Ông Vũ Văn Hóa - Bí thư Chi bộ thôn I, xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên) cho biết: “Thôn có 81 hộ, 345 nhân khẩu và có tới 95% đồng bào Công giáo. Trước đây, khi chưa triển khai xây dựng xã nông thôn mới, đời sống của bà con tuy không quá khó khăn nhưng sự liên kết cộng đồng trong xây dựng đời sống mọi mặt còn nhiều hạn chế do hình thức khoán hộ từ lâu đã tạo nên thói quen “mạnh ai nấy làm”.
Những hộ ở Báo Đáp nuôi từ 4 đến 5 con trâu có giá trị tài sản khoảng 150 triệu đồng.
Đồng thời, khi triển khai dựng nông thôn
mới, hầu hết bà con nghĩ rằng chương trình sẽ có sự đầu tư của Nhà nước nhưng
khi biết đây là mô hình khơi dậy nguồn nội lực từ người dân là chính thì bà con
có phần thiếu mặn mà do tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn trong tâm
thức của nhiều người.
Tuy vậy, các đảng viên trong Chi bộ nhận
thấy, đối với một chủ trương mới thì không thể ngay một lúc có thể thay đổi
được nhận thức, hành động của nhân dân. Do đó, cần phải nắm vững lợi thế lối
sống thuần phác của nhân dân và sự gương mẫu chấp hành của đảng viên để vừa
tuyên truyền, vận động vừa thực hiện tốt các tiêu chí của chương trình này. Với
sự kiên trì tuyên truyền, vận động từ các cuộc họp thôn kết hợp tuyên truyền
ngay tại những buổi hành lễ tại nhà thờ… bà con đã dần hiểu đâu là những tiêu
chí đã đạt được, đâu là những tiêu chí cần phấn đấu hoặc đâu là những phần việc
thuộc về Nhà nước, phần việc thuộc phía dân. Điều quan trọng nhất là mọi người
đã hiểu được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới không có gì quá sức với thực
tế đời sống trong thôn. Chẳng hạn, khi triển khai các tiêu chí về thu nhập bình
quân, tỷ lệ hộ nghèo, người dân đã được các đảng viên trong chi bộ định hướng
những tiềm năng, thế mạnh kinh tế của thôn cần tập trung khai tốt như tiềm năng
lao động dồi dào, tiềm năng đất đồi rừng trồng gỗ nguyên liệu, trồng chè, trồng
lúa, dâu tằm, chăn nuôi trâu sinh sản theo hướng sản xuất hàng hóa…
Để bà con thuận lợi trong khai thác những
thế mạnh đó, Chi bộ còn là cầu nối triển khai các hoạt động dạy nghề như: xây
dựng, mộc dân dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong trồng lúa
chất lượng cao, cải tạo chè giống cũ bằng giống mới chất lượng cao, kỹ thuật
trồng dâu nuôi tằm… Điều đáng phấn khởi là những tác động đó đã làm thay đổi
rất rõ nét về hiệu quả kinh tế và chất lượng đời sống của người dân.
Như để chứng minh cho những nỗ lực vận động
nhân dân phát triển kinh tế, ông Vũ Văn Hóa đưa chúng tôi đi thăm mô hình chăn
nuôi trâu sinh sản của thôn. Đúng là cách chăn nuôi rất hiệu quả khi có hộ
chuyên nuôi trâu đực giống, nuôi trâu sinh sản theo hình thức bán chăn
thả. Trong số trên 5 chục con trâu của thôn có khoảng chục hộ nuôi từ 4 đến 5
con và hộ nuôi nhiều sẽ có tài sản tương ứng khoảng 150 triệu đồng. Ngoài ra, gần
chục con trâu đực tham gia vào vận chuyển gỗ rừng trồng cũng mang lại cho mỗi
hộ khoảng 400 đến 500 nghìn đồng tiền công mỗi ngày. Nghề mộc, nghề xây dựng
cũng đang phát triển mạnh. Không kể những người đang hành nghề, làm dịch vụ tại
chỗ, toàn thôn hiện có khoảng 4 chục người đang làm nghề xây dựng trong và
ngoài tỉnh mỗi năm mang về hàng tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế tại địa
phương.
Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay, tỷ
lệ hộ khá trong thôn đã tăng lên trên 60%. Số nghèo trong thôn chỉ còn 6 hộ, là
những hộ người già đơn thân, hộ ốm đau, tật nguyền thiếu sức lao động. Thu nhập
bình quân đầu người/năm đã đạt 21 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010
và phấn đấu trong nhiệm kỳ mới đạt từ 25 đến 28 triệu đồng. Các gia đình đều có
tivi, xe máy. Mấy năm gần đây, ngày càng nhiều hộ xây được nhà kiên cố và riêng
năm 2014 có hơn chục hộ xây nhà trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.
Kinh tế được cải thiện, các đảng viên trong
Chi bộ đều nhận định ưu điểm nổi bật của việc tham gia vào chương trình xây
dựng nông thôn mới là tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế được thể hiện
rất rõ. Người dân tham gia tích cực bảo vệ môi trường và rõ nhất là nhà nào
cũng có hố rác rồi tự phân loại rác để xử lý tại chỗ. Nhà nhà tự giác đóng góp
tiền, công sức, hiến đất cùng nhà nước đầu tư xây dựng đường liên thôn, còn tất
cả các tuyến đường ngõ thì dân tự bỏ tiền ra để làm đường bê tông. Thôn I và
thôn II còn đóng góp chung để xây dựng cổng làng trị giá trên bốn mươi triệu
đồng. Tình cảm, mối đoàn kết cộng đồng không chỉ gắn bó hơn ở trong thôn mà còn
tương thân tương ái với bên ngoài. An ninh trật tự được giữ vững và nhà văn hóa
thôn có hội trường, sân sận động rộng rãi, là địa chỉ để mọi thế hệ cùng
giao lưu nâng cao đời sống tinh thần. Công tác khuyến học được quan tâm nên con
em trong thôn ngày càng có nhiều cháu đỗ vào các trường chuyên nghiệp…
Những đổi thay đó thực sự là động lực quan trọng để thôn I cùng toàn xã Báo Đáp
tiếp tục phát triển bền vững chất lượng chương trình xây dựng nông thôn mới
trong tương lai.
2639 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Ông Vũ Văn Hóa - Bí thư Chi bộ thôn I, xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên) cho biết: “Thôn có 81 hộ, 345 nhân khẩu và có tới 95% đồng bào Công giáo. Trước đây, khi chưa triển khai xây dựng xã nông thôn mới, đời sống của bà con tuy không quá khó khăn nhưng sự liên kết cộng đồng trong xây dựng đời sống mọi mặt còn nhiều hạn chế do hình thức khoán hộ từ lâu đã tạo nên thói quen “mạnh ai nấy làm”.
Đồng thời, khi triển khai dựng nông thôn
mới, hầu hết bà con nghĩ rằng chương trình sẽ có sự đầu tư của Nhà nước nhưng
khi biết đây là mô hình khơi dậy nguồn nội lực từ người dân là chính thì bà con
có phần thiếu mặn mà do tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn trong tâm
thức của nhiều người.
Tuy vậy, các đảng viên trong Chi bộ nhận
thấy, đối với một chủ trương mới thì không thể ngay một lúc có thể thay đổi
được nhận thức, hành động của nhân dân. Do đó, cần phải nắm vững lợi thế lối
sống thuần phác của nhân dân và sự gương mẫu chấp hành của đảng viên để vừa
tuyên truyền, vận động vừa thực hiện tốt các tiêu chí của chương trình này. Với
sự kiên trì tuyên truyền, vận động từ các cuộc họp thôn kết hợp tuyên truyền
ngay tại những buổi hành lễ tại nhà thờ… bà con đã dần hiểu đâu là những tiêu
chí đã đạt được, đâu là những tiêu chí cần phấn đấu hoặc đâu là những phần việc
thuộc về Nhà nước, phần việc thuộc phía dân. Điều quan trọng nhất là mọi người
đã hiểu được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới không có gì quá sức với thực
tế đời sống trong thôn. Chẳng hạn, khi triển khai các tiêu chí về thu nhập bình
quân, tỷ lệ hộ nghèo, người dân đã được các đảng viên trong chi bộ định hướng
những tiềm năng, thế mạnh kinh tế của thôn cần tập trung khai tốt như tiềm năng
lao động dồi dào, tiềm năng đất đồi rừng trồng gỗ nguyên liệu, trồng chè, trồng
lúa, dâu tằm, chăn nuôi trâu sinh sản theo hướng sản xuất hàng hóa…
Để bà con thuận lợi trong khai thác những
thế mạnh đó, Chi bộ còn là cầu nối triển khai các hoạt động dạy nghề như: xây
dựng, mộc dân dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong trồng lúa
chất lượng cao, cải tạo chè giống cũ bằng giống mới chất lượng cao, kỹ thuật
trồng dâu nuôi tằm… Điều đáng phấn khởi là những tác động đó đã làm thay đổi
rất rõ nét về hiệu quả kinh tế và chất lượng đời sống của người dân.
