Đưa ra những ý tưởng tâm huyết, hợp lòng dân, nhiều trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã nơi rẻo cao Yên Bái để lại dấu ấn khi giúp người dân thoát nghèo, từng bước loại bỏ nhiều hủ tục.
Phó chủ tịch Hờ A Nhà chia sẻ kinh nghiệm công tác tại diễn đàn Trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới do T.Ư Đoàn, Bộ Nội vụ phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức ngày 6.3 - Ảnh: P.Hậu
Xóa hủ tục lạc hậu
Trong số trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã tại Yên Bái, Đàm Đức Đông, Phó chủ tịch xã Hồ Bốn (H.Mù Cang Chải), là đội viên ngoại tỉnh duy nhất. Quê ở miền quan họ Bắc Ninh, tốt nghiệp ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đông trúng tuyển vào dự án 600 phó chủ tịch xã. Năm 2012, Đông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch xã Hồ Bốn, là xã nằm xa nhất về khoảng cách địa lý, khó khăn nhất về kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Dấu ấn của chàng trai người Kinh ở mảnh đất rẻo cao Hồ Bốn là vận động thành công người dân cùng nhau xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đám tang, lễ cưới. Đàm Văn Đông cho biết: “Đồng bào dân tộc địa phương qua nhiều đời quen với tập tục đám ma thường tổ chức trong nhiều ngày, chi phí ăn uống tốn kém. Thi thể người chết không đưa vào áo quan. Trong lễ cưới, nhà gái vẫn giữ lệ thách cưới tiền mặt cao, tùy theo uy tín mỗi dòng họ, tiền sính lễ thách cưới lên tới vài chục triệu đồng. Trong khi đó, gần 80% hộ vẫn nằm trong diện hộ nghèo, thiếu ăn. Lễ cưới, tang ma luôn là gánh nặng, nỗi lo của nhiều gia đình”.
Nhận thức hủ tục lạc hậu là bước cản lớn nhất trong đời sống của người dân địa phương, thời gian đầu về xã, ngoài tìm hiểu và nắm bắt công việc mảng phát triển kinh tế - xã hội, việc làm đầu tiên của Đông là học tiếng dân tộc Mông để nhanh chóng hòa nhập, tìm hiểu các tập tục. Sau 3 tháng, chàng trai người Kinh có thể nghe, nói thành thạo ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc đông nhất ở Hồ Bốn. Nhờ đó, trong 3 năm qua, Đông có thuận lợi trong việc vận động người dân thực hiện hương ước văn hóa thôn bản. “Đến nay, tục lệ thách cưới cơ bản được cải thiện, đồng bào tự nguyện thực hiện thách cưới không quá 10 triệu đồng. Đám tang được tổ chức gọn nhẹ, người chết có áo quan khi khâm liệm", Đông nói.
Gần gũi người dân
Chàng trai người Mông Hờ A Nhà cho biết khi mới nhậm chức Phó chủ tịch xã Chế Cu Nha (H.Mù Cang Chải), bằng sự chân thành anh đã góp ý thành công cho hệ thống chính quyền thay đổi cách đánh giá về cán bộ theo hướng dân chủ, khách quan và đúng luật. Hờ A Nhà kể trước đây đánh giá, xếp loại cán bộ ở xã do người đứng đầu tự quyết. Khi anh về xã đã tham mưu thực hiện đúng quy trình, cho cán bộ tự kiểm rồi thông qua lấy ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp, bầu chọn danh hiệu thi đua...
Nhờ gần gũi với dân, Điền Thị Xay, Phó chủ tịch xã Púng Luông (H.Mù Cang Chải), vận động thành công người dân ngâm ủ giống lúa tập trung, đưa giống lúa lai vào gieo cấy vụ đông xuân. Giữ thói quen canh tác truyền thống, người dân tự làm lẻ tẻ nên tỷ lệ tổn thất giống rất lớn do thời tiết vùng cao nóng, lạnh thất thường. Điền Thị Xay vận động người dân trong từng thôn bản cùng nhau ngâm ủ giống tập trung, gieo cấy giống lúa lai. Đầu vụ, xã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi hỗ trợ trực tiếp ở từng thôn, bản. Bằng cách làm này, số lượng lúa giống bị hư hỏng, lịch gieo cấy không đúng mùa vụ được cải thiện đáng kể. Năng suất lúa thu hoạch tăng lên qua từng vụ. Qua 3 năm, ý tưởng của Xay giúp trên 60 hộ không còn đói ăn, thiếu lương thực trong thời điểm giáp hạt.
