Ngày 19/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội dẫn đầu cùng các đại biểu Quốc hội của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu Quốc hội các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các nông - lâm trường ở Văn Chấn, giai đoạn 2004 - 2014.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội - Danh Út, thay mặt Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Công ty lâm nghiệp Văn Chấn.
Đoàn đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn (tiền thân là Lâm trường Văn Chấn giai đoạn 2002 - 2010), có trụ sở tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn. Từ năm 2001, Công ty được phê duyệt Dự án quy hoạch sản xuất trên địa bàn 20 xã vùng trong của huyện với tổng diện tích tự nhiên trên 59.600 ha, trong đó diện tích rừng Lâm trường quản lý là 22.028 ha.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Công ty đã bàn giao một số diện tích Lâm trường quản lý cho Ban quản lý Dự án 661 huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và Công ty cổ phần Cao su Yên Bái. Tổng diện tích rừng còn giữ lại là 5.972 ha (4.589 ha rừng tự nhiên, 331 ha rừng trồng và 1051 ha rừng khoanh nuôi).Giai đoạn 2011 - 2014, thực hiện Quyết định 2044/QĐ-UBND ngày 7/12/2010 của UBND tỉnh Yên Bái chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi điều tra cho thấy, diện tích rừng tự nhiên sản xuất có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh không thể xây dựng phương án sản xuất rừng bền vững nên đến nay, đơn vị chưa đưa ra được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Cán bộ, công nhân viên Công ty lần lượt chuyển đổi công tác, nay chỉ còn lại 13 người làm nhiệm vụ lâm sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng sản xuất. Tiền lương Công ty còn nợ cán bộ, công nhân viên từ năm 2008 đến 2012 là gần 708 triệu đồng. Công ty đề nghị cho chuyển đổi thành Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Chấn để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn.
Các thành viên đoàn giám sát đã yêu cầu Công ty làm rõ một số nội dung liên quan đến diện tích rừng hiện có, mô hình hoạt động của Công ty; các hồ sơ kỹ thuật pháp lý; cơ sở tính toán tài sản lâm trường; việc giao khoán cho dân thực hiện…
Theo UBND huyện Văn Chấn, hiện trên địa bàn có 3 công ty nông nghiệp là Công ty cổ phần Chè Trần Phú, có 642,8 ha đất trồng chè; Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ có 424 ha; Công ty cổ phần Chè Liên Sơn 273,4 ha. Hai công ty lâm nghiệp trên địa bàn là: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao quản lý, sử dụng 1.550 ha và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn quản lý, sử dụng 6.038 ha.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội đánh giá cao sự cố gắng của huyện Văn Chấn trong công tác đo đạc, cấp quyền sử dụng và quản lý đất các nông - lâm trường. Các đơn vị đã sử dụng đất có hiệu quả, chỉ có Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn còn khó khăn. Đồng chí cho rằng, huyện chưa thực hiện tốt việc quản lý, đo đạc đối với doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn; hoạt động cho thuê đất còn ít, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đất; việc chuyển đổi, sắp xếp đối với công ty lâm nghiệp còn lúng túng.
Đồng chí đề nghị huyện sớm bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo gửi về đoàn giám sát; thực hiện quản lý đất đai theo đúng các quy định của Luật Đất đai; củng cố, sắp xếp Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn theo quy định, tránh để kéo dài gây lãng phí đất đai.
2804 lượt xem
Theo Quang Tuấn/Báo Yên Bái
Ngày 19/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội dẫn đầu cùng các đại biểu Quốc hội của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu Quốc hội các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các nông - lâm trường ở Văn Chấn, giai đoạn 2004 - 2014.Đoàn đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn (tiền thân là Lâm trường Văn Chấn giai đoạn 2002 - 2010), có trụ sở tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn. Từ năm 2001, Công ty được phê duyệt Dự án quy hoạch sản xuất trên địa bàn 20 xã vùng trong của huyện với tổng diện tích tự nhiên trên 59.600 ha, trong đó diện tích rừng Lâm trường quản lý là 22.028 ha.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Công ty đã bàn giao một số diện tích Lâm trường quản lý cho Ban quản lý Dự án 661 huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và Công ty cổ phần Cao su Yên Bái. Tổng diện tích rừng còn giữ lại là 5.972 ha (4.589 ha rừng tự nhiên, 331 ha rừng trồng và 1051 ha rừng khoanh nuôi).Giai đoạn 2011 - 2014, thực hiện Quyết định 2044/QĐ-UBND ngày 7/12/2010 của UBND tỉnh Yên Bái chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi điều tra cho thấy, diện tích rừng tự nhiên sản xuất có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh không thể xây dựng phương án sản xuất rừng bền vững nên đến nay, đơn vị chưa đưa ra được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Cán bộ, công nhân viên Công ty lần lượt chuyển đổi công tác, nay chỉ còn lại 13 người làm nhiệm vụ lâm sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng sản xuất. Tiền lương Công ty còn nợ cán bộ, công nhân viên từ năm 2008 đến 2012 là gần 708 triệu đồng. Công ty đề nghị cho chuyển đổi thành Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Chấn để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn.
Các thành viên đoàn giám sát đã yêu cầu Công ty làm rõ một số nội dung liên quan đến diện tích rừng hiện có, mô hình hoạt động của Công ty; các hồ sơ kỹ thuật pháp lý; cơ sở tính toán tài sản lâm trường; việc giao khoán cho dân thực hiện…
Theo UBND huyện Văn Chấn, hiện trên địa bàn có 3 công ty nông nghiệp là Công ty cổ phần Chè Trần Phú, có 642,8 ha đất trồng chè; Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ có 424 ha; Công ty cổ phần Chè Liên Sơn 273,4 ha. Hai công ty lâm nghiệp trên địa bàn là: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao quản lý, sử dụng 1.550 ha và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn quản lý, sử dụng 6.038 ha.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội đánh giá cao sự cố gắng của huyện Văn Chấn trong công tác đo đạc, cấp quyền sử dụng và quản lý đất các nông - lâm trường. Các đơn vị đã sử dụng đất có hiệu quả, chỉ có Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn còn khó khăn. Đồng chí cho rằng, huyện chưa thực hiện tốt việc quản lý, đo đạc đối với doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn; hoạt động cho thuê đất còn ít, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đất; việc chuyển đổi, sắp xếp đối với công ty lâm nghiệp còn lúng túng.
Đồng chí đề nghị huyện sớm bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo gửi về đoàn giám sát; thực hiện quản lý đất đai theo đúng các quy định của Luật Đất đai; củng cố, sắp xếp Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Chấn theo quy định, tránh để kéo dài gây lãng phí đất đai.