Những năm qua, cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức, làm cho tình hình cháy, nổ vẫn có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây cháy cao.
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thực hành phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Gas Cường Thắng.
Thực tế cho thấy, chỉ khi nào mỗi người dân nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm trong cuộc đấu tranh phòng, chống "giặc lửa", lúc đó tình hình cháy nổ mới thực sự được kiểm soát, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ cháy nổ (tăng 41 vụ so với năm 2013), làm 3 người chết và 11 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản khoảng 4,5 tỷ đồng và làm cháy hơn 170ha rừng các loại. Theo Đại tá Tạ Khắc Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy, nổ trên chủ yếu là do bất cẩn của người dân khi sử dụng các nguồn nhiệt, nguồn điện trong sinh hoạt.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân còn chủ quan, thiếu kỹ năng xử trí ban đầu đối với các tình huống xảy ra và các trang thiết bị PCCC ngay tại cơ sở còn thiếu, thậm chí tại một số nơi còn mang tính hình thức, đối phó. Chính vì vậy, thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho cán bộ, công nhân viên chức và người dân luôn được lực lượng cảnh sát PCCC đặc biệt quan tâm. Đơn vị đã tuyên truyền, phổ biến Luật PCCC đến từng cán bộ, công nhân viên, hộ dân thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn tại các đơn vị, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh có nguy cơ gây cháy, nổ cao; củng cố, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, hướng dẫn trang bị các dụng cụ, phương tiện phù hợp, đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy, nổ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCC ở các cấp, các ngành, lĩnh vực và từng hộ dân…
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cán bộ Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà sử dụng các phương tiện chữa cháy.
Năm 2014, lực lượng cảnh sát PCCC đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức diễn tập các phương án PCCC rừng và phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức 91 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cấp gần 3.000 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, tổ chức cho 95 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ký cam kết bảo đảm an toàn, phát hiện và xử lý gần 40 cơ sở kinh doanh không bảo đảm các yêu cầu về PCCC, góp phần kiềm chế tình hình cháy, nổ trên địa bàn và từng bước nâng cao nhận thức cho người dân. Đại úy Vi Việt Hải - Đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh, cho biết, khó khăn lớn nhất lực lượng cảnh sát PCCC gặp phải khi triển khai các phương án chữa cháy, đó là việc người dân chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết, khi có tình huống cháy xảy ra không kịp thời báo cho lực lượng chức năng đến xử lý, chỉ đến khi đám cháy bùng phát lớn, không thể khống chế được mới gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát, gây khó khăn trong quá trình xử lý. Các trang thiết bị được trang bị, cấp phát cũng đã lạc hậu so với sự phát triển của xã hội, hệ thống cấp nước phục vụ cho công tác PCCC còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là việc chữa cháy vào ban đêm gặp rất nhiều khó khăn.
2567 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức, làm cho tình hình cháy, nổ vẫn có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây cháy cao.Thực tế cho thấy, chỉ khi nào mỗi người dân nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm trong cuộc đấu tranh phòng, chống "giặc lửa", lúc đó tình hình cháy nổ mới thực sự được kiểm soát, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ cháy nổ (tăng 41 vụ so với năm 2013), làm 3 người chết và 11 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản khoảng 4,5 tỷ đồng và làm cháy hơn 170ha rừng các loại. Theo Đại tá Tạ Khắc Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy, nổ trên chủ yếu là do bất cẩn của người dân khi sử dụng các nguồn nhiệt, nguồn điện trong sinh hoạt.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân còn chủ quan, thiếu kỹ năng xử trí ban đầu đối với các tình huống xảy ra và các trang thiết bị PCCC ngay tại cơ sở còn thiếu, thậm chí tại một số nơi còn mang tính hình thức, đối phó. Chính vì vậy, thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho cán bộ, công nhân viên chức và người dân luôn được lực lượng cảnh sát PCCC đặc biệt quan tâm. Đơn vị đã tuyên truyền, phổ biến Luật PCCC đến từng cán bộ, công nhân viên, hộ dân thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn tại các đơn vị, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh có nguy cơ gây cháy, nổ cao; củng cố, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, hướng dẫn trang bị các dụng cụ, phương tiện phù hợp, đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy, nổ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCC ở các cấp, các ngành, lĩnh vực và từng hộ dân…
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cán bộ Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà sử dụng các phương tiện chữa cháy.
Năm 2014, lực lượng cảnh sát PCCC đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức diễn tập các phương án PCCC rừng và phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức 91 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cấp gần 3.000 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, tổ chức cho 95 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ký cam kết bảo đảm an toàn, phát hiện và xử lý gần 40 cơ sở kinh doanh không bảo đảm các yêu cầu về PCCC, góp phần kiềm chế tình hình cháy, nổ trên địa bàn và từng bước nâng cao nhận thức cho người dân. Đại úy Vi Việt Hải - Đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh, cho biết, khó khăn lớn nhất lực lượng cảnh sát PCCC gặp phải khi triển khai các phương án chữa cháy, đó là việc người dân chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết, khi có tình huống cháy xảy ra không kịp thời báo cho lực lượng chức năng đến xử lý, chỉ đến khi đám cháy bùng phát lớn, không thể khống chế được mới gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát, gây khó khăn trong quá trình xử lý. Các trang thiết bị được trang bị, cấp phát cũng đã lạc hậu so với sự phát triển của xã hội, hệ thống cấp nước phục vụ cho công tác PCCC còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là việc chữa cháy vào ban đêm gặp rất nhiều khó khăn.