Năm 2014 khép lại, thành phố Yên Bái là một trong những địa phương được đánh giá làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Đặc biệt, thành phố đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Cán bộ chuyên trách dân số xã Văn Tiến vận động, tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại các hộ dân ở thôn Ngòi Sen.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác DS - KHHGĐ, Trung tâm DS - KHHGĐ thành phố đã xây
dựng kế hoạch cụ thể theo từng thời điểm, phù hợp với điều kiện địa bàn dân cư
của 17 xã, phường. Trung tâm luôn coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
nhân dân, tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Một trong những nhiệm vụ được chú trọng
hàng đầu là công tác truyền thông.
Năm 2014, Trung tâm đã tham mưu với UBND
thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động; phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể thực hiện chương trình truyền thông về công tác chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Dân số, Luật Khám chữa bệnh, Luật An toàn
vệ sinh thực phẩm… với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đơn vị đã phối hợp
với Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố xây dựng chuyên mục "Dân
số" phát sóng hàng tháng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài
Truyền thanh - Truyền hình thành phố, đưa tin tuyên truyền trên hệ thống loa
truyền thanh tại các xã, phường.
Trong năm, đã đăng tải phát sóng 12 chuyên
mục, trên 900 tin, bài với thời lượng hơn 3 nghìn phút; duy trì tốt các đợt
tuyên truyền trong Tháng Hành động quốc gia phòng chống AIDS, Ngày Dân số thế
giới, Tháng Hành động vì dân số Việt Nam, Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con.
Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức truyền
thông lồng ghép gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, nói chuyện
chuyên đề, tuyên truyền trực tiếp cho các nhóm đối tượng, tại các cuộc họp
thôn, tổ dân phố, tổ phụ nữ. Hoạt động ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên được triển khai cho 420 đối tượng là học sinh tại Trường THCS
Lê Hồng Phong và Trường THCS Quang Trung. Năm 2014, các xã, phường duy trì tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,9%, bằng năm 2013; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 75%; xây dựng và duy trì
hoạt động hiệu quả mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
tại 17/17 xã, phường.
Ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc Trung tâm
DS - KHHGĐ thành phố nhận định: "Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là các xã,
phường đều đã quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ, việc triển khai kế hoạch được
tiến hành ngay từ đầu năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách đều có trình độ từ trung
cấp trở lên, rất có ưu thế trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng tuyên truyền,
vận động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hành vi và nhận thức của một số người dân
còn chậm; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai mang tính bền vững còn thấp
như triệt sản, đặt vòng tránh thai; trường hợp sinh con thứ 3 có giảm nhưng
chưa thực sự bền vững, có nguy cơ tăng trở lại, rất khó kiểm soát, hạn chế. Đội
ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, phường vẫn chưa được tuyển dụng vào biên chế
theo Thông tư số 05 của Bộ Y tế; phụ cấp chi trả thấp nên họ chưa thật yên tâm
công tác, ảnh hưởng phần nào tới kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại cơ
sở".
Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ cũng còn nhiều hạn chế như: cung cấp, đáp ứng
dịch vụ về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đôi lúc, đôi nơi còn thiếu,
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa nghiêm,
chậm, thiếu kiên quyết, chưa đồng bộ và thống nhất giữa các đơn vị xã, phường
nhưng với việc nhìn nhận thẳng thắn, khẩn trương khắc phục hạn chế, năm 2015 và
các năm tiếp theo, thành phố sẽ tăng cường các giải pháp để thực hiện tốt công
tác này.
2118 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2014 khép lại, thành phố Yên Bái là một trong những địa phương được đánh giá làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Đặc biệt, thành phố đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác DS - KHHGĐ, Trung tâm DS - KHHGĐ thành phố đã xây
dựng kế hoạch cụ thể theo từng thời điểm, phù hợp với điều kiện địa bàn dân cư
của 17 xã, phường. Trung tâm luôn coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
nhân dân, tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Một trong những nhiệm vụ được chú trọng
hàng đầu là công tác truyền thông.
Năm 2014, Trung tâm đã tham mưu với UBND
thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động; phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể thực hiện chương trình truyền thông về công tác chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Dân số, Luật Khám chữa bệnh, Luật An toàn
vệ sinh thực phẩm… với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đơn vị đã phối hợp
với Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố xây dựng chuyên mục "Dân
số" phát sóng hàng tháng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài
Truyền thanh - Truyền hình thành phố, đưa tin tuyên truyền trên hệ thống loa
truyền thanh tại các xã, phường.
Trong năm, đã đăng tải phát sóng 12 chuyên
mục, trên 900 tin, bài với thời lượng hơn 3 nghìn phút; duy trì tốt các đợt
tuyên truyền trong Tháng Hành động quốc gia phòng chống AIDS, Ngày Dân số thế
giới, Tháng Hành động vì dân số Việt Nam, Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con.
Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức truyền
thông lồng ghép gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, nói chuyện
chuyên đề, tuyên truyền trực tiếp cho các nhóm đối tượng, tại các cuộc họp
thôn, tổ dân phố, tổ phụ nữ. Hoạt động ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên được triển khai cho 420 đối tượng là học sinh tại Trường THCS
Lê Hồng Phong và Trường THCS Quang Trung. Năm 2014, các xã, phường duy trì tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,9%, bằng năm 2013; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 75%; xây dựng và duy trì
hoạt động hiệu quả mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
tại 17/17 xã, phường.
Ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc Trung tâm
DS - KHHGĐ thành phố nhận định: "Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là các xã,
phường đều đã quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ, việc triển khai kế hoạch được
tiến hành ngay từ đầu năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách đều có trình độ từ trung
cấp trở lên, rất có ưu thế trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng tuyên truyền,
vận động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hành vi và nhận thức của một số người dân
còn chậm; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai mang tính bền vững còn thấp
như triệt sản, đặt vòng tránh thai; trường hợp sinh con thứ 3 có giảm nhưng
chưa thực sự bền vững, có nguy cơ tăng trở lại, rất khó kiểm soát, hạn chế. Đội
ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, phường vẫn chưa được tuyển dụng vào biên chế
theo Thông tư số 05 của Bộ Y tế; phụ cấp chi trả thấp nên họ chưa thật yên tâm
công tác, ảnh hưởng phần nào tới kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại cơ
sở".
Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ cũng còn nhiều hạn chế như: cung cấp, đáp ứng
dịch vụ về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đôi lúc, đôi nơi còn thiếu,
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa nghiêm,
chậm, thiếu kiên quyết, chưa đồng bộ và thống nhất giữa các đơn vị xã, phường
nhưng với việc nhìn nhận thẳng thắn, khẩn trương khắc phục hạn chế, năm 2015 và
các năm tiếp theo, thành phố sẽ tăng cường các giải pháp để thực hiện tốt công
tác này.