CTTĐT – Bộ luật Dân sự hiện hành quy định 26 quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Dự thảo Bộ luật tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư)…Đồng thời, bổ sung một số quyền mới như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống…Ngoài ra, Điều 51 dự thảo Bộ luật quy định, các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Bà Hà Thị Bàn – Trưởng Phòng Xây dựng và Thẩm định văn bản Sở Tư pháp Yên Bái có ý kiến tham gia đối vào quyền nhân thân như sau:
Ảnh minh họa
Trong dự thảo Bộ luật đã đề cập tới 26 quyền nhân thân. Tôi xin tham gia ý kiến về quyền nhân thân dưới góc độ bình đẳng giới, vì vấn đề bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và hiện nay vấn đề này được Nhà nước chỉ đạo cần phải được chú trọng hơn nữa và đưa vào trong hoạt động xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong pháp luật dân sự nói riêng.
|
Bà Hà Thị Bàn - Trưởng Phòng Xây dựng và Thẩm định văn bản Sở Tư pháp Yên Bái |
* Tại Điều 40 dự thảo quy định về quyền xác định lại giới tính: Bộ luật Dân sự hiện hành đã ghi nhận quyền xác định lại giới tính tại điều 36 và pháp luật về bình đẳng giới của Việt nam cũng mới chỉ tiếp cận giới ở góc độ giới nam và giới nữ. Trên thực tế ở Việt nam tình trạng chuyển giới diễn ra khá phổ biến. Do đó, khi tiếp cận vấn đề này dưới dạng quyền dân sự, quyền công dân, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định quyền này ở điều 40 và đặt ra 2 phương án xin ý kiến, phương án 1 là Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới, phương án 2 là trong trường hợp đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này tôi nhất trí theo phương án hai, bởi việc được sống thực với giới tính của mình không chỉ là nguyện vọng của mỗi người, mà còn được pháp luật bảo vệ như các quyền cơ bản khác của con người. Giá trị nhân văn này đã được Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận. Ở Việt Nam có nhiều trường hợp trẻ em khi sinh ra có bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh về giới tính, và đa phần những người không may bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính đều có nhu cầu xác định lại giới tính, để có thể được sống thực với giới tính của mình. Xuất phát từ thực tế xã hội này, cũng như ghi nhận một quyền con người cơ bản như những quyền khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hoá quyền xác định lại giới tính thành một điều luật (Điều 36), và kế thừa Bộ luật Dân sự hiện hành Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định về quyền này ở Điều 40 dự thảo. Vì vậy, tôi nhất trí theo phương án hai và đề nghị tiếp tục quy định quyền này trong pháp luật Dân sự của Nhà nước ta để đảm bảo vê quyền bình đẳng giới cho công dân Việt nam bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính. Đồng thời, tôi cũng đề nghị dưới luật cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính. Vì việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo ý thích của con người, trái với quy luật của tạo hoá. Còn “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.
* Về quyền đối với họ của cá nhân:
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định về quyền này tại Điều 31 và quy định thông thoáng hơn nhiều đối với Bộ luật Dân sự hiện hành. Đó là Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì xác định họ theo cha hoặc theo mẹ theo tập quán. Trong khi đó Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về họ của cá nhân được xác định theo khai sinh của người đó. Như vậy vấn đề bình đẳng giới theo Luật hiện hành bị bó hẹp và hạn chế, trong khi đó Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định rộng mở hơn nhiều nhằm đảm bảo về bình đẳng giới cho cá nhân. Tuy nhiên, về vấn đề này tôi đề nghị việc quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân cũng cân mở rộng thêm, đó là quyền thay đổi họ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần có quy định bổ sung trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về vấn đề thay đổi họ khi một người quốc tịch Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì họ của người mang quốc tịch Việt Nam đặc biệt là nữ được thay đổi họ theo họ của chồng cho phù hợp với pháp luật của nước mà chồng người nước ngoài là công dân. Như vậy sẽ đầy đủ hơn đồng thời bổ sung thêm một vấn đề nữa về bảo đảm quyền bình đẳng giới trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
2847 lượt xem
Tiến Lập (ghi)
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Bộ luật Dân sự hiện hành quy định 26 quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Dự thảo Bộ luật tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư)…Đồng thời, bổ sung một số quyền mới như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống…Ngoài ra, Điều 51 dự thảo Bộ luật quy định, các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Bà Hà Thị Bàn – Trưởng Phòng Xây dựng và Thẩm định văn bản Sở Tư pháp Yên Bái có ý kiến tham gia đối vào quyền nhân thân như sau:
Trong dự thảo Bộ luật đã đề cập tới 26 quyền nhân thân. Tôi xin tham gia ý kiến về quyền nhân thân dưới góc độ bình đẳng giới, vì vấn đề bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và hiện nay vấn đề này được Nhà nước chỉ đạo cần phải được chú trọng hơn nữa và đưa vào trong hoạt động xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong pháp luật dân sự nói riêng.
Bà Hà Thị Bàn - Trưởng Phòng Xây dựng và Thẩm định văn bản Sở Tư pháp Yên Bái
* Tại Điều 40 dự thảo quy định về quyền xác định lại giới tính: Bộ luật Dân sự hiện hành đã ghi nhận quyền xác định lại giới tính tại điều 36 và pháp luật về bình đẳng giới của Việt nam cũng mới chỉ tiếp cận giới ở góc độ giới nam và giới nữ. Trên thực tế ở Việt nam tình trạng chuyển giới diễn ra khá phổ biến. Do đó, khi tiếp cận vấn đề này dưới dạng quyền dân sự, quyền công dân, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định quyền này ở điều 40 và đặt ra 2 phương án xin ý kiến, phương án 1 là Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới, phương án 2 là trong trường hợp đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này tôi nhất trí theo phương án hai, bởi việc được sống thực với giới tính của mình không chỉ là nguyện vọng của mỗi người, mà còn được pháp luật bảo vệ như các quyền cơ bản khác của con người. Giá trị nhân văn này đã được Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận. Ở Việt Nam có nhiều trường hợp trẻ em khi sinh ra có bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh về giới tính, và đa phần những người không may bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính đều có nhu cầu xác định lại giới tính, để có thể được sống thực với giới tính của mình. Xuất phát từ thực tế xã hội này, cũng như ghi nhận một quyền con người cơ bản như những quyền khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hoá quyền xác định lại giới tính thành một điều luật (Điều 36), và kế thừa Bộ luật Dân sự hiện hành Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định về quyền này ở Điều 40 dự thảo. Vì vậy, tôi nhất trí theo phương án hai và đề nghị tiếp tục quy định quyền này trong pháp luật Dân sự của Nhà nước ta để đảm bảo vê quyền bình đẳng giới cho công dân Việt nam bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính. Đồng thời, tôi cũng đề nghị dưới luật cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính. Vì việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo ý thích của con người, trái với quy luật của tạo hoá. Còn “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.
* Về quyền đối với họ của cá nhân:
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã quy định về quyền này tại Điều 31 và quy định thông thoáng hơn nhiều đối với Bộ luật Dân sự hiện hành. Đó là Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì xác định họ theo cha hoặc theo mẹ theo tập quán. Trong khi đó Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về họ của cá nhân được xác định theo khai sinh của người đó. Như vậy vấn đề bình đẳng giới theo Luật hiện hành bị bó hẹp và hạn chế, trong khi đó Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định rộng mở hơn nhiều nhằm đảm bảo về bình đẳng giới cho cá nhân. Tuy nhiên, về vấn đề này tôi đề nghị việc quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân cũng cân mở rộng thêm, đó là quyền thay đổi họ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần có quy định bổ sung trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về vấn đề thay đổi họ khi một người quốc tịch Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì họ của người mang quốc tịch Việt Nam đặc biệt là nữ được thay đổi họ theo họ của chồng cho phù hợp với pháp luật của nước mà chồng người nước ngoài là công dân. Như vậy sẽ đầy đủ hơn đồng thời bổ sung thêm một vấn đề nữa về bảo đảm quyền bình đẳng giới trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi).