Chiều 20/3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường giai đoạn 2004 - 2014.
Đồng chí Danh Út - Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao trong 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường.
Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái rộng trên 688,6 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 585 ngàn ha, diện tích rừng trên 419,5 ngàn ha (gần 239 ngàn ha rừng tự nhiên, 179,5 ha rừng trồng). Năm 2004, toàn tỉnh có 9 lâm trường quốc doanh quản lý 167,5ha rừng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tỉnh đã xây dựng phương án sắp xếp lại các lâm trường thành 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, 2 ban quản lý rừng phòng hộ; 3 đơn vị lâm nghiệp là Lâm trường Văn Chấn, Lâm trường Văn Yên và Lâm trường Lục Yên chưa thực hiện được phương án chuyển đổi.
Tổng diện tích rừng mà các công ty, ban quảy lý rừng phòng hộ và lâm trường được giao là 119.162ha (gồm rừng phòng hộ và 14.289ha đất rừng sản xuất). Diện tích giao các đơn vị giảm 48.308 ha so với trước khi sắp xếp lại các lâm trường. Trong số diện tích giao có 506ha được các đơn vị tự tổ chức sản xuất; liên doanh, liên kết là 1.779ha; diện tích chưa sử dụng, không sử đụng dược 259ha; diện tích tranh chấp lấn chiếm 967ha và diện tích giao khoán là 90.538ha. Tỉnh cũng đã xây dựng và thực hiện 2 đề án giao đất, giao rừng, cho thuê rừng với trên 17.000 ha đất đã giao.
Đồng tình với đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong các lâm trường quốc doanh trong 10 năm qua, các thành viên của Đoàn giám sát đã yêu cầu UBND tỉnh và các ngành làm rõ những nội dung liên quan, như: đất đai của các công ty nông nghiệp; vấn đề đánh giá tài sản khi thực hiện chuyển đổi; hiệu quả sản xuất kinh doanh; nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất rừng; những bất cập của văn bản, chính sách; thực trạng khoán cho người lao động và còn nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên phát biểu làm rõ một số vấn đề mà Đoàn giám sát của Quốc hội yêu cầu.
Đồng chí Danh Út thay mặt đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện đổi mới theo chủ trương của Chính phủ trên địa bàn. Đồng chí đề nghị tỉnh trong triển khai chủ trương cần lưu ý thực trạng của 3 lâm trường chưa thực hiện chuyển đổi; đất đai còn nặng quản lý trên sổ sách; hiệu quả sử dụng đất còn thấp dẫn đến thực hiện nghĩa vụ rất ít so với tiềm năng diện tích quản lý; còn đơn vị lúng túng trong mô hình tổ chức hoạt động; mối quan hệ giữa địa phương với các doanh nghiệp trung ương chưa rõ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc giám sát lần này, những kết quả sẽ được đoàn tổng hợp, nghiên cứu và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ X diễn ra vào cuối năm nay, Trưởng đoàn giám sát yêu cầu tỉnh sớm bổ sung số liệu, hoàn chỉnh báo cáo gửi đoàn giám sát. Tỉnh tiếp tục nghiên cứu và có phương án chuyển đổi với 3 lâm trường còn lại; tách bạch làm rõ loại hình doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác đo vẽ, lập bản đồ và cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đây.
Trước đó (sáng 20/3), đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng đất đai tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao (Văn Chấn). Đây là đơn vị đã được phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới từ cuối năm 2006. Hiện Công ty quản lý, sử dụng 1.560 ha đất rừng sản xuất trên địa bàn 5 xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Thượng Bằng La và Cát Thịnh của huyện Văn Chấn. Diện tích được hợp đồng khoán với trên 600 hộ dân. Năm 2014, Công ty có tổng doanh thu 9 tỷ 376 triệu đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 30 triệu đồng/năm, nộp ngân sách trên 422 triệu đồng. Đây là 1 trong 4 công ty lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái được đánh giá có nhiều cố gắng trong thực hiện đạt kết quả phương án chuyển đổi, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương.
2882 lượt xem
Theo Quang Tuấn/Báo Yên Bái
Chiều 20/3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường giai đoạn 2004 - 2014.Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái rộng trên 688,6 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 585 ngàn ha, diện tích rừng trên 419,5 ngàn ha (gần 239 ngàn ha rừng tự nhiên, 179,5 ha rừng trồng). Năm 2004, toàn tỉnh có 9 lâm trường quốc doanh quản lý 167,5ha rừng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tỉnh đã xây dựng phương án sắp xếp lại các lâm trường thành 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, 2 ban quản lý rừng phòng hộ; 3 đơn vị lâm nghiệp là Lâm trường Văn Chấn, Lâm trường Văn Yên và Lâm trường Lục Yên chưa thực hiện được phương án chuyển đổi.
Tổng diện tích rừng mà các công ty, ban quảy lý rừng phòng hộ và lâm trường được giao là 119.162ha (gồm rừng phòng hộ và 14.289ha đất rừng sản xuất). Diện tích giao các đơn vị giảm 48.308 ha so với trước khi sắp xếp lại các lâm trường. Trong số diện tích giao có 506ha được các đơn vị tự tổ chức sản xuất; liên doanh, liên kết là 1.779ha; diện tích chưa sử dụng, không sử đụng dược 259ha; diện tích tranh chấp lấn chiếm 967ha và diện tích giao khoán là 90.538ha. Tỉnh cũng đã xây dựng và thực hiện 2 đề án giao đất, giao rừng, cho thuê rừng với trên 17.000 ha đất đã giao.
Đồng tình với đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong các lâm trường quốc doanh trong 10 năm qua, các thành viên của Đoàn giám sát đã yêu cầu UBND tỉnh và các ngành làm rõ những nội dung liên quan, như: đất đai của các công ty nông nghiệp; vấn đề đánh giá tài sản khi thực hiện chuyển đổi; hiệu quả sản xuất kinh doanh; nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất rừng; những bất cập của văn bản, chính sách; thực trạng khoán cho người lao động và còn nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên phát biểu làm rõ một số vấn đề mà Đoàn giám sát của Quốc hội yêu cầu.
Đồng chí Danh Út thay mặt đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện đổi mới theo chủ trương của Chính phủ trên địa bàn. Đồng chí đề nghị tỉnh trong triển khai chủ trương cần lưu ý thực trạng của 3 lâm trường chưa thực hiện chuyển đổi; đất đai còn nặng quản lý trên sổ sách; hiệu quả sử dụng đất còn thấp dẫn đến thực hiện nghĩa vụ rất ít so với tiềm năng diện tích quản lý; còn đơn vị lúng túng trong mô hình tổ chức hoạt động; mối quan hệ giữa địa phương với các doanh nghiệp trung ương chưa rõ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc giám sát lần này, những kết quả sẽ được đoàn tổng hợp, nghiên cứu và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ X diễn ra vào cuối năm nay, Trưởng đoàn giám sát yêu cầu tỉnh sớm bổ sung số liệu, hoàn chỉnh báo cáo gửi đoàn giám sát. Tỉnh tiếp tục nghiên cứu và có phương án chuyển đổi với 3 lâm trường còn lại; tách bạch làm rõ loại hình doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác đo vẽ, lập bản đồ và cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đây.
Trước đó (sáng 20/3), đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng đất đai tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao (Văn Chấn). Đây là đơn vị đã được phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới từ cuối năm 2006. Hiện Công ty quản lý, sử dụng 1.560 ha đất rừng sản xuất trên địa bàn 5 xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Thượng Bằng La và Cát Thịnh của huyện Văn Chấn. Diện tích được hợp đồng khoán với trên 600 hộ dân. Năm 2014, Công ty có tổng doanh thu 9 tỷ 376 triệu đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 30 triệu đồng/năm, nộp ngân sách trên 422 triệu đồng. Đây là 1 trong 4 công ty lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái được đánh giá có nhiều cố gắng trong thực hiện đạt kết quả phương án chuyển đổi, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương.