Thời tiết vụ đông xuân 2014 - 2015 ấm hơn mọi năm đã tác động trực tiếp tới việc sản xuất lúa vụ đông xuân. Để hạn chế thiệt hại cho các trà lúa cấy trước lập xuân trong điều kiện vụ xuân ấm, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang cùng với các địa phương tích cực theo dõi, hướng dẫn bà con nông dân biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật.
Nông dân xã Minh Quân (Trấn Yên) chăm sóc lúa đông xuân.
Vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 18.547ha lúa đông xuân, đạt 100,9% kế hoạch. Ngay sau khi gieo cấy hết diện tích, ngành nông nghiệp, các huyện thị đã chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, nhờ vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay, trà 1 đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà 2 trong giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh. Ngay sau khi gieo cấy hết diện tích, ngành nông nghiệp, các huyện thị đã chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, nhờ vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện ốc bươu vàng đã xuất hiện và gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, mật độ phổ biến 1,5 con/m2, cao 7 con/m2, tổng diện tích nhiễm là 133ha. Trong thời gian tới, ốc bươu vàng tiếp tục gia tăng gây hại trên lúa giai đoạn bén rễ - hồi xanh, đẻ nhánh vì đây là giai đoạn chúng gây hại mạnh nhất.
Để phòng trừ ốc bươu vàng lây lan gây hại trên đồng ruộng, các địa phương đã tập trung tuyên truyền các hộ nông dân thu gom, tiêu hủy và phòng trừ ốc bươu vàng; đồng thời chỉ đạo cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phối hợp với các ngành, đoàn thể ở cơ sở tổ chức phát động chiến dịch thu gom tiêu hủy ốc bươu vàng. Nhờ tích cực phòng trừ, đến thời điểm này, số lượng lớn ốc và trứng ốc đã bị tiêu diệt, cơ bản khống chế sự phát triển của ốc bươu vàng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là thời tiết năm nay ấm hơn so với mọi năm. Theo thống kê, số liệu tổng nhiệt hoạt động (tổng tích ôn) từ tháng 12/2014 đến hết tháng 2/2015 đã vượt trung bình nhiều năm khoảng 79oC, gần tương đương với vụ đông xuân ấm điển hình năm 1990-1991. Những thay đổi ấm lên của thời tiết đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa, đặc biệt là diện tích cấy trước lập xuân. Theo báo cáo của các địa phương thì toàn tỉnh có khoảng trên 7.000ha lúa cấy trước ngày 4/2/2015 (trước lập xuân) trong đó tập trung nhiều ở các huyện Mù Cang Chải 1.200ha, Văn Chấn 1.600ha, thị xã Nghĩa Lộ 700ha, Trấn Yên 1.000ha, Văn Yên 1.000… đây là diện tích có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất.
Bà Nguyễn Thị Hòa ở thôn Linh Đức xã Minh Quân, huyện Trấn Yên cho biết: “Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cho thấy, sản xuất lúa đông xuân trong thời tiết rét thì được mùa, trời ấm thì năng suất thường giảm. Thời tiết ấm như năm nay, lúa phân hóa đòng sớm sẽ ảnh hưởng năng suất nên những ngày này tôi thường xuyên thăm đồng theo dõi diễn biến sinh trưởng cây lúa để có biện pháp chăm sóc kịp thời, đặc biệt là cung cấp đủ nước tưới cho các chân ruộng.”
Dự báo trong tháng 3, 4/2015, nhiệt độ bình quân tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1oC. Để hạn chế thiệt hại cho các trà lúa cấy trước tết lập xuân trong điều kiện vụ xuân ấm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo các phòng nông nghiệp các huyện, thị, thành phố đánh giá phân loại cụ thể về sinh trưởng và phát triển của trà lúa, diện tích và giống lúa cấy trước lập xuân (ngày 4/2/2015) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Sở cũng chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa, đặc biệt là biện pháp bón phân, tưới nước cho lúa xuân; chi cục bảo vệ thực vật tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời và chuột hại trên lúa. Tùy từng trà lúa khác nhau, bà con nông dân cần có những biện pháp chăm sóc riêng trước tình hình thời tiết ấm.
