Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc và đang tiếp tục được chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng tầm ngành sản xuất quan trọng này.
Nông dân vùng Mường Lò (Văn Chấn) tập trung sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
Thực hiện Quyết định số 992, ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (giai đoạn 2015 - 2020), huyện Văn Chấn đã thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.
Huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo khí thế mới, quyết tâm mới và đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp phát triển kính tế nói chung và phát triển kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng; lựa chọn những ngành nghề, tạo ra bước đột phá để khuyến khích phát triển như: chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây ăn quả có múi, phát triển cây tre măng Bát độ, canh tác ngô trên đất 2 vụ lúa và xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2016, Văn Chấn thực hiện hỗ trợ 111 cơ sở chăn nuôi tập trung, với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng nhưng đã tạo ra được "cú hích” lớn trong phong trào chăn nuôi, góp phần quan trọng để đàn vật nuôi chính của huyện được chăm sóc, bảo vệ và phát triển mạnh.
Thống kê đến 1/4/2017, tổng đàn trâu đạt 22.207 con, tăng 1.082 con so với cùng kỳ; đàn bò là 6.000 con; đàn lợn 104.636 con và đàn gia cầm trên 100.000 con.
Căn cứ vào diễn biến của thị trường cũng như kết quả lựa chọn con giống phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện tự nhiên tại địa phương, huyện đã chỉ đạo nông dân không tái đàn lợn ồ ạt, thực hiện việc cải tạo giống trâu, bò bằng các giống lai như bò BBB, Branhma, trâu Muza và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm giảm giá thành, phòng chống dịch bệnh, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường.
Vùng cây ăn quả của huyện Văn Chấn nằm ở khu vực "vùng ngoài” đã hình thành và thu được những kết quả rất tích cực. Nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường, năm 2016, huyện thực hiện hỗ trợ 426 hộ trồng mới 261 ha cam tại 9 xã "vùng ngoài”.
Cùng với đó là xây dựng vườn ươm cây giống cam quýt tại thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3.000 m2, năng lực 5 vạn cây giống/năm và từ năm 2017 đã bắt đầu thực hiện sản xuất cây giống. Qua đánh giá cho thấy, giống cây mà vườn ươm sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh, đem trồng đạt tỷ lệ sống trên 98%.
Đến hết năm 2016, huyện Văn Chấn đã có 1.345 ha cam quýt. Mục tiêu của Đề án, giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện trồng mới 1.455 ha để đến năm 2020 vùng cây ăn quả có múi của toàn huyện là 2.500 ha.
Cùng với việc bảo vệ rừng tự nhiên, Văn Chấn đặc biệt quan tâm nhiệm vụ trồng rừng, nhằm tạo giá trị hàng hóa lớn, khai thác tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến nay, toàn huyện có gần 23.000 ha rừng trồng (gồm cả diện tích trồng mới).
Quá trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, huyện xác định và lựa chọn cây quế là cây trồng chủ lực tại các xã vùng cao, bởi đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường ổn định từ vỏ, thân, cành lá.
Theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện: mục tiêu của Đề án là trồng mới 2.500 ha quế để đến 2020, toàn huyện có diện tích quế 7.000 ha là hoàn toàn có thể đạt và vượt. Chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kiểm lâm địa bàn đã và đang tạo ra phong trào trồng quế mạnh mẽ ở 19 xã vùng triển khai Đề án và cả những xã còn lại.
Các đề án như: trồng tre măng Bát độ; trồng ngô trên đất 2 vụ lúa (diện tích 1.200 ha/năm); sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại cánh đồng Mường Lò, nuôi trồng thủy sản... đang từng bước được triển khai và thu được kết quả rất tích cực, góp phần tạo ra được lượng hàng hóa lớn, giá trị cao, gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và giá trị gia tăng cao cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn cho biết, những kết quả bước đầu trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Văn Chấn là rất đáng mừng. Kết quả ấy là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc xác định đúng lĩnh vực ưu tiên đầu tư, triển khai đúng chính sách hỗ trợ nhằm tạo ra được sự chuyển biến cả về chất và lượng.
Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến xã, thôn, bản và các hộ dân nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, hành động, phát huy tối đa chính sách hỗ trợ, không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước trong sản xuất và đời sống.
1396 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc và đang tiếp tục được chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng tầm ngành sản xuất quan trọng này. Thực hiện Quyết định số 992, ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (giai đoạn 2015 - 2020), huyện Văn Chấn đã thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.
Huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo khí thế mới, quyết tâm mới và đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp phát triển kính tế nói chung và phát triển kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng; lựa chọn những ngành nghề, tạo ra bước đột phá để khuyến khích phát triển như: chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây ăn quả có múi, phát triển cây tre măng Bát độ, canh tác ngô trên đất 2 vụ lúa và xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2016, Văn Chấn thực hiện hỗ trợ 111 cơ sở chăn nuôi tập trung, với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng nhưng đã tạo ra được "cú hích” lớn trong phong trào chăn nuôi, góp phần quan trọng để đàn vật nuôi chính của huyện được chăm sóc, bảo vệ và phát triển mạnh.
Thống kê đến 1/4/2017, tổng đàn trâu đạt 22.207 con, tăng 1.082 con so với cùng kỳ; đàn bò là 6.000 con; đàn lợn 104.636 con và đàn gia cầm trên 100.000 con.
Căn cứ vào diễn biến của thị trường cũng như kết quả lựa chọn con giống phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện tự nhiên tại địa phương, huyện đã chỉ đạo nông dân không tái đàn lợn ồ ạt, thực hiện việc cải tạo giống trâu, bò bằng các giống lai như bò BBB, Branhma, trâu Muza và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm giảm giá thành, phòng chống dịch bệnh, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường.
Vùng cây ăn quả của huyện Văn Chấn nằm ở khu vực "vùng ngoài” đã hình thành và thu được những kết quả rất tích cực. Nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường, năm 2016, huyện thực hiện hỗ trợ 426 hộ trồng mới 261 ha cam tại 9 xã "vùng ngoài”.
Cùng với đó là xây dựng vườn ươm cây giống cam quýt tại thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3.000 m2, năng lực 5 vạn cây giống/năm và từ năm 2017 đã bắt đầu thực hiện sản xuất cây giống. Qua đánh giá cho thấy, giống cây mà vườn ươm sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh, đem trồng đạt tỷ lệ sống trên 98%.
Đến hết năm 2016, huyện Văn Chấn đã có 1.345 ha cam quýt. Mục tiêu của Đề án, giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện trồng mới 1.455 ha để đến năm 2020 vùng cây ăn quả có múi của toàn huyện là 2.500 ha.
Cùng với việc bảo vệ rừng tự nhiên, Văn Chấn đặc biệt quan tâm nhiệm vụ trồng rừng, nhằm tạo giá trị hàng hóa lớn, khai thác tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến nay, toàn huyện có gần 23.000 ha rừng trồng (gồm cả diện tích trồng mới).
Quá trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, huyện xác định và lựa chọn cây quế là cây trồng chủ lực tại các xã vùng cao, bởi đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường ổn định từ vỏ, thân, cành lá.
Theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện: mục tiêu của Đề án là trồng mới 2.500 ha quế để đến 2020, toàn huyện có diện tích quế 7.000 ha là hoàn toàn có thể đạt và vượt. Chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kiểm lâm địa bàn đã và đang tạo ra phong trào trồng quế mạnh mẽ ở 19 xã vùng triển khai Đề án và cả những xã còn lại.
Các đề án như: trồng tre măng Bát độ; trồng ngô trên đất 2 vụ lúa (diện tích 1.200 ha/năm); sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại cánh đồng Mường Lò, nuôi trồng thủy sản... đang từng bước được triển khai và thu được kết quả rất tích cực, góp phần tạo ra được lượng hàng hóa lớn, giá trị cao, gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và giá trị gia tăng cao cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn cho biết, những kết quả bước đầu trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Văn Chấn là rất đáng mừng. Kết quả ấy là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc xác định đúng lĩnh vực ưu tiên đầu tư, triển khai đúng chính sách hỗ trợ nhằm tạo ra được sự chuyển biến cả về chất và lượng.
Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến xã, thôn, bản và các hộ dân nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, hành động, phát huy tối đa chính sách hỗ trợ, không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước trong sản xuất và đời sống.