Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, buôn bán, vệ sinh môi trường, đặc biệt là chú trọng tới công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi nên thời gian qua trên địa bàn thành phôYến Bái không xảy ra dịch bệnh lớn.
Chăn nuôi an toàn là phải tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, mưa, ẩm kéo dài đã làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi. Để bảo đảm dịch bệch không diễn ra, Trạm Thú y thành phố phối hợp với các cấp chính quyền địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch nếu xảy ra; đồng thời, tích cực triển khai phun tiêu độc khử trùng trước và sau tết Nguyên đán tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các chợ… Cùng với các biện pháp phòng bệnh trên thì để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ít gặp rủi ro phải đặt công tác tiêm phòng lên hàng đầu. Đây được coi là giải pháp vừa an toàn vừa tiết kiệm tiền của cho người chăn nuôi.
Nhận thức rõ vấn đề trên nên Trạm Thú y thành phố luôn tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi của mình bảo đảm đúng, đủ liều lượng. Gia đình anh Lê Việt Trung ở thôn Bình Lục, xã Văn Tiến trông vào 2 lứa lợn/năm. Trước đây, gia đình không chú trọng đến khâu tiêm phòng, lợn có bị bệnh thì mới chữa nhưng có khi tốn vài trăm nghìn mà lợn cũng không khỏi.
Từ khi được hỗ trợ 20 triệu đồng làm mô hình chăn nuôi lợn kết hợp (chăn nuôi 5 lợn nái và 31 lợn thịt) và được hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm phòng nên khi có đợt tiêm phòng là anh đăng ký ngay có khi còn tự mua thuốc để tiêm phòng dịch cho đàn lợn của gia đình. Hiện nay, Trạm Thú y thành phố đang triển khai tiêm phòng định kỳ đợt 1 năm 2015 cho đàn vật nuôi. Dự kiến trong đợt này tiêm 3.500 liều vắcxin dịch tả, tụ huyết trùng cho đàn lợn; 1.000 liều tụ huyết trùng trâu, bò; 6.000 liều dại chó.
Bà Lê Thị Phúc - Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố cho biết: "Trong tháng này, Trạm tiến hành tiêm đại trà cho đàn gia súc và tiếp tục tiêm vét vào tháng 4. Riêng đàn chó tập trung tiêm triệt để trong tháng vì chuẩn bị vào mùa dại chó nên phải tiêm xong để hạn chế thấp nhất phát sinh bệnh dại".
Mặc dù người chăn nuôi đã có ý thức phòng chống dịch bệnh, cụ thể là tiêm phòng cho đàn vật nuôi nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi vẫn chưa cao, vẫn còn một bộ phận người chăn nuôi chủ quan, lơ là, không chú trọng đến công tác tiêm phòng. Nếu những trang trại, gia trại lớn luôn chú trọng phòng bệnh, tự tiêm phòng theo từng độ tuổi của vật nuôi, thậm chí còn có cả bác sỹ thú y riêng thì những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại có phần thờ ơ và chủ quan.
Thực tế, mỗi liều thuốc thú y như vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò chỉ 4.000 đồng, cộng cả công tiêm, công người dẫn đường mới khoảng 10.000 đồng. Nhưng nếu không may trâu, bò bị mắc bệnh, tiền thuốc chữa sẽ lên đến 400.000 - 500.000 đồng và nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nặng thêm, con trâu không may bị chết, lúc đó thiệt hại còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Vẫn biết thế nhưng người chăn nuôi vẫn ngại tiêm vì cho rằng dịch bệnh còn "xa".
Cơ quan thú y cũng đã không ngừng nỗ lực bảo vệ đàn vật nuôi nhưng để đạt được kết quả cao giúp người dân chăn nuôi xóa đói giảm nghèo thì cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và đặc biệt là ý thức của người chăn nuôi.
2789 lượt xem
Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, buôn bán, vệ sinh môi trường, đặc biệt là chú trọng tới công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi nên thời gian qua trên địa bàn thành phôYến Bái không xảy ra dịch bệnh lớn.Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, mưa, ẩm kéo dài đã làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi. Để bảo đảm dịch bệch không diễn ra, Trạm Thú y thành phố phối hợp với các cấp chính quyền địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch nếu xảy ra; đồng thời, tích cực triển khai phun tiêu độc khử trùng trước và sau tết Nguyên đán tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các chợ… Cùng với các biện pháp phòng bệnh trên thì để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ít gặp rủi ro phải đặt công tác tiêm phòng lên hàng đầu. Đây được coi là giải pháp vừa an toàn vừa tiết kiệm tiền của cho người chăn nuôi.
Nhận thức rõ vấn đề trên nên Trạm Thú y thành phố luôn tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi của mình bảo đảm đúng, đủ liều lượng. Gia đình anh Lê Việt Trung ở thôn Bình Lục, xã Văn Tiến trông vào 2 lứa lợn/năm. Trước đây, gia đình không chú trọng đến khâu tiêm phòng, lợn có bị bệnh thì mới chữa nhưng có khi tốn vài trăm nghìn mà lợn cũng không khỏi.
Từ khi được hỗ trợ 20 triệu đồng làm mô hình chăn nuôi lợn kết hợp (chăn nuôi 5 lợn nái và 31 lợn thịt) và được hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm phòng nên khi có đợt tiêm phòng là anh đăng ký ngay có khi còn tự mua thuốc để tiêm phòng dịch cho đàn lợn của gia đình. Hiện nay, Trạm Thú y thành phố đang triển khai tiêm phòng định kỳ đợt 1 năm 2015 cho đàn vật nuôi. Dự kiến trong đợt này tiêm 3.500 liều vắcxin dịch tả, tụ huyết trùng cho đàn lợn; 1.000 liều tụ huyết trùng trâu, bò; 6.000 liều dại chó.
Bà Lê Thị Phúc - Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố cho biết: "Trong tháng này, Trạm tiến hành tiêm đại trà cho đàn gia súc và tiếp tục tiêm vét vào tháng 4. Riêng đàn chó tập trung tiêm triệt để trong tháng vì chuẩn bị vào mùa dại chó nên phải tiêm xong để hạn chế thấp nhất phát sinh bệnh dại".
Mặc dù người chăn nuôi đã có ý thức phòng chống dịch bệnh, cụ thể là tiêm phòng cho đàn vật nuôi nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi vẫn chưa cao, vẫn còn một bộ phận người chăn nuôi chủ quan, lơ là, không chú trọng đến công tác tiêm phòng. Nếu những trang trại, gia trại lớn luôn chú trọng phòng bệnh, tự tiêm phòng theo từng độ tuổi của vật nuôi, thậm chí còn có cả bác sỹ thú y riêng thì những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại có phần thờ ơ và chủ quan.
Thực tế, mỗi liều thuốc thú y như vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò chỉ 4.000 đồng, cộng cả công tiêm, công người dẫn đường mới khoảng 10.000 đồng. Nhưng nếu không may trâu, bò bị mắc bệnh, tiền thuốc chữa sẽ lên đến 400.000 - 500.000 đồng và nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nặng thêm, con trâu không may bị chết, lúc đó thiệt hại còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Vẫn biết thế nhưng người chăn nuôi vẫn ngại tiêm vì cho rằng dịch bệnh còn "xa".
Cơ quan thú y cũng đã không ngừng nỗ lực bảo vệ đàn vật nuôi nhưng để đạt được kết quả cao giúp người dân chăn nuôi xóa đói giảm nghèo thì cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và đặc biệt là ý thức của người chăn nuôi.