CTTĐT - Cũng như xã Phan Thanh, từ lâu nay người dân xã Tân Lập đã gắn bó với nghề đan rọ tôm. Nói là nghề phụ nhưng đây lại là nguồn thu nhập chính của không ít hộ dân nơi đây. Công việc này không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho nhiều người dân mà còn đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên.
Đan rọ tôm giúp bà con nông dân xã Tân Lập tăng thu nhập
Gia đình bà Nguyễn Thị Chiều, Bản Chang từ nhiều năm nay được biết đến là một trong những hộ đan rọ tôm đạt thu nhập cao nhất xã. Bà Chiều bén duyên với nghề đan rọ tôm cách đây khoảng 4 năm. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nên đến nay bà Chiều là một trong những người đan rọ tôm nhanh và đẹp nhất trong bản. Tranh thủ lúc nông nhàn, mỗi ngày bà đan được 50 rọ tôm. Mỗi tháng trung bình bà làm được gần một nghìn rọ trừ chi phí thu nhập cũng đạt từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Bà Chiều tâm sự: “trước đây làm ruộng, hoa màu mỗi tháng chỉ đủ ăn nhưng mấy năm nay gia đình tôi làm thêm nghề đan rọ tôm thấy hiệu quả rõ rệt, không còn khó khăn vất vả như trước đây nữa…”
Từ gia đình bà Chiều, nghề đan rọ tôm ngày càng phát triển ở Tân Lập, nhiều hộ cũng có được thu nhập ổn định từ công việc này như gia đình chị Hoàng Thị Yên ở Bản Cát 2. Cách đây khoảng 5 năm, khi nghề đan rọ tôm bắt đầu xuất hiện trên địa bàn xã, chị Yến chịu khó tìm tòi, học học kỹ thuật đan rọ tôm. Khoảng năm 2014, khi UBND xã phối hợp với Trường trung cấp nghề huyện tổ chức mở lớp dạy nghề, chị Yến mạnh dạn tham gia. Qua 1 tháng được các giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật đến nay chị Yến đã thành thạo với công việc này. Trung bình mỗi một ngày chị đan được khoảng 30 rọ, với giá thị trường hiện nay khoảng 5 ngàn đồng/rọ, một tháng chị thu về khoảng 3 triệu đồng. Từ nhiều năm trở lại đây, nhờ nghề đan rọ tôm, đời sống gia đình chị Yến đã được cải thiện rõ rệt. Chị Yến cho biết: “Ngày trước lúc nông nhàn chúng tôi không biết làm việc gì. Qua học lớp nghề do xã tổ chức nên mấy năm nay bản thân tôi cũng tăng được thu nhập từ đan rọ tôm, qua đó cải thiện đời sống gia đình rõ rệt”.
Những năm qua, xã Tân Lập luôn khuyến khích nhân dân phát triển các nghề thủ công trong đó có nghề đan rọ tôm. Ưu điểm của nghề là có sẵn nguồn nguyên liệu trên rừng. Thứ hai là nghề này tận dụng được mọi nhân công, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra cho sản phẩm tương đối rộng rãi, xuất bán sang các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La… Rọ đan xong thương lái đến tận nhà thu mua, đầu ra sản phẩm luôn giữ được ổn định. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề đan rọ tôm ở Tân Lập có thể làm quanh năm nhưng rầm rộ nhất là vào mùa nước. Đối với nghề đan rọ tôm ở xã vùng cao này, bà con xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đầu ra. Vì vậy, nguyên liệu làm rọ được chọn lựa kỹ càng, cộng với kỹ thuật tay nghề và một số bí quyết nhà nghề… Sau khi chọn được những cây giang, cây nứa vừa ý đem vót thành nan, sau đó ngâm với nước một thời gian để tránh mối mọt rồi qua bàn tay khéo léo của bà con tạo thành những sản phẩm vừa bền, vừa đẹp. Theo bà con nơi đây, bình quân mỗi người đan được khoảng 20 đến 50 rọ/ngày, giá bán bình quân từ 4 đến 5 ngàn đồng/rọ, trừ chi phí nguyên liệu thì một ngày mỗi lao động cũng có thu nhập khoảng 100 đến 150 ngàn đồng. Nhờ có nghề đan rọ tôm, cuộc sống của nhân dân ngày càng khấm khá hơn. Nhiều nhà mua được các đồ dùng giá trị như: bàn ghế, tivi, tủ lạnh, đầu đĩa, xe máy….đời sống nhân dân trong xã Tân Lập được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, Tân Lập có đến 70% số hộ gắn bó với nghề này, tập trung ở 9/11 thôn, bản với trên 1 nghìn người tham gia, giá trị từ việc đan rọ tôm đã mang lại cho Tân Lập mỗi năm hàng tỷ đồng. Từ hiệu quả đó, hiện nay cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo nhằm tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, giúp bà con xóa đói giảm nghèo bền vững. Ông Hứa Dũng Bôn - Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: “Mấy năm trở lại đây nghề đan rọ tôm ở Tân Lập đang khẳng định giá trị về kinh tế đem lại cho bà con nhân dân các thôn bản trên địa bàn xã. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho xã phát triển nghề này để bà con nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo và có một công việc ổn định”.
Nghề đan rọ tôm ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào Dao, Tày mà còn đang mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững ở xã vùng đặc biệt khó khăn này.
