CTTĐT – Sau 2 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh đã có 502 bệnh nhân tham gia điều trị, trong đó có 450 bệnh nhân điều trị ổn định, đạt 107% chỉ tiêu số bệnh nhân điều trị Methadone năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ giao.
Đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 3 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động (tại thành phố Yên Bái 2 cơ sở, tại thị xã Nghĩa Lộ 1 cơ sở.
Từ năm 2013, tỉnh Yên Bái triển khai Chương trình Methadone, với cơ sở điều trị thay thế đầu tiên tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh; đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 3 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động (tại thành phố Yên Bái 2 cơ sở, tại thị xã Nghĩa Lộ 1 cơ sở); 3 cơ sở tại huyện Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải đã được phê duyệt dự án, đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động trong đầu năm 2015.
Đến nay sau 2 năm triển khai, tổng số bệnh nhân đã tham gia điều trị là 502, đến nay số đang điều trị đã ổn định liều là 450, thực hiện vượt chỉ tiêu số bệnh nhân điều trị Methadone năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 (đạt 450/420 bệnh nhân = 107%). Kết quả này góp phần tích cực vào việc kiềm chế sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS, giảm tình hình tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định an ninh trật tự xã hội; đối với người nghiện, thì việc sử dụng Methadone đã làm giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy bất hợp pháp và một số bệnh liên quan trong nhóm người nghiện chất dạng thuốc phiện, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai Chương trình Methadone tại tỉnh Yên Bái, cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như trong công tác tuyên truyền còn hạn chế, còn một bộ phận người dân trong cộng đồng, người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình; nhiều bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện (nhất là công chức, viên chức) chưa dám lộ diện để đăng ký điều trị; do vậy cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; Một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt, vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều; đã có trường hợp buộc phải ngừng điều trị do vi phạm quy định về sử dụng chất dạng thuốc phiện trong quá trình điều trị. Có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật (buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện) điều đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về chương trình điều trị Methadone. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc tăng cường thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn điều trị, công tác đảm bảo an ninh- trật tự, cần có sự phối hợp giám sát chặt chẽ của gia đình và xã hội; Công tác phối hợp liên ngành, sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho bệnh nhân chưa thực hiện được. Khoảng gần 50% bệnh nhân điều trị Methadone có thu nhập không ổn định nên việc huy động bệnh nhân đóng góp một phần kinh phí điều trị (mua cốc uống thuốc, xét nghiệm cơ bản ban đầu và thường quy…) còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ khi tiến hành chủ trương xã hội hóa công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong thời gian tới.
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Yên Bái có gần 3.000 người nghiện có hồ sơ quản lý (trên 95% là nghiện thuốc phiện, heroin). Bên cạnh đó, là một trong 10 tỉnh trọng điểm của toàn quốc về HIV/AIDS với trên 5.000 người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện (trong đó có 3.565 người còn sống); mỗi năm tỉnh Yên Bái phát hiện thêm hàng trăm trường hợp nhiễm mới; chủ yếu lây truyền qua đường máu; đối tượng nhiễm cao nhất là nhóm nghiện chích ma túy chiếm 40%. Trong khi đó, để đạt hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cần có tối thiểu tỷ lệ bao phủ bệnh nhân nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone là 40%.
Với mục tiêu đến cuối năm 2015 phải có ít nhất 1.200 bệnh nhân nghiện được điều trị Methadone, đồng thời để thực hiện tốt Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuôc thay thế, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone năm 2014 - 2015 và phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020, trong đó: bên cạnh việc duy trì các cơ sở điều trị Methadone đã có, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư cơ sở vật chất, con người, kinh phí để mở thêm các cơ sở điều trị mới để mỗi huyện có từ 250 người nghiện trở lên có ít nhất 01 điểm; mở các điểm tư vấn, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc người nghiện, cấp phát thuốc Methadone vệ tinh tại các địa bàn xa trung tâm huyện; đồng thời với thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, tăng tỷ lệ cai nghiện tự nguyện.
Để Chương trình điều trị Methadone thực sự bền vững và nâng cao tính hiệu quả, thời gian tới tỉnh Yên Bái cần sớm xây dựng và ban hành giá dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính để thực hiện thu một phần chi phí điều trị từ người bệnh, giảm chi cho ngân sách trong khi các nguồn tài trợ sẽ giảm dần; đồng thời các ngành chức năng cần nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh ban hành và triển khai các giải pháp hỗ trợ về học nghề, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm ổn định đối với bệnh nhân tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone./.
2573 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Sau 2 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh đã có 502 bệnh nhân tham gia điều trị, trong đó có 450 bệnh nhân điều trị ổn định, đạt 107% chỉ tiêu số bệnh nhân điều trị Methadone năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ giao.
Từ năm 2013, tỉnh Yên Bái triển khai Chương trình Methadone, với cơ sở điều trị thay thế đầu tiên tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh; đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 3 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động (tại thành phố Yên Bái 2 cơ sở, tại thị xã Nghĩa Lộ 1 cơ sở); 3 cơ sở tại huyện Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải đã được phê duyệt dự án, đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động trong đầu năm 2015.
Đến nay sau 2 năm triển khai, tổng số bệnh nhân đã tham gia điều trị là 502, đến nay số đang điều trị đã ổn định liều là 450, thực hiện vượt chỉ tiêu số bệnh nhân điều trị Methadone năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 (đạt 450/420 bệnh nhân = 107%). Kết quả này góp phần tích cực vào việc kiềm chế sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS, giảm tình hình tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định an ninh trật tự xã hội; đối với người nghiện, thì việc sử dụng Methadone đã làm giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy bất hợp pháp và một số bệnh liên quan trong nhóm người nghiện chất dạng thuốc phiện, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai Chương trình Methadone tại tỉnh Yên Bái, cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như trong công tác tuyên truyền còn hạn chế, còn một bộ phận người dân trong cộng đồng, người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình; nhiều bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện (nhất là công chức, viên chức) chưa dám lộ diện để đăng ký điều trị; do vậy cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; Một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt, vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều; đã có trường hợp buộc phải ngừng điều trị do vi phạm quy định về sử dụng chất dạng thuốc phiện trong quá trình điều trị. Có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật (buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện) điều đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về chương trình điều trị Methadone. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc tăng cường thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn điều trị, công tác đảm bảo an ninh- trật tự, cần có sự phối hợp giám sát chặt chẽ của gia đình và xã hội; Công tác phối hợp liên ngành, sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho bệnh nhân chưa thực hiện được. Khoảng gần 50% bệnh nhân điều trị Methadone có thu nhập không ổn định nên việc huy động bệnh nhân đóng góp một phần kinh phí điều trị (mua cốc uống thuốc, xét nghiệm cơ bản ban đầu và thường quy…) còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ khi tiến hành chủ trương xã hội hóa công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong thời gian tới.
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Yên Bái có gần 3.000 người nghiện có hồ sơ quản lý (trên 95% là nghiện thuốc phiện, heroin). Bên cạnh đó, là một trong 10 tỉnh trọng điểm của toàn quốc về HIV/AIDS với trên 5.000 người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện (trong đó có 3.565 người còn sống); mỗi năm tỉnh Yên Bái phát hiện thêm hàng trăm trường hợp nhiễm mới; chủ yếu lây truyền qua đường máu; đối tượng nhiễm cao nhất là nhóm nghiện chích ma túy chiếm 40%. Trong khi đó, để đạt hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cần có tối thiểu tỷ lệ bao phủ bệnh nhân nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone là 40%.
Với mục tiêu đến cuối năm 2015 phải có ít nhất 1.200 bệnh nhân nghiện được điều trị Methadone, đồng thời để thực hiện tốt Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuôc thay thế, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone năm 2014 - 2015 và phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020, trong đó: bên cạnh việc duy trì các cơ sở điều trị Methadone đã có, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư cơ sở vật chất, con người, kinh phí để mở thêm các cơ sở điều trị mới để mỗi huyện có từ 250 người nghiện trở lên có ít nhất 01 điểm; mở các điểm tư vấn, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc người nghiện, cấp phát thuốc Methadone vệ tinh tại các địa bàn xa trung tâm huyện; đồng thời với thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, tăng tỷ lệ cai nghiện tự nguyện.
Để Chương trình điều trị Methadone thực sự bền vững và nâng cao tính hiệu quả, thời gian tới tỉnh Yên Bái cần sớm xây dựng và ban hành giá dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính để thực hiện thu một phần chi phí điều trị từ người bệnh, giảm chi cho ngân sách trong khi các nguồn tài trợ sẽ giảm dần; đồng thời các ngành chức năng cần nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh ban hành và triển khai các giải pháp hỗ trợ về học nghề, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm ổn định đối với bệnh nhân tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone./.