Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Tái cơ cấu để ngành chăn nuôi phát triển bền vững: Tái cơ cấu để phát triển

18/03/2015 10:14:55 Xem cỡ chữ Google
Trước những thách thức phải đối mặt như hiện nay, việc thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi là việc làm cấp bách để phát triển chăn nuôi bền vững. Vậy đâu là giải pháp để đạt mục tiêu đề ra?

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm mô hình nuôi bò bán công nghiệp tại xã Mậu Đông, huyện Văn Yên.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo Đề án "Tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Theo Đề án này thì kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2020 xây dựng theo hướng chú trọng phát triển những sản phẩm, đối tượng vật nuôi có tiềm năng và lợi thế, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng địa phương và gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh đổi mới quy trình công nghệ chăn nuôi, công nghệ giống và thức ăn nhằm tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tái cấu trúc ngành chăn nuôi theo cơ chế thị trường, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất bảo đảm các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng; tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách đầu tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển và từng loại vật nuôi để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển chăn nuôi; tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám sát sản phẩm chăn nuôi và thú y để các văn bản pháp luật và chính sách được thực thi một cách hiệu lực và hiệu quả cao.

Kế hoạch tái cơ cấu đã đặt ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 3.500 tỷ đồng; đẩy mạnh chuyển đổi chăn nuôi lợn và gia cầm sang chăn nuôi hàng hoá tập trung, đưa tỷ trọng sản phẩm của chăn nuôi lợn và gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp đạt trên 50%, đưa tỷ lệ Zebu hóa đàn bò đạt 50%; chủ động kiểm soát, khống chế và dần thanh toán được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra; hoàn chỉnh hệ thống quản lý, sản xuất cung ứng giống vật nuôi trong toàn tỉnh, đảm bảo cho phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững, hiệu quả kinh tế cao; từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ công nghiệp tại 2 đô thị lớn của tỉnh là thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ; nâng cấp hệ thống cơ sở giết mổ tại các khu đô thị thuộc các huyện bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đến năm 2020 có 80% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Tăng cường kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ảnh: Cán bộ thú y thành phố Yên Bái kiểm dịch động vật giết mổ tại các chợ trên địa bàn.

Để đạt mục tiêu này, hàng loạt các giải pháp được ngành nông nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì trước mắt cần  tập trung chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung. Muốn vậy, các địa phương cần có quỹ đất ưu tiên cho việc mở rộng chăn nuôi tập trung. Trong đó, ưu tiên chuyển đổi chăn nuôi lợn, gia cầm theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp; chú trọng xây dựng và phát triển các thương hiệu sản phẩm hàng hóa, nhất là các sản phẩm đặc sản như gà đồi Lục Yên, gà đen Mù Cang Chải. Muốn vậy, ngoài những chính sách hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, người dân cần được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi phù hợp với chu kỳ chăn nuôi.

Công tác quản lý và cung ứng nguồn thuốc thú y, con giống, thức ăn chăn nuôi cũng phải được thực hiện tốt. Trong chăn nuôi, yếu tố quan trọng là giống, do đó cần đổi mới cơ cấu giống. Trước hết, chúng ta phải chủ động xây dựng các chương trình giống, các cơ sở sản xuất giống, cung ứng các giống tốt cho người chăn nuôi; phải tuyển chọn, nhân giống và nhập khẩu giống, dần loại bỏ những kém chất lượng. Cùng đó, xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chăn nuôi, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phối hợp địa phương chủ động vùng nguyên liệu, tiến tới hình thành các nhà máy sản xuất thức ăn tại địa phương bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi.

Các địa phương dành quỹ đất cho việc trồng cỏ, phục vụ chăn nuôi gia súc, vận động người dân chuyển những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi; tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như ngô, mía... và hướng dẫn cách bảo quản dự trữ thức ăn chăn nuôi; tăng cường hơn nữa công tác dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường các sản phẩm chăn nuôi; khuyến khích mở các lò giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm chăn nuôi tại chỗ.

Yếu tố quyết định để chăn nuôi phát triển là làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Muốn vậy, cần tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, chế biến vận chuyển, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc động vật; thực hiện nghiêm quy định vệ sinh chuồng trại tiêu độc khử trùng; chú trọng tiêm phòng định kỳ cho gia súc gia cầm. Giải quyết tốt những giải pháp trên sẽ góp phần chăn nuôi phát triển mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

2927 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h