Từ khi sinh ra loài người, bếp lửa đã mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống thường nhật qua việc nấu nướng, bảo quản thức ăn, vật dụng, bảo quản hạt giống, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ… Đồng thời, trong quá trình phát triển, bếp lửa còn mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh.
Bếp lửa ở vùng đồng bào dân tộc vừa để nấu nướng vừa để sấy, bảo quản thức ăn.
Bởi vậy, không biết từ khi nào dân gian đã
có thuật ngữ “vua bếp” và tôn thờ lửa như thế lực quyền năng có khả năng thiêu
đốt mọi thứ và cũng có thể ban phát cho con người mọi thứ vì nó nằm trong 5 yếu
tố ban đầu gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để sinh ra vạn vật. Vì quan niệm ấy nên
khi làm một ngôi nhà mới hầu hết các dân tộc từ bắc đến nam đều tính toán rất
kỹ nên vị trí đặt bếp, hướng bếp (cửa bếp), chọn ngày, chọn người nhóm bếp…
Ngay cả việc mua một chiếc bếp gas bây giờ cũng vậy, nhiều người cũng phải xem
ngày, giờ, người bật bếp để cầu mong cho mọi sự trong gia đình đều được như ý
muốn. Cuối năm nhà nào cũng làm lễ cúng Táo quân vào 23 tháng Chạp.
Trở lại với việc vì sao người dân ở nhiều
dân tộc kể cả người Kinh trước đây đặc biệt coi trọng việc lửa trong những ngày
tết? Đó là do quan niệm lửa giữ vượng khí trong nhà khi bước vào năm mới. Trong
nhà có lửa thì tà ma không thể vào nhà làm hại. Thế nên trong lời cúng Táo quân
nhiều người thường cầu mong vua bếp phù hộ độ trì cho gia chủ quanh năm bếp nhà
đỏ lửa. Nhà nào không may bị tắt bếp trong đêm 30 hay mồng 1 tết thì buồn lắm
vì họ cho rằng năm ấy làm ăn sẽ thất bát và tắt bếp cũng đồng nghĩa với việc sẽ
chẳng có nhiều thứ để mà đun nấu.
Về ý nghĩa thực dụng thì giữ lửa trong
những ngày tết cũng là để bảo quản và chế biến thức ăn như sấy lạp xưởng, thịt
khô, lấy than chắc nỏ nướng thịt. Ở vùng rừng núi hoang vu xưa kia có nhiều thú
giữ và những ngày tết không ai lên rừng nên rừng sẽ yên ắng hơn và thú dữ lợi
dụng dịp này mò vào làng bản bắt vật nuôi và dễ làm hại con người. Do đó, nhà nhà
giữ bếp và mùi khói lửa cũng làm cho thú dữ e sợ mà không gây ảnh hưởng cho đời
sống của người dân.
Để giữ được lửa trong ngày tết, mỗi gia
đình phải tìm sẵn trước đó nhiều ngày một cây củi to (củi cái) đã khô hẳn, chắc
và nếu là loại gỗ có tinh dầu càng tốt vì gỗ vừa bén than vừa tỏa ra mùi thơm
và ngăn ngừa cảm mạo. Tuy nhiên, loại gỗ này khá hiếm nên thông thường nhiều
nơi người ta chọn loại củi sồi. Cây củi này đã được đốt cho cháy kỹ trước khi
đi ngủ. Các thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần xung quanh bếp sưởi
lửa, trò chuyện, chế biến thức ăn và xem ngọn lửa của cây củi cái năm nay cháy
thế nào để đoán vận làm ăn.
Nếu cây củi cháy đều mà than đượm hồng,
nhất là khi cháy mà lại nghe có tiếng phì phì nhè nhẹ và phun những tia lửa dài
sáng xanh thì gia chủ mừng lắm vì đó là “lửa cười” mà lửa cười thì người no.
Trước khi đi ngủ, chủ nhà lấy một miếng thịt, một cục xôi nhỏ cỡ ngón tay cái
thả vào bếp lửa và đổ một ít rượu vào bếp tượng trưng cho sự biết ơn của gia đình
và mời vua bếp cùng ăn tết. Thịt và xôi đã cháy hết thì bếp được dọn dẹp thật
sạch. Những cây củi nhỏ chưa cháy hết phải dụi tắt hẳn bỏ ra ngoài. Toàn bộ tro
bếp được vùi gọn vào đầu cây củi cái để ủ nóng chỉ để hở một khoảng nhỏ gọi là
miệng củi để lấy ô xy cho củi cháy.
Sau đó, lấy tấm sắt hoặc phiến đá mỏng dẹt,
gạch quây kín xung quanh kiềng bếp đề phòng chó, mèo nằm sưởi bị lửa bắt vào
lông gây bỏng chạy lên mái nhà hoặc chỗ có chất dễ cháy gây nên hỏa hoạn. Người
lớn thường dặn con cháu trong những ngày tết không được đun củi tươi, vứt lá
bánh, lá tươi, rác, xương xẩu đã gặm vào bếp vì làm như thế là không tôn trọng vua
bếp, bắt vua bếp phải ăn những đồ thừa của người trần. Có khi người lớn còn dọa
con cháu rằng nếu đun củi tươi, ném lá tươi vào bếp là vua bếp sẽ phạt cho sau
này chưa già mặt mũi đã héo hon. Thực chất là người lớn vừa muốn tôn kính thần
lửa vừa muốn ngăn ngừa không đưa những thứ đó vào bếp để dễ dàng giữ được lửa.