Ý kiến:
Dùng tri thức đưa quê hương phát triển mạnh giàu
“Mỗi cá nhân trên cương vị phó chủ tịch xã, trong các đề án trực tiếp chỉ đạo triển khai nên quan tâm, kết nối trí thức trẻ, lực lượng thanh niên địa phương cùng góp công sức, trí tuệ sáng tạo, sớm hoàn thành mục tiêu và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quan trọng nhất là giúp người dân có đời sống ấm no, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, thanh thiếu niên có môi trường lành mạnh vui chơi, tạo điều kiện phấn đấu vươn lên trong học tập, dùng tri thức đưa quê hương phát triển mạnh giàu, bền vững”.
Đặng Quốc Toàn, Bí thư T.Ư Đoàn
Phong trào thanh thiếu nhi có khởi sắc
“Ở 20 xã có trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có khởi sắc. Ở những địa bàn này, các phó chủ tịch xã có nhiều sáng kiến, đề xuất cải tạo lại trường lớp, tổ chức phong trào khuyến học trong thanh thiếu nhi, vận động thanh niên tiên phong xây dựng đời sống văn minh theo các tiêu chí ăn sạch, ở sạch và uống sạch”.
Nông Việt Yên, Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái
Hơn nửa trí thức trẻ tham gia dự án được bổ nhiệm lại
“Trong 2 năm còn lại của dự án, trí thức trẻ lựa chọn công việc cụ thể, khẳng định vai trò đóng góp đối với địa phương. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn các địa phương đánh giá, xem xét sử dụng trí thức trẻ khi dự án kết thúc. Đã có quá nửa trong số trí thức trẻ tham gia dự án được đưa vào kế hoạch bổ nhiệm lại”.
Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ) |
2562 lượt xem
(Theo Báo Thanh niên)
Đưa ra những ý tưởng tâm huyết, hợp lòng dân, nhiều trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã nơi rẻo cao Yên Bái để lại dấu ấn khi giúp người dân thoát nghèo, từng bước loại bỏ nhiều hủ tục.Xóa hủ tục lạc hậu
Trong số trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã tại Yên Bái, Đàm Đức Đông, Phó chủ tịch xã Hồ Bốn (H.Mù Cang Chải), là đội viên ngoại tỉnh duy nhất. Quê ở miền quan họ Bắc Ninh, tốt nghiệp ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đông trúng tuyển vào dự án 600 phó chủ tịch xã. Năm 2012, Đông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch xã Hồ Bốn, là xã nằm xa nhất về khoảng cách địa lý, khó khăn nhất về kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Dấu ấn của chàng trai người Kinh ở mảnh đất rẻo cao Hồ Bốn là vận động thành công người dân cùng nhau xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đám tang, lễ cưới. Đàm Văn Đông cho biết: “Đồng bào dân tộc địa phương qua nhiều đời quen với tập tục đám ma thường tổ chức trong nhiều ngày, chi phí ăn uống tốn kém. Thi thể người chết không đưa vào áo quan. Trong lễ cưới, nhà gái vẫn giữ lệ thách cưới tiền mặt cao, tùy theo uy tín mỗi dòng họ, tiền sính lễ thách cưới lên tới vài chục triệu đồng. Trong khi đó, gần 80% hộ vẫn nằm trong diện hộ nghèo, thiếu ăn. Lễ cưới, tang ma luôn là gánh nặng, nỗi lo của nhiều gia đình”.
Nhận thức hủ tục lạc hậu là bước cản lớn nhất trong đời sống của người dân địa phương, thời gian đầu về xã, ngoài tìm hiểu và nắm bắt công việc mảng phát triển kinh tế - xã hội, việc làm đầu tiên của Đông là học tiếng dân tộc Mông để nhanh chóng hòa nhập, tìm hiểu các tập tục. Sau 3 tháng, chàng trai người Kinh có thể nghe, nói thành thạo ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc đông nhất ở Hồ Bốn. Nhờ đó, trong 3 năm qua, Đông có thuận lợi trong việc vận động người dân thực hiện hương ước văn hóa thôn bản. “Đến nay, tục lệ thách cưới cơ bản được cải thiện, đồng bào tự nguyện thực hiện thách cưới không quá 10 triệu đồng. Đám tang được tổ chức gọn nhẹ, người chết có áo quan khi khâm liệm", Đông nói.
Gần gũi người dân
Chàng trai người Mông Hờ A Nhà cho biết khi mới nhậm chức Phó chủ tịch xã Chế Cu Nha (H.Mù Cang Chải), bằng sự chân thành anh đã góp ý thành công cho hệ thống chính quyền thay đổi cách đánh giá về cán bộ theo hướng dân chủ, khách quan và đúng luật. Hờ A Nhà kể trước đây đánh giá, xếp loại cán bộ ở xã do người đứng đầu tự quyết. Khi anh về xã đã tham mưu thực hiện đúng quy trình, cho cán bộ tự kiểm rồi thông qua lấy ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp, bầu chọn danh hiệu thi đua...
Nhờ gần gũi với dân, Điền Thị Xay, Phó chủ tịch xã Púng Luông (H.Mù Cang Chải), vận động thành công người dân ngâm ủ giống lúa tập trung, đưa giống lúa lai vào gieo cấy vụ đông xuân. Giữ thói quen canh tác truyền thống, người dân tự làm lẻ tẻ nên tỷ lệ tổn thất giống rất lớn do thời tiết vùng cao nóng, lạnh thất thường. Điền Thị Xay vận động người dân trong từng thôn bản cùng nhau ngâm ủ giống tập trung, gieo cấy giống lúa lai. Đầu vụ, xã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi hỗ trợ trực tiếp ở từng thôn, bản. Bằng cách làm này, số lượng lúa giống bị hư hỏng, lịch gieo cấy không đúng mùa vụ được cải thiện đáng kể. Năng suất lúa thu hoạch tăng lên qua từng vụ. Qua 3 năm, ý tưởng của Xay giúp trên 60 hộ không còn đói ăn, thiếu lương thực trong thời điểm giáp hạt.
Ý kiến:
Dùng tri thức đưa quê hương phát triển mạnh giàu
“Mỗi cá nhân trên cương vị phó chủ tịch xã, trong các đề án trực tiếp chỉ đạo triển khai nên quan tâm, kết nối trí thức trẻ, lực lượng thanh niên địa phương cùng góp công sức, trí tuệ sáng tạo, sớm hoàn thành mục tiêu và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quan trọng nhất là giúp người dân có đời sống ấm no, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, thanh thiếu niên có môi trường lành mạnh vui chơi, tạo điều kiện phấn đấu vươn lên trong học tập, dùng tri thức đưa quê hương phát triển mạnh giàu, bền vững”.
Đặng Quốc Toàn, Bí thư T.Ư Đoàn
Phong trào thanh thiếu nhi có khởi sắc
“Ở 20 xã có trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có khởi sắc. Ở những địa bàn này, các phó chủ tịch xã có nhiều sáng kiến, đề xuất cải tạo lại trường lớp, tổ chức phong trào khuyến học trong thanh thiếu nhi, vận động thanh niên tiên phong xây dựng đời sống văn minh theo các tiêu chí ăn sạch, ở sạch và uống sạch”.
Nông Việt Yên, Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái
Hơn nửa trí thức trẻ tham gia dự án được bổ nhiệm lại
“Trong 2 năm còn lại của dự án, trí thức trẻ lựa chọn công việc cụ thể, khẳng định vai trò đóng góp đối với địa phương. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn các địa phương đánh giá, xem xét sử dụng trí thức trẻ khi dự án kết thúc. Đã có quá nửa trong số trí thức trẻ tham gia dự án được đưa vào kế hoạch bổ nhiệm lại”.
Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ)