Với trên 70 nghìn héc-ta rừng, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy nên vào mùa khô hanh, Mù Cang Chải luôn phải đối mặt với nguy cơ cao cháy rừng. Bước vào mùa khô 2014 – 2105, huyện tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại…
Vào mùa khô, nhiều diện tích rừng ở Mù Cang Chải có nguy cơ cháy rừng cao.
Mùa khô ở huyện vùng cao Mù Cang Chải kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Gió lào thổi suốt mùa khô nên các cành cây thảm thực vật khô trụi, chỉ cần một tàn lửa là có thể gây cháy hàng chục héc-ta. Tính riêng mùa khô hanh 2013-2014, trên địa bàn huyện xảy ra 4 vụ cháy, làm thiệt hại trên 100ha rừng trồng. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy rừng một phần do thời tiết khô hanh cùng với sự bất cẩn của người dân trong việc đốt nương làm rẫy để lửa cháy lan ra các khu rừng bên cạnh. Vì vậy để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngay trước mùa khô hanh năm nay huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR từ huyện đến cơ sở.
Lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân thông qua nhiều hình thức như: phát tờ rơi, kẻ pa-nô, áp phích, tổ chức cho nhân dân học tập, ký cam kết trong việc bảo vệ rừng và PCCCR bằng tiếng phổ thông và tiếng địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao để phát hiện lửa rừng và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời khi có đám cháy xảy ra. Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên theo dõi diễn biến cấp dự báo cháy rừng để ra thông báo kịp thời cho ban chỉ huy các xã, các chủ rừng, chủ động công tác phòng chống.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo kiên quyết xử lý các đối tượng gây ra các vụ cháy theo quy định của pháp luật. Các vụ không tìm ra thủ phạm gây ra cháy rừng, chính quyền các xã phải huy động nhân dân trồng rừng khắc phục lại những diện tích rừng bị cháy.
Qua rút kinh nghiệm từ niên vụ 2013-2014, ngoài việc tuyên truyền ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR với nhân dân, lực lượng kiểm lâm huyện khoanh vùng các xã có nguy cơ gây cháy rừng cao, tăng cường từ 3 đến 5 kiểm lâm viên xuống địa bàn trọng điểm tham mưu giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR. Đặc biệt, để hạn chế lửa nương cháy lan vào rừng, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra việc phát rừng làm nương rẫy, hướng dẫn nhân dân cách đốt nương. Đối với vùng diện tích nương rẫy gần rừng thì tổ chức đốt cưỡng chế. Bằng nhiều biện pháp cụ thể, mùa khô năm nay, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Kim Nọi là một trong những xã trọng điểm về cháy rừng của huyện. Theo thống kê, hiện toàn xã có gần 2.300ha rừng các loại. Vụ khô hanh 2013-2014, trên địa bàn xã đã xảy ra một vụ cháy rừng làm thiệt hại 57ha rừng trồng. Mùa khô hanh năm nay, với quyết tâm không để xảy ra cháy rừng, xã đã chỉ đạo và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phát dọn thực bì, không đưa lửa vào rừng, chính quyền xã tổ chức tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đến từng hộ dân, chỉ đạo nhân dân làm đường ranh cản lửa. Đồng thời, các thôn, bản kiện toàn lại các tổ đội xung kích quản lý, bảo vệ rừng để kịp thời ứng phó khi cháy rừng xảy ra.
Hiện nay, đang chính giữa mùa khô hanh nên Mù Cang Chải đang quyết liệt tập trung triển khai các phương án phòng, chống cháy rừng tại cơ sở. Trong đó, kiểm lâm viên được phân công về các địa bàn trọng điểm, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương, rẫy theo quy hoạch; duy trì công tác thông tin báo cáo công tác bảo vệ rừng, PCCCR kịp thời, chính xác; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR. Ngoài ra, để hạn chế tận gốc nạn đốt nương làm rẫy, nguyên nhân chính gây ra cháy rừng, huyện xác định phải thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao đời sống cho người dân.
