Tiềm năng du lịch của Yên Bái rất lớn. Vì vậy, trong những năm qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Bái phát triển du lịch.
Yên Bái đã triển khai, thực hiện Chương trình “Du lịch về cội nguồn” của ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; chương trình hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch chi tiết Khu du lịch hồ Thác Bà; triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Tân Hương (Yên Bình). Ngoài ra, đầu tư một số khu du lịch trọng tâm như Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Khu du lịch nước nóng Bản Bon (Văn Chấn), Khu du lịch sinh thái Đầm Hậu (Trấn Yên).
Hàng năm, Yên Bái tổ chức một số sự kiện du lịch và tham gia quảng bá, xúc tiến đầu tư tại các sự kiện du lịch lớn của các tỉnh, thành. Từ chỗ mạng lưới lưu trú nghèo nàn, tới nay, Yên Bái đã có 123 cơ sở lưu trú phục vụ du khách, trong đó 18 cơ sở xếp hạng 1 sao, 7 cơ sở hạng 2 sao, một số cơ sở đang xếp hạng 3 sao. Kết quả là khách du lịch đến Yên Bái hàng năm tăng nhanh. Năm 2011, có trên 414.000 lượt, năm 2013 tăng lên 430.000 lượt; năm 2015 dự kiến tăng lên 450.000 lượt. Khách du lịch quốc tế trên 9.300 lượt năm 2011 đã tăng lên 22.000 trong năm ngoái. Con số này năm nay dự tính khoảng 25.000 lượt, mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,1%.
Vai trò của du lịch trong nền kinh tế nhiều khó khăn của Yên Bái đã và đang được khẳng định, tuy nhiên cũng còn khá nhiều vấn đề đặt ra trong những năm qua. Có những khó khăn khách quan kìm hãm sự tăng trưởng của ngành "công nghiệp không khói" này. Giao thông là một cách trở, sự khó khăn về giao thông đã khiến sự quan tâm và đi lại của các nhà đầu tư về du lịch tới Yên Bái giảm đi. Tiềm năng du lịch to lớn của Yên Bái được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước nhưng tới nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào lên Yên Bái đầu tư “ra tấm, ra món”, nhất là với Khu du lịch hồ Thác Bà - được mệnh danh là “viên ngọc của Tây Bắc”. Cũng đã có dự án đầu tư, chủ yếu thu hút khách du lịch nước ngoài ở xã Vũ Linh (Yên Bình), tuy nhiên hiệu quả kinh tế - xã hội còn hạn chế, đối tượng du khách còn thu hẹp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tới và tầm nhìn xa hơn, Yên Bái tập trung, ưu tiên phát triển mạnh du lịch, tăng nhanh giá trị dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm; du lịch hồ Thác Bà và tuyến du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ) - Mù Cang Chải - Suối Giàng (Văn Chấn); xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, là trung tâm dịch vụ, thương mại và du lịch phía Tây của tỉnh; xây dựng các tuyến du lịch trong tỉnh gắn với các khu, tuyến, điểm du lịch của các tỉnh Tây Bắc. Dự tính, sẽ có 200 cơ sở lưu trú với trên 3.500 phòng, số lượng du khách đến Yên Bái khoảng 655.000 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 khoảng 7,8%.
Thời điểm này, những khó khăn về giao thông đã được tháo gỡ, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào sử dụng đem lại cho Yên Bái cơ hội lớn để phát triển du lịch. Việc tăng cường quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền, xúc tiến thương mại - du lịch cần được các ngành, địa phương chú trọng hơn nữa để thu hút sự quan tâm không chỉ của du khách mà nhất là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư cho du lịch có tính đặc thù, cho dù có phân kỳ đầu tư cũng rất tốn, thu hồi vốn cần có thời gian.
Với Yên Bái, các nhà đầu tư đang mong chờ một cơ chế thông thoáng hơn nữa của địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII tới đây chắc chắn sẽ có những đánh giá, đưa ra bàn thảo kỹ về kinh tế du lịch. Chủ trương, nghị quyết của Đảng đã xác định rất rõ tầm quan trọng, sự cần thiết và định hướng phát triển du lịch. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra là các ngành, địa phương cần tính toán, đề xuất, tham mưu những giải pháp khả thi để thu hút đầu tư vào du lịch; làm cho những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh được khai thác, phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong những năm tới đây.