1553 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cũng như xã Phan Thanh, từ lâu nay người dân xã Tân Lập đã gắn bó với nghề đan rọ tôm. Nói là nghề phụ nhưng đây lại là nguồn thu nhập chính của không ít hộ dân nơi đây. Công việc này không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho nhiều người dân mà còn đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên.Gia đình bà Nguyễn Thị Chiều, Bản Chang từ nhiều năm nay được biết đến là một trong những hộ đan rọ tôm đạt thu nhập cao nhất xã. Bà Chiều bén duyên với nghề đan rọ tôm cách đây khoảng 4 năm. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nên đến nay bà Chiều là một trong những người đan rọ tôm nhanh và đẹp nhất trong bản. Tranh thủ lúc nông nhàn, mỗi ngày bà đan được 50 rọ tôm. Mỗi tháng trung bình bà làm được gần một nghìn rọ trừ chi phí thu nhập cũng đạt từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Bà Chiều tâm sự: “trước đây làm ruộng, hoa màu mỗi tháng chỉ đủ ăn nhưng mấy năm nay gia đình tôi làm thêm nghề đan rọ tôm thấy hiệu quả rõ rệt, không còn khó khăn vất vả như trước đây nữa…”
Từ gia đình bà Chiều, nghề đan rọ tôm ngày càng phát triển ở Tân Lập, nhiều hộ cũng có được thu nhập ổn định từ công việc này như gia đình chị Hoàng Thị Yên ở Bản Cát 2. Cách đây khoảng 5 năm, khi nghề đan rọ tôm bắt đầu xuất hiện trên địa bàn xã, chị Yến chịu khó tìm tòi, học học kỹ thuật đan rọ tôm. Khoảng năm 2014, khi UBND xã phối hợp với Trường trung cấp nghề huyện tổ chức mở lớp dạy nghề, chị Yến mạnh dạn tham gia. Qua 1 tháng được các giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật đến nay chị Yến đã thành thạo với công việc này. Trung bình mỗi một ngày chị đan được khoảng 30 rọ, với giá thị trường hiện nay khoảng 5 ngàn đồng/rọ, một tháng chị thu về khoảng 3 triệu đồng. Từ nhiều năm trở lại đây, nhờ nghề đan rọ tôm, đời sống gia đình chị Yến đã được cải thiện rõ rệt. Chị Yến cho biết: “Ngày trước lúc nông nhàn chúng tôi không biết làm việc gì. Qua học lớp nghề do xã tổ chức nên mấy năm nay bản thân tôi cũng tăng được thu nhập từ đan rọ tôm, qua đó cải thiện đời sống gia đình rõ rệt”.
Những năm qua, xã Tân Lập luôn khuyến khích nhân dân phát triển các nghề thủ công trong đó có nghề đan rọ tôm. Ưu điểm của nghề là có sẵn nguồn nguyên liệu trên rừng. Thứ hai là nghề này tận dụng được mọi nhân công, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra cho sản phẩm tương đối rộng rãi, xuất bán sang các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La… Rọ đan xong thương lái đến tận nhà thu mua, đầu ra sản phẩm luôn giữ được ổn định. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề đan rọ tôm ở Tân Lập có thể làm quanh năm nhưng rầm rộ nhất là vào mùa nước. Đối với nghề đan rọ tôm ở xã vùng cao này, bà con xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đầu ra. Vì vậy, nguyên liệu làm rọ được chọn lựa kỹ càng, cộng với kỹ thuật tay nghề và một số bí quyết nhà nghề… Sau khi chọn được những cây giang, cây nứa vừa ý đem vót thành nan, sau đó ngâm với nước một thời gian để tránh mối mọt rồi qua bàn tay khéo léo của bà con tạo thành những sản phẩm vừa bền, vừa đẹp. Theo bà con nơi đây, bình quân mỗi người đan được khoảng 20 đến 50 rọ/ngày, giá bán bình quân từ 4 đến 5 ngàn đồng/rọ, trừ chi phí nguyên liệu thì một ngày mỗi lao động cũng có thu nhập khoảng 100 đến 150 ngàn đồng. Nhờ có nghề đan rọ tôm, cuộc sống của nhân dân ngày càng khấm khá hơn. Nhiều nhà mua được các đồ dùng giá trị như: bàn ghế, tivi, tủ lạnh, đầu đĩa, xe máy….đời sống nhân dân trong xã Tân Lập được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, Tân Lập có đến 70% số hộ gắn bó với nghề này, tập trung ở 9/11 thôn, bản với trên 1 nghìn người tham gia, giá trị từ việc đan rọ tôm đã mang lại cho Tân Lập mỗi năm hàng tỷ đồng. Từ hiệu quả đó, hiện nay cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo nhằm tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, giúp bà con xóa đói giảm nghèo bền vững. Ông Hứa Dũng Bôn - Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: “Mấy năm trở lại đây nghề đan rọ tôm ở Tân Lập đang khẳng định giá trị về kinh tế đem lại cho bà con nhân dân các thôn bản trên địa bàn xã. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho xã phát triển nghề này để bà con nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo và có một công việc ổn định”.
Nghề đan rọ tôm ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào Dao, Tày mà còn đang mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững ở xã vùng đặc biệt khó khăn này.