệ che phủ 51,9%. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, Hạt Kiểm lâm huyện luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng giữ vị trí hàng đầu. Hạt đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn xuống các thôn, bản tuyên truyền cho người dân hiểu được các chính sách, văn bản của các cấp, ngành về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, quản lý lâm sản.
Năm 2014, Hạt đã phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức 374 hội nghị; in ấn hơn 3.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền về công tác BVR - PCCCR cho các thôn, bản; ký cam kết BVR, PCCCR tới 34.144 lượt hộ gia đình; vận động nhân dân tích cực tham gia trồng rừng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và đấu tranh tố giác những đối tượng, tụ điểm lén lút khai thác, mua bán, cất giấu, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Lực lượng kiểm lâm huyện Văn Chấn tịch thu lâm sản khai thác trái phép.
Song song với công tác tuyên truyền, Hạt đã chủ động xây dựng các kế hoạch về kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép đồng thời các trạm kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng tuần tra, truy quét tại các "điểm nóng" phá rừng và chốt chặn các tuyến đường ra, vào rừng để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm. Năm qua, lực lượng kiểm lâm toàn huyện đã phát hiện và xử lý 73 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 25 vụ cất giấu lâm sản, 40 vụ vận chuyển, 6 vụ vi phạm thủ tục hành chính, 1 vụ khai thác, 1 vụ phá rừng; tịch thu 26,914m3 gỗ tròn, 14,88m3 gỗ xẻ, 500kg cành cục pơ mu.
Các trạm kiểm lâm cũng đã tạm giữ: 38 xe máy, 6 ô tô, 2 xe cải tiến, 1 máy cưa xăng, xử phạt hành chính 93 triệu đồng. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, tình trạng khai thác, buôn bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn huyện cơ bản đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, công tác QLBVR trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn do nhiều công trình cơ sở hạ tầng như thủy điện, khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng trong các khu rừng, khi mở đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà còn lớn, đời sống của người dân còn khó khăn nên một số nhóm hộ lúc nông nhàn vẫn lén lút vào rừng chặt gỗ tự nhiên, bán lấy tiền kiếm sống, đặc biệt ở các xã trọng điểm như: Nậm Búng, Nậm Mười, Nậm Lành, Suối Giàng, Cát Thịnh, Thượng Bằng La.
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, Hạt sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR; chú trọng công tác PCCCR mùa khô xác định các vùng trọng điểm có nguy có cháy rừng cao để khoanh vùng, lên bản đồ, từ đó có biện pháp PCCCR cụ thể; thực hiện tốt Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp huyện Văn Chấn giai đoạn 2012 - 2015; tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, quản lý lâm sản, PCCCR.
Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, từng bước xã hội hóa; nâng cao mức phí khoán; thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, khuyến khích người dân trồng rừng phát triển kinh tế. Có như vậy, việc QLBVR mới thực sự bền vững.