Như để chứng minh cho những nỗ lực vận động
nhân dân phát triển kinh tế, ông Vũ Văn Hóa đưa chúng tôi đi thăm mô hình chăn
nuôi trâu sinh sản của thôn. Đúng là cách chăn nuôi rất hiệu quả khi có hộ
chuyên nuôi trâu đực giống, nuôi trâu sinh sản theo hình thức bán chăn
thả. Trong số trên 5 chục con trâu của thôn có khoảng chục hộ nuôi từ 4 đến 5
con và hộ nuôi nhiều sẽ có tài sản tương ứng khoảng 150 triệu đồng. Ngoài ra, gần
chục con trâu đực tham gia vào vận chuyển gỗ rừng trồng cũng mang lại cho mỗi
hộ khoảng 400 đến 500 nghìn đồng tiền công mỗi ngày. Nghề mộc, nghề xây dựng
cũng đang phát triển mạnh. Không kể những người đang hành nghề, làm dịch vụ tại
chỗ, toàn thôn hiện có khoảng 4 chục người đang làm nghề xây dựng trong và
ngoài tỉnh mỗi năm mang về hàng tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế tại địa
phương.
Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay, tỷ
lệ hộ khá trong thôn đã tăng lên trên 60%. Số nghèo trong thôn chỉ còn 6 hộ, là
những hộ người già đơn thân, hộ ốm đau, tật nguyền thiếu sức lao động. Thu nhập
bình quân đầu người/năm đã đạt 21 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010
và phấn đấu trong nhiệm kỳ mới đạt từ 25 đến 28 triệu đồng. Các gia đình đều có
tivi, xe máy. Mấy năm gần đây, ngày càng nhiều hộ xây được nhà kiên cố và riêng
năm 2014 có hơn chục hộ xây nhà trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.
Kinh tế được cải thiện, các đảng viên trong
Chi bộ đều nhận định ưu điểm nổi bật của việc tham gia vào chương trình xây
dựng nông thôn mới là tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế được thể hiện
rất rõ. Người dân tham gia tích cực bảo vệ môi trường và rõ nhất là nhà nào
cũng có hố rác rồi tự phân loại rác để xử lý tại chỗ. Nhà nhà tự giác đóng góp
tiền, công sức, hiến đất cùng nhà nước đầu tư xây dựng đường liên thôn, còn tất
cả các tuyến đường ngõ thì dân tự bỏ tiền ra để làm đường bê tông. Thôn I và
thôn II còn đóng góp chung để xây dựng cổng làng trị giá trên bốn mươi triệu
đồng. Tình cảm, mối đoàn kết cộng đồng không chỉ gắn bó hơn ở trong thôn mà còn
tương thân tương ái với bên ngoài. An ninh trật tự được giữ vững và nhà văn hóa
thôn có hội trường, sân sận động rộng rãi, là địa chỉ để mọi thế hệ cùng
giao lưu nâng cao đời sống tinh thần. Công tác khuyến học được quan tâm nên con
em trong thôn ngày càng có nhiều cháu đỗ vào các trường chuyên nghiệp…
Những đổi thay đó thực sự là động lực quan trọng để thôn I cùng toàn xã Báo Đáp
tiếp tục phát triển bền vững chất lượng chương trình xây dựng nông thôn mới
trong tương lai.