2817 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Tiềm năng du lịch của Yên Bái rất lớn. Vì vậy, trong những năm qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Yên Bái đã triển khai, thực hiện Chương trình “Du lịch về cội nguồn” của ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; chương trình hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch chi tiết Khu du lịch hồ Thác Bà; triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Tân Hương (Yên Bình). Ngoài ra, đầu tư một số khu du lịch trọng tâm như Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Khu du lịch nước nóng Bản Bon (Văn Chấn), Khu du lịch sinh thái Đầm Hậu (Trấn Yên).
Hàng năm, Yên Bái tổ chức một số sự kiện du lịch và tham gia quảng bá, xúc tiến đầu tư tại các sự kiện du lịch lớn của các tỉnh, thành. Từ chỗ mạng lưới lưu trú nghèo nàn, tới nay, Yên Bái đã có 123 cơ sở lưu trú phục vụ du khách, trong đó 18 cơ sở xếp hạng 1 sao, 7 cơ sở hạng 2 sao, một số cơ sở đang xếp hạng 3 sao. Kết quả là khách du lịch đến Yên Bái hàng năm tăng nhanh. Năm 2011, có trên 414.000 lượt, năm 2013 tăng lên 430.000 lượt; năm 2015 dự kiến tăng lên 450.000 lượt. Khách du lịch quốc tế trên 9.300 lượt năm 2011 đã tăng lên 22.000 trong năm ngoái. Con số này năm nay dự tính khoảng 25.000 lượt, mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,1%.
Vai trò của du lịch trong nền kinh tế nhiều khó khăn của Yên Bái đã và đang được khẳng định, tuy nhiên cũng còn khá nhiều vấn đề đặt ra trong những năm qua. Có những khó khăn khách quan kìm hãm sự tăng trưởng của ngành "công nghiệp không khói" này. Giao thông là một cách trở, sự khó khăn về giao thông đã khiến sự quan tâm và đi lại của các nhà đầu tư về du lịch tới Yên Bái giảm đi. Tiềm năng du lịch to lớn của Yên Bái được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước nhưng tới nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào lên Yên Bái đầu tư “ra tấm, ra món”, nhất là với Khu du lịch hồ Thác Bà - được mệnh danh là “viên ngọc của Tây Bắc”. Cũng đã có dự án đầu tư, chủ yếu thu hút khách du lịch nước ngoài ở xã Vũ Linh (Yên Bình), tuy nhiên hiệu quả kinh tế - xã hội còn hạn chế, đối tượng du khách còn thu hẹp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tới và tầm nhìn xa hơn, Yên Bái tập trung, ưu tiên phát triển mạnh du lịch, tăng nhanh giá trị dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm; du lịch hồ Thác Bà và tuyến du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ) - Mù Cang Chải - Suối Giàng (Văn Chấn); xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, là trung tâm dịch vụ, thương mại và du lịch phía Tây của tỉnh; xây dựng các tuyến du lịch trong tỉnh gắn với các khu, tuyến, điểm du lịch của các tỉnh Tây Bắc. Dự tính, sẽ có 200 cơ sở lưu trú với trên 3.500 phòng, số lượng du khách đến Yên Bái khoảng 655.000 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 khoảng 7,8%.
Thời điểm này, những khó khăn về giao thông đã được tháo gỡ, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào sử dụng đem lại cho Yên Bái cơ hội lớn để phát triển du lịch. Việc tăng cường quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền, xúc tiến thương mại - du lịch cần được các ngành, địa phương chú trọng hơn nữa để thu hút sự quan tâm không chỉ của du khách mà nhất là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư cho du lịch có tính đặc thù, cho dù có phân kỳ đầu tư cũng rất tốn, thu hồi vốn cần có thời gian.
Với Yên Bái, các nhà đầu tư đang mong chờ một cơ chế thông thoáng hơn nữa của địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII tới đây chắc chắn sẽ có những đánh giá, đưa ra bàn thảo kỹ về kinh tế du lịch. Chủ trương, nghị quyết của Đảng đã xác định rất rõ tầm quan trọng, sự cần thiết và định hướng phát triển du lịch. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra là các ngành, địa phương cần tính toán, đề xuất, tham mưu những giải pháp khả thi để thu hút đầu tư vào du lịch; làm cho những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh được khai thác, phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong những năm tới đây.