Theo thông tin từ Cục Thú y, hiện nay cả nước có dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) và 2 xã Đức Vân, Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) chưa qua 21 ngày.
Cán bộ Trạm Thú y Trạm Tấu kiểm tra dịch bệnh trên đàn gia súc.
Là tỉnh giáp ranh với Lào Cai và cũng đã có
gia súc mắc bệnh LMLM trên địa bàn huyện Trạm Tấu vào cuối năm 2014 với trên
200 con gia súc mắc bệnh nên Yên Bái đã chủ động các phương án, biện pháp nhằm
hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh, quyết tâm không để dịch xuất hiện trở
lại. Mặc dù hiện nay trên địa bàn tỉnh không có gia súc mắc bệnh LMLM nhưng vào
thời điểm này khi người chăn nuôi đang tập trung tái đàn do sau tết Nguyên đán.
Cùng với đó, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn
gia súc có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Chi cục
Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương rà soát, tiêm phòng bổ sung tại các
địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng thấp; thực hiện giám sát chặt chẽ địa bàn trọng
điểm, nơi có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời khi còn
trong diện hẹp. Với quan điểm phòng hơn chống, chủ động thực hiện mọi biện pháp
ngăn ngừa dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo phòng,
chống dịch bệnh động vật, trong đó phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên
nhằm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh chặt chẽ đến cơ sở; xây
dựng kế hoạch, kinh phí và chuẩn bị sẵn các điều kiện nhân lực, vật tư để chủ
động ứng phó khi có dịch xảy ra.
Cùng với đó là triển khai công tác thống kê
đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, xây dựng kế hoạch để triển khai tiêm phòng
vắc xin sớm cho đàn vật nuôi nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng, chống các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm… Các
cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc yêu cầu các xã, thị trấn và các ban, ngành,
đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống, giám
sát dịch bệnh xuống tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi; chú trọng kiểm tra tại các xã
có ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi tập trung, các tụ điểm buôn bán gia súc, gia cầm
nhằm phát hiện sớm dịch và khống chế dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm
dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết, mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không chấp hành theo
quy định; đồng thời triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các
vùng có nguy cơ cao; tuyên truyền đến tận hộ chăn nuôi thường xuyên quét dọn, phun
khử trùng, rắc vôi bột ở nơi ra vào chuồng trại để giảm thiểu mức độ phát sinh
và lây lan của dịch bệnh.
Để ngăn ngừa dịch bệnh LMLM phát sinh, lây
lan thì ngoài giải pháp của ngành chức năng, vai trò của người chăn nuôi là vô
cùng quan trọng. Đó là thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch bệnh: không
giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc; không
vứt xác gia súc mắc bệnh bừa bãi; không ăn thịt gia súc đã mắc bệnh.
2870 lượt xem
(Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái)
Theo thông tin từ Cục Thú y, hiện nay cả nước có dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) và 2 xã Đức Vân, Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) chưa qua 21 ngày.
Là tỉnh giáp ranh với Lào Cai và cũng đã có
gia súc mắc bệnh LMLM trên địa bàn huyện Trạm Tấu vào cuối năm 2014 với trên
200 con gia súc mắc bệnh nên Yên Bái đã chủ động các phương án, biện pháp nhằm
hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh, quyết tâm không để dịch xuất hiện trở
lại. Mặc dù hiện nay trên địa bàn tỉnh không có gia súc mắc bệnh LMLM nhưng vào
thời điểm này khi người chăn nuôi đang tập trung tái đàn do sau tết Nguyên đán.
Cùng với đó, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn
gia súc có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Chi cục
Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương rà soát, tiêm phòng bổ sung tại các
địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng thấp; thực hiện giám sát chặt chẽ địa bàn trọng
điểm, nơi có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời khi còn
trong diện hẹp. Với quan điểm phòng hơn chống, chủ động thực hiện mọi biện pháp
ngăn ngừa dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo phòng,
chống dịch bệnh động vật, trong đó phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên
nhằm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh chặt chẽ đến cơ sở; xây
dựng kế hoạch, kinh phí và chuẩn bị sẵn các điều kiện nhân lực, vật tư để chủ
động ứng phó khi có dịch xảy ra.
Cùng với đó là triển khai công tác thống kê
đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, xây dựng kế hoạch để triển khai tiêm phòng
vắc xin sớm cho đàn vật nuôi nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng, chống các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm… Các
cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc yêu cầu các xã, thị trấn và các ban, ngành,
đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống, giám
sát dịch bệnh xuống tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi; chú trọng kiểm tra tại các xã
có ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi tập trung, các tụ điểm buôn bán gia súc, gia cầm
nhằm phát hiện sớm dịch và khống chế dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm
dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết, mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không chấp hành theo
quy định; đồng thời triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các
vùng có nguy cơ cao; tuyên truyền đến tận hộ chăn nuôi thường xuyên quét dọn, phun
khử trùng, rắc vôi bột ở nơi ra vào chuồng trại để giảm thiểu mức độ phát sinh
và lây lan của dịch bệnh.
Để ngăn ngừa dịch bệnh LMLM phát sinh, lây
lan thì ngoài giải pháp của ngành chức năng, vai trò của người chăn nuôi là vô
cùng quan trọng. Đó là thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch bệnh: không
giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc; không
vứt xác gia súc mắc bệnh bừa bãi; không ăn thịt gia súc đã mắc bệnh.