2719 lượt xem
(Theo Hoàng Nhâm/Báo Yên Bái)
Từ khi sinh ra loài người, bếp lửa đã mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống thường nhật qua việc nấu nướng, bảo quản thức ăn, vật dụng, bảo quản hạt giống, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ… Đồng thời, trong quá trình phát triển, bếp lửa còn mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh.
Bởi vậy, không biết từ khi nào dân gian đã
có thuật ngữ “vua bếp” và tôn thờ lửa như thế lực quyền năng có khả năng thiêu
đốt mọi thứ và cũng có thể ban phát cho con người mọi thứ vì nó nằm trong 5 yếu
tố ban đầu gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để sinh ra vạn vật. Vì quan niệm ấy nên
khi làm một ngôi nhà mới hầu hết các dân tộc từ bắc đến nam đều tính toán rất
kỹ nên vị trí đặt bếp, hướng bếp (cửa bếp), chọn ngày, chọn người nhóm bếp…
Ngay cả việc mua một chiếc bếp gas bây giờ cũng vậy, nhiều người cũng phải xem
ngày, giờ, người bật bếp để cầu mong cho mọi sự trong gia đình đều được như ý
muốn. Cuối năm nhà nào cũng làm lễ cúng Táo quân vào 23 tháng Chạp.
Trở lại với việc vì sao người dân ở nhiều
dân tộc kể cả người Kinh trước đây đặc biệt coi trọng việc lửa trong những ngày
tết? Đó là do quan niệm lửa giữ vượng khí trong nhà khi bước vào năm mới. Trong
nhà có lửa thì tà ma không thể vào nhà làm hại. Thế nên trong lời cúng Táo quân
nhiều người thường cầu mong vua bếp phù hộ độ trì cho gia chủ quanh năm bếp nhà
đỏ lửa. Nhà nào không may bị tắt bếp trong đêm 30 hay mồng 1 tết thì buồn lắm
vì họ cho rằng năm ấy làm ăn sẽ thất bát và tắt bếp cũng đồng nghĩa với việc sẽ
chẳng có nhiều thứ để mà đun nấu.
Về ý nghĩa thực dụng thì giữ lửa trong
những ngày tết cũng là để bảo quản và chế biến thức ăn như sấy lạp xưởng, thịt
khô, lấy than chắc nỏ nướng thịt. Ở vùng rừng núi hoang vu xưa kia có nhiều thú
giữ và những ngày tết không ai lên rừng nên rừng sẽ yên ắng hơn và thú dữ lợi
dụng dịp này mò vào làng bản bắt vật nuôi và dễ làm hại con người. Do đó, nhà nhà
giữ bếp và mùi khói lửa cũng làm cho thú dữ e sợ mà không gây ảnh hưởng cho đời
sống của người dân.
Để giữ được lửa trong ngày tết, mỗi gia
đình phải tìm sẵn trước đó nhiều ngày một cây củi to (củi cái) đã khô hẳn, chắc
và nếu là loại gỗ có tinh dầu càng tốt vì gỗ vừa bén than vừa tỏa ra mùi thơm
và ngăn ngừa cảm mạo. Tuy nhiên, loại gỗ này khá hiếm nên thông thường nhiều
nơi người ta chọn loại củi sồi. Cây củi này đã được đốt cho cháy kỹ trước khi
đi ngủ. Các thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần xung quanh bếp sưởi
lửa, trò chuyện, chế biến thức ăn và xem ngọn lửa của cây củi cái năm nay cháy
thế nào để đoán vận làm ăn.
Nếu cây củi cháy đều mà than đượm hồng,
nhất là khi cháy mà lại nghe có tiếng phì phì nhè nhẹ và phun những tia lửa dài
sáng xanh thì gia chủ mừng lắm vì đó là “lửa cười” mà lửa cười thì người no.
Trước khi đi ngủ, chủ nhà lấy một miếng thịt, một cục xôi nhỏ cỡ ngón tay cái
thả vào bếp lửa và đổ một ít rượu vào bếp tượng trưng cho sự biết ơn của gia đình
và mời vua bếp cùng ăn tết. Thịt và xôi đã cháy hết thì bếp được dọn dẹp thật
sạch. Những cây củi nhỏ chưa cháy hết phải dụi tắt hẳn bỏ ra ngoài. Toàn bộ tro
bếp được vùi gọn vào đầu cây củi cái để ủ nóng chỉ để hở một khoảng nhỏ gọi là
miệng củi để lấy ô xy cho củi cháy.
Sau đó, lấy tấm sắt hoặc phiến đá mỏng dẹt,
gạch quây kín xung quanh kiềng bếp đề phòng chó, mèo nằm sưởi bị lửa bắt vào
lông gây bỏng chạy lên mái nhà hoặc chỗ có chất dễ cháy gây nên hỏa hoạn. Người
lớn thường dặn con cháu trong những ngày tết không được đun củi tươi, vứt lá
bánh, lá tươi, rác, xương xẩu đã gặm vào bếp vì làm như thế là không tôn trọng vua
bếp, bắt vua bếp phải ăn những đồ thừa của người trần. Có khi người lớn còn dọa
con cháu rằng nếu đun củi tươi, ném lá tươi vào bếp là vua bếp sẽ phạt cho sau
này chưa già mặt mũi đã héo hon. Thực chất là người lớn vừa muốn tôn kính thần
lửa vừa muốn ngăn ngừa không đưa những thứ đó vào bếp để dễ dàng giữ được lửa.