2728 lượt xem
Theo Văn Thông/Báo Yên Bái
Với trên 70 nghìn héc-ta rừng, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy nên vào mùa khô hanh, Mù Cang Chải luôn phải đối mặt với nguy cơ cao cháy rừng. Bước vào mùa khô 2014 – 2105, huyện tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại…Mùa khô ở huyện vùng cao Mù Cang Chải kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Gió lào thổi suốt mùa khô nên các cành cây thảm thực vật khô trụi, chỉ cần một tàn lửa là có thể gây cháy hàng chục héc-ta. Tính riêng mùa khô hanh 2013-2014, trên địa bàn huyện xảy ra 4 vụ cháy, làm thiệt hại trên 100ha rừng trồng. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy rừng một phần do thời tiết khô hanh cùng với sự bất cẩn của người dân trong việc đốt nương làm rẫy để lửa cháy lan ra các khu rừng bên cạnh. Vì vậy để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngay trước mùa khô hanh năm nay huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR từ huyện đến cơ sở.
Lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân thông qua nhiều hình thức như: phát tờ rơi, kẻ pa-nô, áp phích, tổ chức cho nhân dân học tập, ký cam kết trong việc bảo vệ rừng và PCCCR bằng tiếng phổ thông và tiếng địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao để phát hiện lửa rừng và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời khi có đám cháy xảy ra. Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên theo dõi diễn biến cấp dự báo cháy rừng để ra thông báo kịp thời cho ban chỉ huy các xã, các chủ rừng, chủ động công tác phòng chống.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo kiên quyết xử lý các đối tượng gây ra các vụ cháy theo quy định của pháp luật. Các vụ không tìm ra thủ phạm gây ra cháy rừng, chính quyền các xã phải huy động nhân dân trồng rừng khắc phục lại những diện tích rừng bị cháy.
Qua rút kinh nghiệm từ niên vụ 2013-2014, ngoài việc tuyên truyền ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR với nhân dân, lực lượng kiểm lâm huyện khoanh vùng các xã có nguy cơ gây cháy rừng cao, tăng cường từ 3 đến 5 kiểm lâm viên xuống địa bàn trọng điểm tham mưu giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR. Đặc biệt, để hạn chế lửa nương cháy lan vào rừng, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra việc phát rừng làm nương rẫy, hướng dẫn nhân dân cách đốt nương. Đối với vùng diện tích nương rẫy gần rừng thì tổ chức đốt cưỡng chế. Bằng nhiều biện pháp cụ thể, mùa khô năm nay, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Kim Nọi là một trong những xã trọng điểm về cháy rừng của huyện. Theo thống kê, hiện toàn xã có gần 2.300ha rừng các loại. Vụ khô hanh 2013-2014, trên địa bàn xã đã xảy ra một vụ cháy rừng làm thiệt hại 57ha rừng trồng. Mùa khô hanh năm nay, với quyết tâm không để xảy ra cháy rừng, xã đã chỉ đạo và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phát dọn thực bì, không đưa lửa vào rừng, chính quyền xã tổ chức tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đến từng hộ dân, chỉ đạo nhân dân làm đường ranh cản lửa. Đồng thời, các thôn, bản kiện toàn lại các tổ đội xung kích quản lý, bảo vệ rừng để kịp thời ứng phó khi cháy rừng xảy ra.
Hiện nay, đang chính giữa mùa khô hanh nên Mù Cang Chải đang quyết liệt tập trung triển khai các phương án phòng, chống cháy rừng tại cơ sở. Trong đó, kiểm lâm viên được phân công về các địa bàn trọng điểm, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương, rẫy theo quy hoạch; duy trì công tác thông tin báo cáo công tác bảo vệ rừng, PCCCR kịp thời, chính xác; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR. Ngoài ra, để hạn chế tận gốc nạn đốt nương làm rẫy, nguyên nhân chính gây ra cháy rừng, huyện xác định phải thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao đời sống cho người dân.