Đối với trà lúa xuân sớm, trà xuân trung và diện tích sử dụng giống ngắn ngày, gieo mạ dược, cấy trước tiết lập xuân, cần phân loại cụ thể các trà lúa, diện tích và giống lúa có nguy cơ trỗ sớm vào tuần 2 và đầu tuần 3 tháng 4 năm 2015. Duy trì mức nước đầy đủ 1-3cm cho lúa suốt thời gian sinh trưởng; bón tăng đạm 10% với diện tích lúa sinh trưởng kém để thúc lúa sinh trưởng và đẻ nhánh, bổ sung 10% lượng kali khi lúa phân hóa đòng. Đồng thời, bà con nông dân tích cực chủ động thăm đồng, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại lúa để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
2760 lượt xem
Theo Văn Thông/Báo Yên Bái
Thời tiết vụ đông xuân 2014 - 2015 ấm hơn mọi năm đã tác động trực tiếp tới việc sản xuất lúa vụ đông xuân. Để hạn chế thiệt hại cho các trà lúa cấy trước lập xuân trong điều kiện vụ xuân ấm, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang cùng với các địa phương tích cực theo dõi, hướng dẫn bà con nông dân biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật.Vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 18.547ha lúa đông xuân, đạt 100,9% kế hoạch. Ngay sau khi gieo cấy hết diện tích, ngành nông nghiệp, các huyện thị đã chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, nhờ vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay, trà 1 đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà 2 trong giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh. Ngay sau khi gieo cấy hết diện tích, ngành nông nghiệp, các huyện thị đã chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, nhờ vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện ốc bươu vàng đã xuất hiện và gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình, mật độ phổ biến 1,5 con/m2, cao 7 con/m2, tổng diện tích nhiễm là 133ha. Trong thời gian tới, ốc bươu vàng tiếp tục gia tăng gây hại trên lúa giai đoạn bén rễ - hồi xanh, đẻ nhánh vì đây là giai đoạn chúng gây hại mạnh nhất.
Để phòng trừ ốc bươu vàng lây lan gây hại trên đồng ruộng, các địa phương đã tập trung tuyên truyền các hộ nông dân thu gom, tiêu hủy và phòng trừ ốc bươu vàng; đồng thời chỉ đạo cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phối hợp với các ngành, đoàn thể ở cơ sở tổ chức phát động chiến dịch thu gom tiêu hủy ốc bươu vàng. Nhờ tích cực phòng trừ, đến thời điểm này, số lượng lớn ốc và trứng ốc đã bị tiêu diệt, cơ bản khống chế sự phát triển của ốc bươu vàng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là thời tiết năm nay ấm hơn so với mọi năm. Theo thống kê, số liệu tổng nhiệt hoạt động (tổng tích ôn) từ tháng 12/2014 đến hết tháng 2/2015 đã vượt trung bình nhiều năm khoảng 79oC, gần tương đương với vụ đông xuân ấm điển hình năm 1990-1991. Những thay đổi ấm lên của thời tiết đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa, đặc biệt là diện tích cấy trước lập xuân. Theo báo cáo của các địa phương thì toàn tỉnh có khoảng trên 7.000ha lúa cấy trước ngày 4/2/2015 (trước lập xuân) trong đó tập trung nhiều ở các huyện Mù Cang Chải 1.200ha, Văn Chấn 1.600ha, thị xã Nghĩa Lộ 700ha, Trấn Yên 1.000ha, Văn Yên 1.000… đây là diện tích có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất.
Bà Nguyễn Thị Hòa ở thôn Linh Đức xã Minh Quân, huyện Trấn Yên cho biết: “Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cho thấy, sản xuất lúa đông xuân trong thời tiết rét thì được mùa, trời ấm thì năng suất thường giảm. Thời tiết ấm như năm nay, lúa phân hóa đòng sớm sẽ ảnh hưởng năng suất nên những ngày này tôi thường xuyên thăm đồng theo dõi diễn biến sinh trưởng cây lúa để có biện pháp chăm sóc kịp thời, đặc biệt là cung cấp đủ nước tưới cho các chân ruộng.”
Dự báo trong tháng 3, 4/2015, nhiệt độ bình quân tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1oC. Để hạn chế thiệt hại cho các trà lúa cấy trước tết lập xuân trong điều kiện vụ xuân ấm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo các phòng nông nghiệp các huyện, thị, thành phố đánh giá phân loại cụ thể về sinh trưởng và phát triển của trà lúa, diện tích và giống lúa cấy trước lập xuân (ngày 4/2/2015) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Sở cũng chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa, đặc biệt là biện pháp bón phân, tưới nước cho lúa xuân; chi cục bảo vệ thực vật tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời và chuột hại trên lúa. Tùy từng trà lúa khác nhau, bà con nông dân cần có những biện pháp chăm sóc riêng trước tình hình thời tiết ấm.
Đối với trà lúa xuân sớm, trà xuân trung và diện tích sử dụng giống ngắn ngày, gieo mạ dược, cấy trước tiết lập xuân, cần phân loại cụ thể các trà lúa, diện tích và giống lúa có nguy cơ trỗ sớm vào tuần 2 và đầu tuần 3 tháng 4 năm 2015. Duy trì mức nước đầy đủ 1-3cm cho lúa suốt thời gian sinh trưởng; bón tăng đạm 10% với diện tích lúa sinh trưởng kém để thúc lúa sinh trưởng và đẻ nhánh, bổ sung 10% lượng kali khi lúa phân hóa đòng. Đồng thời, bà con nông dân tích cực chủ động thăm đồng, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại lúa để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.